Văn 7 Ca dao Việt Nam

T

taitutungtien

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao dân ca , ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn rau cắt rốn của mình. đọc nhưng bài ca ấy , ta vô cùng sung sướng như vừa được đi tham quan 1 số dan lam thắng cảnh từ bắc vào nam
.
Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết yêu thương. Quê hương là mái nhà , luỹ tre, cái ao tắm mát , là sân đình , cây đa , giếng nước , con đò . Là cánh đồng xanh là con đò trắng , cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương , tự hào của nhân dân ta biết bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông nư gấm như hoa ; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng , núi ngập trùng cao vút tầng mây , nơi Liễu thăng bỏ mạng . Ta đến thăm thành Lạng , soi mình xuống dòng sông xanh Tam cờ, thăm chùa Tam Thanh , đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

_"Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ"
_"Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị , Có chùa Tam Thanh"

Hai tiếng nói "ai ơi" mời gọi vang lên.Chữ "kìa" , chữ "có" dược nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về tưng ngọn núi , con sông, ngôi chùa , dấu tích của bức thành cổ.......

Các tên núi tên sông được nói đến, nhân dân ta biểu lộ niềm tự hao về một chiến công, về một linh địa gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích diệu kì:

_"Nhất cao là núi Ba Vì,
Thứ ba Tam Đảo , thứ nhì Độc Tôn"
_"Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn,
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra"

Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi , nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về. Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:

_"Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, Có nàng áo xanh."
Thăng long - Đô thành- Hà Nội là trái tim của đất nước ta , nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiêng phồn hoa:
_" Phồn hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi , đương quanh bàn cờ"

Cầu Thê Húc , chùa Ngọc Sơn , Tháp Bút , Đài nghiên , hồ Hoàn Kiếm...mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cõi nguồn hoặc nói lên một nét đẹp về nền văn hoá Đại Việt, để ta yêu quí tự hoà kinh thành xưa:

_" Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem chùa Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên , Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng lên non nước này?"

Qua xứ Nghệ vào miền trung, ta vô cùng tự hoà về đất nước tươi đẹp hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng như vẫy gọi:

_"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họạ đồ"

Hãy đến với huế đẹp và thơ , ngắm sông hương, núi Ngự Bình, nhe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn , và chùa chiền cổ kính, uy nghiêm :

_" Đông Ba , Gia Hội hai cầu
Ngó lên Diệu Đế bốn lầu hai chuông"

Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm " dằng dặc khúc ruột miền Trung", đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:

_"Hải vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn "
_" Nhà Bè nước chảy phân hai,
Ai về Gia định, Đồng nai thì vê."
_" Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm"
Có nhà thơ đã viết :
" Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giào dạy phải yêu...?
 
T

taitutungtien

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.

Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ - con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
 
C

culongcon1234

chứng minh một trong những nội dung của ca dao là tình yêu quê hương đất nước con người
 

Nguyễn Thúy My

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng ba 2020
2
1
6
19
Hà Nội
Trường THPT Bất Bạt
1. Suy nghĩ về nhận định:
a.
Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương,… Sống trong cuộc đời trăm đắng, ngàn cay nhưng đằm thắm ân nghĩa bên gốc đa, giếng nước, sân đình...
b. Những hình thức nghệ thuật mang đậm sắc thái dân gian: Lời ca dao thường ngắn gọn; sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể; ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày; sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ; diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian
2. Phân tích, chứng minh nhận định:
a. Lời ca dao thường ngắn gọn, ngôn ngữ thường gần gũi với lời nói hằng ngày, thể thơ lục bát, lục bát biến thể,…

- Họ thường là những người bình dân lao động sống trong xã hội cũ với tình yêu quê hương, yêu gia đình, yêu lao động,… lời thơ mộc mạc, chân chất (Anh đi anh nhớ quê nhà/ Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,..)
- Họ có thể là những chàng trai, cô gái lỡ duyên, hoặc bị ép duyên mà tình yêu dang dở. Vì thế, tiếng thơ như lời trách móc, oán giận, đầy xót xa, cay đắng (Trèo lên cây khế nửa ngày/Ai làm chua xót lòng này khế ơi!..)
b. Những cách nói so sánh, ẩn dụ, biểu tượng,…
- Đó là nỗi nhớ người yêu của cô gái được gửi vào hình ảnh: khăn, đèn, mắt... Hỏi khăn, đèn, mắt cũng là hỏi lòng mình. Cô gái ra ngẩn vào ngơ, bồn chồn, thao thức với bao vấn vương, lo âu, phấp phỏng cho hạnh phúc lứa đôi (Khăn thương nhớ ai...)
- Có khi, người con gái mượn chiếc cầu dải yếm để nói lên mơ ước mãnh liệt của mình trong tình yêu. Một lời tỏ tình kín đáo, ý nhị, duyên dáng mà rất táo bạo. (Ước gì sông rộng một gang...)
- Họ mượn hình ảnh muối, gừng để diễn tả sự gắn bó sâu nặng của con người. Độ mặn của muối, độ cay của gừng còn có hạn nhưng tình cảm con người mãi son sắt, thủy chung. (Muối ba năm muối đang còn mặn...)
c. Lối diễn đạt công thức
Chùm ca dao than thân thường mở đầu bằng: Em như …/ Thân em…/
Chùm ca dao diễn tả tâm trạng thường mở đầu bằng: Ước gì…/ Trèo lên…
3. Đánh giá chung:
Người bình dân đã lựa chọn những hình thức nghệ thuật riêng, đậm màu sắc trữ tình dân gian để thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của mình: thể thơ lục bát, song thất lục bát; hình thức đối đáp; công thức mở đầu “Thân em...”,Trèo lên...”; hình ảnh biểu tượng, cách so sánh, ẩn dụ...
 
Top Bottom