Em hãy phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ ''Nhớ rừng'' của Thế Lữ
Bạn tham khảo nhé
- Khổ thơ thứ 3 của bài thơ "Nhớ rừng" đã vẽ nên "bức tranh tứ bình" về "chúa sơn lâm"
- Bức tranh thứ nhất là bức tranh đêm trăng. Khung cảnh thiên nhiên thật đẹp hiện ra màu vàng của ánh trăng, màu xanh của nước suối. Trong khung cảnh đó là hình ảnh chúa sơn lâm say mồi rồi thưởng thức "ánh trăng tan". Đây là một hình ảnh nhân hoá vô cùng đẹp, chủ thể hoà quyện vào thiên nhiên.
- Bức tranh thứ hai hiện lên là bức tranh ngày mưa. Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả đất trời nhưng chúa sơn lâm vẫn bình tĩnh ngắm giang sơn rộng lớn, hùng vĩ của mình và xúc động khi thấy cảnh vật đổi mới. Cùng với điệp từ "ta", bức tranh gợi lên nỗi nhớ, lòng tiếc nuối của con hổ.
- Kỷ niệm về thời huy hoàng tiếp tục hiện lên với bức tranh lúc bình minh. Bức tranh hiện lên rực rỡ trong màu sắc của cây cối, ánh nắng. Hơn nữa, trong bức tranh ấy còn có âm thanh, âm thanh của chim muông, nhạc của thơ. Điệp ngữ "đâu" cùng câu hỏi tu từ cất lên như một lời than thở, luyến tiếc ngày xưa nay không còn nữa.
- Cuối cùng là bức tranh chiều tàn. Đây là cảnh sắc của một buổi chiều dữ dội, trời chiều không phải đỏ rực mà "lêng láng máu sau rừng". Tất cả đều tạo ra một không gian cao rộng, hùng vĩ của nơi núi rừng nhưng bây giờ đó chỉ là quá khứ. Nuối tiếc với thời oanh liệt ấy, nay hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?".
=> Với ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc, Thế Lữ đã diễn tả nỗi chán ghét thực tại của con hổ, đồng thời thể hiện tâm trạng, khát vọng tự do mãnh liệt của nó.