các anh (chị )giúp em với

K

kobato_2509

Tham khảo nhá

Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử ghi, ngày 25-8-1945, từ Việt Bắc về, Bác Hồ đến ở tại ngôi nhà số 48 - Hàng Ngang (Hà Nội). Ngôi nhà này đã chứng kiến những ngày đầu bộn bề công việc của người đứng đầu đất nước. Ngày 26-8, Bác triệu tập và chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Ngày 27-8-1945, Người triệu tập Ủy ban Dân tộc giải phóng và đề nghị thay đổi một số thành phần của Chính phủ mới, bao gồm cả những đại biểu các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ không đảng phái. Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính phủ lâm thời được công bố ngày 28-8-1945 gồm 15 người trong đó có 8 người thuộc các đảng phái khác, không phải Việt Minh. Từ ngày 28-8-1945, Bác dành phần lớn thời gian để soạn thảo “Tuyên ngôn độc lập”. Để chính thức có tuyên ngôn, Bác đã tham khảo A.Pátti, người đứng đầu cơ quan SOS tại Việt Nam (tức CIA sau này) lúc đó. Bác đã tham khảo ý kiến của một số đồng chí vào ngày 30-8-1945, sau đó Người dành thời gian để bổ sung một số điểm vào bản Tuyên ngôn.


14 giờ ngày 2-9-1945, tại vườn hoa Ba Đình - Hà Nội, hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, cùng hàng triệu triệu đồng bào cả nước hướng về loa phóng thanh, lắng nghe lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam mới - nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
“Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tiếp nối, kế thừa truyền thống anh dũng bất khuất, đấu tranh cho độc lập tự do của ông cha ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Truyền thuyết Cổ Loa thành, chuyện tình Trọng Thủy - Mỵ Châu, đất nước rơi vào tay giặc suốt ngàn năm. Cả ngàn năm ấy, nhân dân ta không ngừng nổi dậy, song không mấy thành công. Rồi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Nhà Lý dời đô khẳng định nền độc lập. Bên bờ sông Như Nguyệt như vang vọng mãi mãi trong lòng người dân nước Việt “Nam quốc sơn hà”… Rồi giặc Nguyên Mông hùng mạnh, hống hách đòi ăn tươi nuốt sống nước Việt, gặp phải lòng dân và thế trận Nhà Trần. “Hịch tướng sĩ” thôi thúc toàn dân “Sát Thát”... Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, đất nước bị quân Minh xâm lược, Lê Lợi phất cao cờ khởi nghĩa. “Cáo bình Ngô”, Tuyên ngôn nước Việt phục hưng…

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên hùng cứ một phương…
… Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khô bĩ mà lại thái
Nhật nguyệt hối mà lại minh”.

Sau gần 100 năm nô lệ, Cách mạng Tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại, nhân dân ta đã giành được chính quyền. Từ một đất nước đã bị thực dân xóa tên trên bản đồ thế giới, một dân tộc đã mất đi tên gọi của mình. Hôm nay, giành lại non sông, phải có một bản Tuyên ngôn cho toàn nhân loại biết như sự khẳng định sự tồn tại của một đất nước, một dân tộc, một lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, không lệ thuộc.
Mở đầu Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh viện dẫn Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời đã 130 năm nhưng lời khẳng định về quyền dân tộc, quyền con người như một chân lý: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bác đã mở rộng câu nói ấy ra nghĩa là “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Từ Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, Bác viện dẫn Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi”.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Trở lại những năm tháng lịch sử 1945, Bác trích Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ- một đoạn mang ý nghĩa đạo đức và nhân văn sâu sắc. Những người bạn Mỹ đang ở cạnh Bác Hồ, cạnh Chính phủ Lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, lực lượng nước ngoài duy nhất có mặt bên cạnh Việt Minh là Mỹ. Mỹ là một quốc gia hùng mạnh, Bác đã rất muốn thông qua A.Pátti để Tổng thống Truman công nhận Việt Nam.

Từ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp, Bác ca ngợi lẽ phải của Tuyên ngôn, nhưng tiếp theo là một lập luận đối lập đanh thép, tố cáo và vạch trần tội ác của bọn thực dân xâm lược trên đất nước ta hơn 80 năm qua. Tội ác ấy của bọn xâm lược diễn ra trên tất cả các phương diện, bắt đầu từ trò mị dân: tự do, bình đẳng, bác ái để che đậy những hành vi bất nhân, bất nghĩa từ chính trị, dân chủ, pháp luật, nhà tù, trường học, giết chóc, đàn áp đến chính sách ngu dân, rượu cồn và thuốc phiện, vơ vét, bóc lột, thuế khóa và kìm hãm sự phát triển của kinh tế dân tộc.

Hung hăng và tàn bạo là thế, nhưng khi Nhật vào, từ mùa thu 1940, thực dân Pháp đầu hàng; vào hùa với phát xít áp bức, bóc lột dân ta. Từ 9-3-1945, Nhật đảo chính, Pháp hàng dâng toàn bộ Đông Dương cho Nhật.

Nhật đã đầu hàng Đồng Minh. Nhân dân ta giành chính quyền từ tay Nhật : “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.

Những lập luận sắc bén ấy, cho thấy ít nhiều Bác đã tiên đoán được ý đồ xâm lược trở lại Việt Nam của thực dân Pháp. Pháp đã đầu hàng Nhật. Nhân dân ta giành chính quyền từ tay Nhật. Không có lý gì thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương.

Thay mặt dân tộc Việt Nam độc lập, Người tuyên bố xóa bỏ tất cả những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất Việt Nam, thoát ly mọi quan hệ với Pháp.

Người mong muốn các nước Đồng Minh công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng khẳng định quyền dân tộc, quyền được hưởng tự do và độc lập.

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (*)Trong « » đều trích từ Tuyên ngôn độc lập

Bác Hồ viết Tuyên ngôn. Thời gian viết Tuyên ngôn không dài, chỉ có vỏn vẹn 3 ngày. Nhưng Người đã chuẩn bị để cho bản Tuyên ngôn này ra đời khoảng gần 40 năm, nếu chỉ tính từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước cũng đã là 34 năm.

“Sau khi đọc bản thảo cho mọi người nghe và hỏi ý kiến, Người nói: Trong đời, Người đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên ngôn như vậy” .(1) HCM - Biên niên tiểu sử - Tập 2 - NXB.CTQG - H - 2006 - trang 287

Tuyên ngôn thể hiện sự tâm đắc của cả cuộc đời Người, là ý chí của cả cuộc đời Người như Người đã từng tâm sự trong “Di chúc”, lúc Người đi xa: Trước khi từ biệt thế giới này, tôi không còn điều gì phải hối hận nữa, chỉ tiếc là tiếc rằng, không còn được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa… Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là, làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta, ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cụng được học hành…

Bác Hồ viết Tuyên ngôn, Tuyên ngôn không dài, với 1.024 chữ mà chứa đựng tất cả: chân lý của nhân loại, của loài người, tội ác của thực dân xâm lược và sự bạc nhược của chúng, nhân dân ta đã giành chính quyền, mong muốn các dân tộc khác công nhận độc lập chủ quyền của dân tộc ta và ý chí của toàn thể dân tộc ta.

Tuyên ngôn độc lập - Tâm đắc, ý chí, trí tuệ Hồ Chí Minh, truyền thống và khát vọng của dân tộc, lẽ phải, chân lý của nhân loại, của thời đại mãi mãi sống trong hành trình của dân tộc trên con đường xây dựng đất nước mạnh giàu dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh.

Nguồn: Internet
 
R

ratnguli

dài thế chị các ý chính thôi á cơ mà cảm ơn chị nhé

:eek::eek::eek::eek::eek:
Tham khảo nhá

Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử ghi, ngày 25-8-1945, từ Việt Bắc về, Bác Hồ đến ở tại ngôi nhà số 48 - Hàng Ngang (Hà Nội). Ngôi nhà này đã chứng kiến những ngày đầu bộn bề công việc của người đứng đầu đất nước. Ngày 26-8, Bác triệu tập và chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Ngày 27-8-1945, Người triệu tập Ủy ban Dân tộc giải phóng và đề nghị thay đổi một số thành phần của Chính phủ mới, bao gồm cả những đại biểu các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ không đảng phái. Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính phủ lâm thời được công bố ngày 28-8-1945 gồm 15 người trong đó có 8 người thuộc các đảng phái khác, không phải Việt Minh. Từ ngày 28-8-1945, Bác dành phần lớn thời gian để soạn thảo “Tuyên ngôn độc lập”. Để chính thức có tuyên ngôn, Bác đã tham khảo A.Pátti, người đứng đầu cơ quan SOS tại Việt Nam (tức CIA sau này) lúc đó. Bác đã tham khảo ý kiến của một số đồng chí vào ngày 30-8-1945, sau đó Người dành thời gian để bổ sung một số điểm vào bản Tuyên ngôn.


14 giờ ngày 2-9-1945, tại vườn hoa Ba Đình - Hà Nội, hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, cùng hàng triệu triệu đồng bào cả nước hướng về loa phóng thanh, lắng nghe lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam mới - nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
“Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tiếp nối, kế thừa truyền thống anh dũng bất khuất, đấu tranh cho độc lập tự do của ông cha ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Truyền thuyết Cổ Loa thành, chuyện tình Trọng Thủy - Mỵ Châu, đất nước rơi vào tay giặc suốt ngàn năm. Cả ngàn năm ấy, nhân dân ta không ngừng nổi dậy, song không mấy thành công. Rồi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Nhà Lý dời đô khẳng định nền độc lập. Bên bờ sông Như Nguyệt như vang vọng mãi mãi trong lòng người dân nước Việt “Nam quốc sơn hà”… Rồi giặc Nguyên Mông hùng mạnh, hống hách đòi ăn tươi nuốt sống nước Việt, gặp phải lòng dân và thế trận Nhà Trần. “Hịch tướng sĩ” thôi thúc toàn dân “Sát Thát”... Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, đất nước bị quân Minh xâm lược, Lê Lợi phất cao cờ khởi nghĩa. “Cáo bình Ngô”, Tuyên ngôn nước Việt phục hưng…

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên hùng cứ một phương…
… Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khô bĩ mà lại thái
Nhật nguyệt hối mà lại minh”.

Sau gần 100 năm nô lệ, Cách mạng Tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại, nhân dân ta đã giành được chính quyền. Từ một đất nước đã bị thực dân xóa tên trên bản đồ thế giới, một dân tộc đã mất đi tên gọi của mình. Hôm nay, giành lại non sông, phải có một bản Tuyên ngôn cho toàn nhân loại biết như sự khẳng định sự tồn tại của một đất nước, một dân tộc, một lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, không lệ thuộc.
Mở đầu Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh viện dẫn Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời đã 130 năm nhưng lời khẳng định về quyền dân tộc, quyền con người như một chân lý: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bác đã mở rộng câu nói ấy ra nghĩa là “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Từ Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, Bác viện dẫn Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi”.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Trở lại những năm tháng lịch sử 1945, Bác trích Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ- một đoạn mang ý nghĩa đạo đức và nhân văn sâu sắc. Những người bạn Mỹ đang ở cạnh Bác Hồ, cạnh Chính phủ Lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, lực lượng nước ngoài duy nhất có mặt bên cạnh Việt Minh là Mỹ. Mỹ là một quốc gia hùng mạnh, Bác đã rất muốn thông qua A.Pátti để Tổng thống Truman công nhận Việt Nam.

Từ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp, Bác ca ngợi lẽ phải của Tuyên ngôn, nhưng tiếp theo là một lập luận đối lập đanh thép, tố cáo và vạch trần tội ác của bọn thực dân xâm lược trên đất nước ta hơn 80 năm qua. Tội ác ấy của bọn xâm lược diễn ra trên tất cả các phương diện, bắt đầu từ trò mị dân: tự do, bình đẳng, bác ái để che đậy những hành vi bất nhân, bất nghĩa từ chính trị, dân chủ, pháp luật, nhà tù, trường học, giết chóc, đàn áp đến chính sách ngu dân, rượu cồn và thuốc phiện, vơ vét, bóc lột, thuế khóa và kìm hãm sự phát triển của kinh tế dân tộc.

Hung hăng và tàn bạo là thế, nhưng khi Nhật vào, từ mùa thu 1940, thực dân Pháp đầu hàng; vào hùa với phát xít áp bức, bóc lột dân ta. Từ 9-3-1945, Nhật đảo chính, Pháp hàng dâng toàn bộ Đông Dương cho Nhật.

Nhật đã đầu hàng Đồng Minh. Nhân dân ta giành chính quyền từ tay Nhật : “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.

Những lập luận sắc bén ấy, cho thấy ít nhiều Bác đã tiên đoán được ý đồ xâm lược trở lại Việt Nam của thực dân Pháp. Pháp đã đầu hàng Nhật. Nhân dân ta giành chính quyền từ tay Nhật. Không có lý gì thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương.

Thay mặt dân tộc Việt Nam độc lập, Người tuyên bố xóa bỏ tất cả những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất Việt Nam, thoát ly mọi quan hệ với Pháp.

Người mong muốn các nước Đồng Minh công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng khẳng định quyền dân tộc, quyền được hưởng tự do và độc lập.

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (*)Trong « » đều trích từ Tuyên ngôn độc lập

Bác Hồ viết Tuyên ngôn. Thời gian viết Tuyên ngôn không dài, chỉ có vỏn vẹn 3 ngày. Nhưng Người đã chuẩn bị để cho bản Tuyên ngôn này ra đời khoảng gần 40 năm, nếu chỉ tính từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước cũng đã là 34 năm.

“Sau khi đọc bản thảo cho mọi người nghe và hỏi ý kiến, Người nói: Trong đời, Người đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên ngôn như vậy” .(1) HCM - Biên niên tiểu sử - Tập 2 - NXB.CTQG - H - 2006 - trang 287

Tuyên ngôn thể hiện sự tâm đắc của cả cuộc đời Người, là ý chí của cả cuộc đời Người như Người đã từng tâm sự trong “Di chúc”, lúc Người đi xa: Trước khi từ biệt thế giới này, tôi không còn điều gì phải hối hận nữa, chỉ tiếc là tiếc rằng, không còn được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa… Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là, làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta, ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cụng được học hành…

Bác Hồ viết Tuyên ngôn, Tuyên ngôn không dài, với 1.024 chữ mà chứa đựng tất cả: chân lý của nhân loại, của loài người, tội ác của thực dân xâm lược và sự bạc nhược của chúng, nhân dân ta đã giành chính quyền, mong muốn các dân tộc khác công nhận độc lập chủ quyền của dân tộc ta và ý chí của toàn thể dân tộc ta.

Tuyên ngôn độc lập - Tâm đắc, ý chí, trí tuệ Hồ Chí Minh, truyền thống và khát vọng của dân tộc, lẽ phải, chân lý của nhân loại, của thời đại mãi mãi sống trong hành trình của dân tộc trên con đường xây dựng đất nước mạnh giàu dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh.
 
Top Bottom