Bút ký....

P

phamminhkhoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tập hợp những ký sự trên khắp các vùng miền tổ quốc. Cùng hiểu hơn về tổ quóc thân yêu
Khám phá sông Đà (Kỳ 1): Dòng sông cổ tích
Đó không chỉ là dòng sông tạo ra nguồn năng lượng bất tận, mà còn là nơi hội tụ trong mình những câu chuyện ly kỳ của vùng đất ngàn năm huyền thoại.
Mời bạn đọc cùng Tuổi Trẻ thực hiện chuyến hải trình từ hạ lưu lên tận thượng nguồn biên giới của dòng sông vĩ đại.
Hàng ngàn đời nay, ngã ba sông Hồng Đà (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) - nơi sông Đà từ núi rừng Tây Bắc chảy về hòa vào dòng sông Hồng - đã quá quen với sự hung hãn của thủy thần gây nên. Bởi nơi đây chính là "bãi chiến trường" của Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Nơi Sơn Tinh kịch chiến Thủy Tinh

Khi chuẩn bị xuất phát cuộc hải trình dài gần một tháng, người lái đò bảo với chúng tôi: "Phải làm lễ cúng thần sông thôi, đó là điều phải làm của bất cứ ai bước xuống dòng sông linh thiêng này".
Theo anh, ngã ba sông này rất kỳ lạ, hai dòng nước được phân chia rõ rệt hai màu đỏ và lam, cứ thế mà kéo dài hàng cây số.
Đó là nơi hợp lưu của hai dòng sông lớn nhất miền Bắc là sông Đà và sông Hồng. Ông Phan Anh Toản, 88 tuổi, người cao tuổi nhất làng Hạ Nông (xã Hồng Đà), nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm hàng loạt di tích khắp vùng ngã ba sông.
Cụ Toản cho hay theo gia phả thần tích còn để lại của đình làng Hồng Đà, đây chính là vùng giao tranh lịch sử giữa Sơn Tinh - Thủy Tinh.
Những địa danh nơi đây được gắn với truyền thuyết của người Việt cổ của kinh đô Văn Lang xưa. Đây là miếu Ba Đền thờ Mỵ Nương công chúa, đình Hạ Nông thờ đức Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) - con rể của vua Hùng Vương thứ 18, hiện nay vẫn được người dân sở tại bốn mùa nhang khói.
Thần tích của đình làng Hạ Nông còn nêu rõ Sơn Tinh tên thật là Nguyễn Tuấn, do vậy người dân làng này từ trước đến nay không có người nào được dùng tên Tuấn! Trong gia phả thần tích cũng ghi rõ ngày 13-7 âm lịch là ngày Sơn Tinh sau khi dâng đồ sính lễ gồm: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao và được vua Hùng chấp thuận cho rước Mỵ Nương công chúa về núi Tản.
Từ kinh đô Văn Lang sang núi Tản phải qua làng Hồng Đà, tại đây Sơn Tinh đã bị Thủy Tinh chặn đánh hòng cướp Mỵ Nương. Nơi hai bên ra lời thách đấu để quyết phân thắng bại có địa danh là Lời, hay còn gọi là thác Lời.
Theo truyền thuyết, cứ vào tháng bảy âm lịch là Thủy Tinh lại đem quân lên đánh Sơn Tinh. Ông Toản nói: "Đúng như truyền thuyết, cứ đến ngày 13-7 âm lịch hằng năm là ngày nước lên to nhất, lũ từ thượng nguồn đổ về đem theo hàng vạn cây gỗ lớn bị quật gốc lao ầm ầm vào hai bên bờ sông. Tại đình làng Hạ Nông, nơi thờ thần núi Tản, có năm nước dâng ngập ngang các cột đình, năm nào làng cũng mở hội tế thần núi Tản và Mỵ Nương công chúa để mong vợ chồng ngài trở về dẹp thác lũ”.
Từ khi có đập thủy điện Hòa Bình chặn dòng sông Đà thì dòng sông cổ tích đã trở nên yên lành. Nơi xảy ra trận thủy chiến Sơn Tinh - Thủy Tinh ngày xưa nay đã là bãi ngô bạt ngàn. Thác Lời nay trở thành bến đò nhộn nhịp ngày đêm đưa khách sang sông.
Thân phận làng chài
ImageView.aspx
Cư dân sông Đà vẫn lam lũ như ngày xưa - Ảnh: Xuân Trường
Vượt qua cầu Trung Hà chừng vài cây số, dòng sông Đà rộng hẳn ra, dòng chảy mềm mại, dải cát Trường Sa Trung Lộ dài hơn 30km thấp thoáng rồi lồ lộ ra mịn màng trắng trẻo đến tinh khiết.
Đoạn nào, điểm nào trong dải cát này vào năm 2790 trước Công nguyên, vị vua trẻ Lạc Long Quân trên đường kinh lý thấy cảnh đẹp đã ghé lại, để rồi trên bãi dâu người đã gặp người con gái Âu Cơ đẹp như tiên nữ giáng trần. Người con gái ấy là con gái Đế Lai vốn dòng tiên.
Ngược sông Đà, chúng tôi đi trên chiếc thuyền khá ngộ nghĩnh được ghép từ hai chiếc thuyền chài con con, đi từ ngã ba Hồng Đà đến chân đập thủy điện Hòa Bình, thuyền chúng tôi chỉ gặp đúng ba làng chài.
Làng chài đầu tiên mà chúng tôi ghé thăm là Đá Chông (Ba Vì, Hà Tây). Gọi là làng cho oai chứ làng nay chỉ còn đúng ba nhà lênh đênh trên sóng nước, nên người dân nơi đây thường gọi là "xóm ba nhà”.
Ông Trần Văn Việt, 54 tuổi, là một trong những cư dân cuối cùng của "xóm ba nhà”, nói rằng từ khi có đập thủy điện Hòa Bình, mọi nguồn lợi từ dòng sông không còn được như trước, từ gỗ, củi cũng như tôm cá.
Ông Việt than thở: "Ngày nào cũng vậy, vợ chồng tôi phải chèo thuyền đi từ 4 giờ chiều đến 3 giờ sáng thả lưới mà cũng chỉ được vài lạng tôm, cá để đến sáng hôm sau cho con đem đi chợ bán lấy tiền mua gạo".
Hỏi về sự học hành của các con, ông Việt thở dài cho biết ở "xóm ba nhà” này, chưa có gia đình nào học qua tiểu học!
Đêm nghỉ ở làng chài Yến Mao (Thanh Thủy, Phú Thọ), chúng tôi lấy làm lạ vì những người đàn ông trai tráng ở làng này không ai có mặt ở thuyền nhà.
Chị Trần Thị Vân, 42 tuổi, mẹ của sáu đứa con, cho biết đàn ông làng này cả ngày lẫn đêm phải dong thuyền đi rất xa mới kiếm nổi ít cá, tôm đổi lấy gạo qua ngày. Chị Vân cười buồn: "Bao gia đình yên ấm từ khi sóng lặng gió yên, có lẽ chúng tôi là con cháu Thủy Tinh nên khổ vì sinh kế, đó là số phận nên chẳng buồn gì”.
 
Top Bottom