N
nguyengiahoa10
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nguồn: SOI
- Hàng ngày nguồn thông tin đầu tiên các bạn tiếp cận là nguồn nào?
- Facebook và Kênh 14 ạ.
- Các bạn có đồng tình với cách chọn và đưa tin của Kênh 14 không?
- Không ạ! (đồng thanh)
Buổi workshop đầu tiên của Đọc báo tỉnh táo, dự án thử nghiệm nhằm nâng cao năng lực phân tích và tư duy phê phán cho người Việt trẻ, đã diễn ra ngày 9. 10. 2013 với sự tham gia của nhóm học sinh trường THPT Chuyên ngoại ngữ thích làm báo và quan tâm tới truyền thông. Cấu trúc của workshop gồm hai phần:
Phần một, các bạn nghe trình bày phân tích và cùng trao đổi về hình ảnh nữ giới trên tạp chí giải trí Việt Nam, thông điệp truyền thông về người đồng tính luyến ái trên một số báo in và báo mạng (Isee 2011), các vloggers nam và ngôn ngữ mang tính bạo lực tượng trưng.
Phần hai, các bạn làm việc nhóm và cùng phân tích hai hiện tượng Huyền Chip và Bà Tưng trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cụ thể, trong workshop ở trường Chuyên ngoại ngữ, các bạn học sinh chọn thảo luận và phân tích hai hiện tượng Huyền Chip và Bà Tưng trên các phương tiện truyền thông khác nhau. Hai cô gái này sử dụng media nào để “bán” những gì, và sau đó tiếp tục bị/được những người làm truyền thông “hàng hóa hóa” ra sao?
Mục tiêu của workshop là trình bày cho các bạn học sinh thấy có những cách đưa tin tưởng như là bình thường và “tự nhiên” lại là sản phẩm đã được nhào nặn và có thể trở thành nguồn gốc gây ra sự tổn thương (vô hình hoặc hữu hình) cho nữ giới, người đồng tính luyến ái, và con người nói chung.
Thêm vào đó, trong thời đại hiện nay, khi với các platform facebook, twitter, youtube, blog, … mỗi con người đồng thời vừa là công chúng tiếp nhận, vừa là người sản xuất, người truyền thông điệp. Việc ý thức được sự tổn thương media đem đến cho mình cũng được kỳ vọng là sẽ khiến các bạn nghĩ tới sự tổn thương của người khác khi viết một bài báo, viết một cái status facebook hay làm một vlog online.
.
Có hai lý do chính mà tôi lựa chọn thực hiện workshop với học sinh THPT: Thứ nhất, các em đang trong độ tuổi hình thành quan điểm và lựa chọn căn tính, trái tim và trí óc vẫn đang mở rộng đón cái mới. Việc tác động một nhu cầu về tư duy phê phán vào đối tượng này sẽ là hiệu quả hơn là làm với sinh viên.
Thứ hai, tỉ lệ học sinh sinh ra và/hoặc lớn lên ở thành thị trong môi trường cấp 3 cao hơn so với đại học nên mặt bằng chung tiếp cận thông tin từ các nguồn khác nhau là sớm và nhiều hơn, đây là nền tảng cơ bản tốt cho việc phát triển năng lực phê phán, nhìn xã hội như một thế giới đa dạng, khác biệt chứ không phải phê phán chủ quan, một chiều.
Một điều tôi nhận thấy tiếp xúc với nhóm thanh thiếu niên tuổi từ 15-18 này là độ lùi nhất định của các em đối với các luồng thông tin và truyền thông đại chúng. Các em nhìn sự việc từ nhiều phía, phân tích, đánh giá và dường như đã giảm hẳn mức độ định kiến, phán xét so với những thế hệ trước.
Theo quan sát cá nhân và chủ quan của tôi, trong khi các thế hệ lớn hơn vẫn còn đang “lên đồng vì vật chất”, cãi nhau vì 700 đô, thì các em học sinh này đã và đang tích cực trau dồi kiến thức và những giá trị thật cho mình. Các em tự mình thành lập, vận hành những tổ chức “xã hội dân sự” của chính mình dưới dạng các câu lạc bộ đặc thù, mời chuyên gia về nói chuyện, tổ chức các buổi tập huấn, các event chuyên nghiệp. Các em tự thành lập xuất bản báo, chương trình radio, trang tin điện tử, tự đi mời quảng cáo tài trợ và liên kết với các doanh nghiệp có mối quan tâm đến đối tượng này.
Tất nhiên, hiện tượng trên không có ở 100% các trường cấp 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chuyên ngoại ngữ, Hà Nội Amsterdam, Chu Văn An…, vẫn là những trường được cho là nhóm “elite”. Tuy nhiên, tôi vô cùng lạc quan vào mặt bằng chung tương lai khi thấy ở trường THPT Yên Hoà, một cựu học sinh dù đã tốt nghiệp đại học xong bằng kỹ sư vẫn quay về trường, cố gắng thuyết phục và đã tạo ra thay đổi đáng kể cho các học sinh lứa sau.
Đọc báo tỉnh táo là một chương trình thử nghiệm, với chính bản thân tôi và với những em học sinh tham gia. Tôi không kỳ vọng sau khi tham gia workshop, các em sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực phê phán. Critical thinking là một năng lực dựa trên nền tảng văn hóa, kiến thức, trải nghiệm chứ không phải là một kỹ năng để tôi có thể đưa ra được một danh sách quy tắc cứ thế làm theo là được. Điều tôi mong muốn là kích thích nhu cầu học – hiểu và nhìn ra thế giới của các em. Thông tin ập đến chúng ta hàng ngày có cả tinh hoa và (phần nhiều là) rác. Kiến thức, trải nghiệm và nền tảng văn hoá giống như một cái lưới chắt lọc. Nó giúp chúng ta critical nhưng đồng thời cũng là nền tảng để chúng ta creative, tư duy ra thêm nhiều điều mới mẻ.
Hơn hết, khi trò chuyện với các bạn học sinh, tôi cố gắng nhấn mạnh tinh thần khiêm tốn, bởi sự kiêu ngạo khi cộng với phê phán có khi còn làm tổn thương người khác nhiều hơn. Và tôi cũng nhận thấy, bởi mình làm việc với các em trên tinh thần bình đẳng nên đã học thêm được vô số điều, trong chính lúc quan sát các em nghe mình nói và trong lúc các em làm việc, thuyết trình,… Ở mỗi trường, tôi triển khai dự án với một câu lạc bộ để các bạn tự dùng chi phí tài trợ lo tổ chức và truyền thông. Nhờ cách này, tôi cũng có cơ hội quan sát cách làm việc của mỗi em, của mỗi nhóm và văn hóa của mỗi trường. Thời cấp III tôi học trường Lương Thế Vinh, bây giờ làm dự án này tôi bỗng nhiên lại có cơ hội được học tận 6 trường!
Về dự án: Đọc báo tỉnh táo là một dự án thử nghiệm do Bùi Trà My, Thạc sỹ phân tích sáng tạo phê bình, khởi xướng và thực hiện với hỗ trợ tài chính của Viện Xã hội Kinh tế Môi trường (ISEE) và hỗ trợ kết nối tổ chức truyền thông của nhóm Vietnam New Media Group (VNMG). Dự án được thực hiện từ tháng 9 đến hết tháng 11. 2013. Sau các chương trình dành cho học sinh THPT, Đọc báo tỉnh táo dự kiến sẽ tiếp tục được thực hiện cùng các bạn sinh viên.
- Hàng ngày nguồn thông tin đầu tiên các bạn tiếp cận là nguồn nào?
- Facebook và Kênh 14 ạ.
- Các bạn có đồng tình với cách chọn và đưa tin của Kênh 14 không?
- Không ạ! (đồng thanh)
Buổi workshop đầu tiên của Đọc báo tỉnh táo, dự án thử nghiệm nhằm nâng cao năng lực phân tích và tư duy phê phán cho người Việt trẻ, đã diễn ra ngày 9. 10. 2013 với sự tham gia của nhóm học sinh trường THPT Chuyên ngoại ngữ thích làm báo và quan tâm tới truyền thông. Cấu trúc của workshop gồm hai phần:
Phần một, các bạn nghe trình bày phân tích và cùng trao đổi về hình ảnh nữ giới trên tạp chí giải trí Việt Nam, thông điệp truyền thông về người đồng tính luyến ái trên một số báo in và báo mạng (Isee 2011), các vloggers nam và ngôn ngữ mang tính bạo lực tượng trưng.
Phần hai, các bạn làm việc nhóm và cùng phân tích hai hiện tượng Huyền Chip và Bà Tưng trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cụ thể, trong workshop ở trường Chuyên ngoại ngữ, các bạn học sinh chọn thảo luận và phân tích hai hiện tượng Huyền Chip và Bà Tưng trên các phương tiện truyền thông khác nhau. Hai cô gái này sử dụng media nào để “bán” những gì, và sau đó tiếp tục bị/được những người làm truyền thông “hàng hóa hóa” ra sao?
Thêm vào đó, trong thời đại hiện nay, khi với các platform facebook, twitter, youtube, blog, … mỗi con người đồng thời vừa là công chúng tiếp nhận, vừa là người sản xuất, người truyền thông điệp. Việc ý thức được sự tổn thương media đem đến cho mình cũng được kỳ vọng là sẽ khiến các bạn nghĩ tới sự tổn thương của người khác khi viết một bài báo, viết một cái status facebook hay làm một vlog online.
Có hai lý do chính mà tôi lựa chọn thực hiện workshop với học sinh THPT: Thứ nhất, các em đang trong độ tuổi hình thành quan điểm và lựa chọn căn tính, trái tim và trí óc vẫn đang mở rộng đón cái mới. Việc tác động một nhu cầu về tư duy phê phán vào đối tượng này sẽ là hiệu quả hơn là làm với sinh viên.
Thứ hai, tỉ lệ học sinh sinh ra và/hoặc lớn lên ở thành thị trong môi trường cấp 3 cao hơn so với đại học nên mặt bằng chung tiếp cận thông tin từ các nguồn khác nhau là sớm và nhiều hơn, đây là nền tảng cơ bản tốt cho việc phát triển năng lực phê phán, nhìn xã hội như một thế giới đa dạng, khác biệt chứ không phải phê phán chủ quan, một chiều.
Một điều tôi nhận thấy tiếp xúc với nhóm thanh thiếu niên tuổi từ 15-18 này là độ lùi nhất định của các em đối với các luồng thông tin và truyền thông đại chúng. Các em nhìn sự việc từ nhiều phía, phân tích, đánh giá và dường như đã giảm hẳn mức độ định kiến, phán xét so với những thế hệ trước.
Theo quan sát cá nhân và chủ quan của tôi, trong khi các thế hệ lớn hơn vẫn còn đang “lên đồng vì vật chất”, cãi nhau vì 700 đô, thì các em học sinh này đã và đang tích cực trau dồi kiến thức và những giá trị thật cho mình. Các em tự mình thành lập, vận hành những tổ chức “xã hội dân sự” của chính mình dưới dạng các câu lạc bộ đặc thù, mời chuyên gia về nói chuyện, tổ chức các buổi tập huấn, các event chuyên nghiệp. Các em tự thành lập xuất bản báo, chương trình radio, trang tin điện tử, tự đi mời quảng cáo tài trợ và liên kết với các doanh nghiệp có mối quan tâm đến đối tượng này.
Tất nhiên, hiện tượng trên không có ở 100% các trường cấp 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chuyên ngoại ngữ, Hà Nội Amsterdam, Chu Văn An…, vẫn là những trường được cho là nhóm “elite”. Tuy nhiên, tôi vô cùng lạc quan vào mặt bằng chung tương lai khi thấy ở trường THPT Yên Hoà, một cựu học sinh dù đã tốt nghiệp đại học xong bằng kỹ sư vẫn quay về trường, cố gắng thuyết phục và đã tạo ra thay đổi đáng kể cho các học sinh lứa sau.
Đọc báo tỉnh táo là một chương trình thử nghiệm, với chính bản thân tôi và với những em học sinh tham gia. Tôi không kỳ vọng sau khi tham gia workshop, các em sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực phê phán. Critical thinking là một năng lực dựa trên nền tảng văn hóa, kiến thức, trải nghiệm chứ không phải là một kỹ năng để tôi có thể đưa ra được một danh sách quy tắc cứ thế làm theo là được. Điều tôi mong muốn là kích thích nhu cầu học – hiểu và nhìn ra thế giới của các em. Thông tin ập đến chúng ta hàng ngày có cả tinh hoa và (phần nhiều là) rác. Kiến thức, trải nghiệm và nền tảng văn hoá giống như một cái lưới chắt lọc. Nó giúp chúng ta critical nhưng đồng thời cũng là nền tảng để chúng ta creative, tư duy ra thêm nhiều điều mới mẻ.
Hơn hết, khi trò chuyện với các bạn học sinh, tôi cố gắng nhấn mạnh tinh thần khiêm tốn, bởi sự kiêu ngạo khi cộng với phê phán có khi còn làm tổn thương người khác nhiều hơn. Và tôi cũng nhận thấy, bởi mình làm việc với các em trên tinh thần bình đẳng nên đã học thêm được vô số điều, trong chính lúc quan sát các em nghe mình nói và trong lúc các em làm việc, thuyết trình,… Ở mỗi trường, tôi triển khai dự án với một câu lạc bộ để các bạn tự dùng chi phí tài trợ lo tổ chức và truyền thông. Nhờ cách này, tôi cũng có cơ hội quan sát cách làm việc của mỗi em, của mỗi nhóm và văn hóa của mỗi trường. Thời cấp III tôi học trường Lương Thế Vinh, bây giờ làm dự án này tôi bỗng nhiên lại có cơ hội được học tận 6 trường!
Về dự án: Đọc báo tỉnh táo là một dự án thử nghiệm do Bùi Trà My, Thạc sỹ phân tích sáng tạo phê bình, khởi xướng và thực hiện với hỗ trợ tài chính của Viện Xã hội Kinh tế Môi trường (ISEE) và hỗ trợ kết nối tổ chức truyền thông của nhóm Vietnam New Media Group (VNMG). Dự án được thực hiện từ tháng 9 đến hết tháng 11. 2013. Sau các chương trình dành cho học sinh THPT, Đọc báo tỉnh táo dự kiến sẽ tiếp tục được thực hiện cùng các bạn sinh viên.