Bài 1
Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn cao dao sau:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống , nhớ cà rầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao .
Tính thống nhất của đoạn ca dao này là nỗi nhớ
I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề: Nỗi nhớ quê hương
II. Thân bài:
1. Câu 1:
- Quê hương là nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, đã âm thầm nhìn ngắm chúng ta hàng ngày lớn lên và giữ giúp chúng ta tất cả những hoài niệm thuở nào
- Nỗi nhớ da diết, nhớ những gì gần gũi, thân thuộc nhất. Đó là những nỗi nhớ được cụ thể hóa qua những câu thơ phía sau
2. Câu 2:
- Nỗi nhớ bộc lộ qua những món ăn dân dã, bình dị và thân thuộc nhất
- Những thức ăn ấy, canh rau muống, cà dầm tương là những thức ăn đã nuôi anh khôn lớn đến hôm nay. Và làm sao có thể quên được công lao nhọc nhằn của những người nông dân áy
3. Câu 3:
- Nỗi nhớ bao trùm không chỉ ở những sản phẩm lao động mà chính là ở những người lao động đã một nắng hai sương làm ra thành phẩm
- Diễn tả 1 tâm hồn yêu lao động, hiểu lao động và xa hơn đó là những hành động làm việc miệt mài để vươn đến thành công
4. Câu 4:
- Hành động "tát nước" được tôn lên qua sự lao động. Nỗi nhớ của người xa nhà như cuộn lên, dạt dào nhưng sâu lắng. Nỗi niềm sâu kín khi ấy dồn nén lại trở thành lời nhắn nhủ, đằm thắm như lời hẹn ước, không hề gợn lên chút bi lụy nào trong sự nhớ nhung quyến luyến của người đi xa.
- Chính những điều ấy đã khiến người đi vững tâm, có thêm sức mạnh để vươn đến mục đích cao cả
III. Kết bài: Khẳng định lại về nỗi nhớ