Abraham Lincoln - Tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kì (1861-1865) nổi tiếng là một diễn giả tài giỏi. Ngay sau khi ông qua đời ngày 15-4-1865 do bị ám sát, rất nhiều người đã tiến hành sưu tầm những bài diễn văn, bài phát biểu, những lá thư của ông. Lá thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai do Abraham Lincoln viết mặc dù còn gây nhiều tranh cãi, nhưng rất phổ biến và được nhiều người biết đến.
Bức thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học. Được viết ra từ gần 200 năm trước, lại là ở nước Mỹ, nhưng bức thư vẫn giữ nguyên tính “thời sự” và gợi nhiều suy nghĩ cho chúng ta.
Đây là bức thư gợi mở cho chúng ta nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể đó là một sự trăn trở đối với nền giáo dục;là mục đích; mục tiêu giáo dục cần đạt tới; cũng có thể là con đường giáo dục; định hướng giáo dục hay phương pháp giáo dục… Dù tiếp cận ở khía cạnh nào đi nữa cũng hướng đến vai trò to lớn của “giáo dục” trong đó. Chắc hẳn tôi, thầy giáo và các bạn cùng chung ý nghĩ rằng giáo dục là một việc làm hết sức quan trọng nhằm hình thành và phát triển nhân cách của một con người, mà nhiệm vụ ấy được giao cho những nhà giáo. Bài viết này tôi xin được tiếp cận đến khía cạnh “trăn trở và trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục của những người dưới vai trò là nhà giáo”.
Gần đây, báo “tuổi trẻ, vietnamnet..” và các phương tiện thông tin đại chúng không ngớt lời than phiền về sự xuống cấp đạo đức của thế hệ trẻ hiện nay, thầy cô giáo cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Các Clip “đánh hội đồng” của các nữ sinh 9X, thầy giáo “dạy học trò” bằng cách thụt xì dầu đến ngất xỉu, cô giáo dí dao vào cổ “dạy” học sinh trong giờ học…. Thiết nghĩ điều đó đặt ra cho những nhà giáo của nhân loại nói chung, của Việt Nam nói riêng nhiều cái đáng để suy nghẫm.
Nghề giáo có 3 nhiệm vụ chính và quan trọng đó là :
Tổ chức, điều khiển học sinh lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học phổ thông cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiển của đất nước về tự nhiên, xã hội – nhân văn, đồng thời rèn luyện hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
Tổ chức điều khiển học sinh phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo.
Hình thành thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung cho học sinh.
Nhiệm vụ, trách nhiệm của một nhà giáo quả thật là nặng nề nhưng không thể không thực hiện được, xã hội luôn rất cần những nhà giáo mẫu mực, tâm huyết, là tấm gương sáng truyền đạt lượng kiến thức và đạo đức cho thế hệ mai sau. Dĩ nhiên mỗi nhà giáo sẽ có cách dạy riêng của mình nhưng những hình thức dạy dỗ đó yêu cầu cần phải có tính khoa học và hiệu quả thiết thực chứ cứ như những gì mà người ta bêu nếu như trên thì quả thật là ấy là một điều đáng lo ngại.
“Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật..”
Giáo dục không chỉ dừng lại ở mặt truyền đạt cho người ta kiến thức không thôi! Nhà giáo cần truyền thụ cho người học trò có cái nhìn khách thể, không nên tiếp nhận hay đánh giá sự vật hiện tượng một cách chủ quan từ một phía và theo xu hướng tiêu cực, ở đâu đó “cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Và lẽ dĩ nhiên “bài học này sẽ mất nhiều thời gian” bởi quá trình hình thành nhân cách của một học trò là quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi ở nhà giáo và người học trò có sự kiên trì, tất nhiên không phải một sớm một chiều là có thể làm được nhưng hãy cứ tin rằng điều đó là hoàn toàn có thể.
Nhà giáo cần hình thành cho học trò tinh thần tích cực hăng say lao động, biết tự lập, biết sống tiết kiệm, biết quí trọng giá trị sức lao động bởi “một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố…”
Chắc hẳn ai cũng từng ước mơ, có những ước mơ thành hiện thực và cả những ước mơ chưa thành hiên thực nhưng cuộc sống là thế nó sẵn sàng cho ta tất cả và cũng có thể sẵn sàng cướp đi tất cả những gì ta có, đầy rẩy những trở ngại những khó khăn những thử thách bất ngờ, con đường đến những ước mơ không bằng phẳng, không phải con đường trải đầy hoa hồng như bạn tưởng,bạn khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh vào những lúc bạn không bao giờ nghĩ đến như để thử thách lòng dũng cảm của con người, trước những điều như thế mỗi người sẽ tự chọn cho mình những cách đón nhận, đối đầu để tìm lối đi riêng, có những người lại phó thác cho số phận, có người lại chạy trốn tìm nơi trú ẩn, một vùng trời bình yên nào đó, cũng có người tự thay đổi thích nghi với hoàn cảnh mới, nhưng nhà giáo hãy dạy cho học trò nhớ rằng: Đừng chìm vào những ý nghĩ than thân trách phận để rồi gục ngã trước những cơn bão của cuộc đời.Tổng thống Lincoln viết “Xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất”…
Đọc sách giúp con người ta trưởng thành, nâng cao tri thức. Nhà giáo cần phải cho học trò “nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách”, nhưng nó cũng làm lu mờ đi cái nhìn thực tế. Khi đó, con người sẽ chìm trong chữ nghĩa, mà không hay rằng thế giới ngoài kia rất đẹp “sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh”. Nhà giáo cần chỉ rõ: không đọc sách mà chỉ dựa vào thực tế, thì sẽ không hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, chỉ nhìn thấy cái vỏ bề ngoài.
Ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi. Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm…
Xin hãy dạy cho cháu cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy hãy dạy cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.
Xin hãy dạy cho cháu cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước những ngọt ngào cạm bẫy.
Nhà giáo cần rèn luyện cho học trò tính trung thực trong thi cử và lối sống, cách đối nhân xử thế, biết lắng nghe mọi người, tính giản dị không ganh đua với thời thế, yêu thương cuộc đời. Cũng cho chúng sự can đảm, biết vực dậy, đứng lên những lúc chúng thất bại. Cho chúng bản lĩnh, sự tự tin khi quyết định và hành động việc gì đó.
“Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”.
Nhà giáo cần dạy cho học trò biết đánh giá giá trị sức lực của mình. Nhưng dẫu có nhiều thay đổi, biến chuyển cũng không để mất đi cái cao đẹp nhất đó là trái tim và tâm hồn.
“Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện được những thanh sắt cứng rắn.”
Câu trên nhấn mạnh ý : nhà giáo cần có thái độ, cư xử dịu dàng khi tiếp cận học trò nhưng vẫn phải luôn giữ vững uy thế của mình, luôn tạo được hình tượng mẫu mực để chúng noi theo.
“Xin hãy dạy cho cháu biêt rằng phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.”
Và sau cùng là cho học trò niềm tin vào bản thân, vào nhân loại. Niềm tin sẽ giúp cho chúng có được sự thành công và tinh thần lạc quan trước những khó khăn, chông gai phía trước.
Liệu rằng với tất cả những trách nhiệm tôi vừa kể trên tất cả những người là nhà giáo đều có thể thực hiện tốt điều đó chăng? Tôi nghĩ nếu có thì nhà giáo đó sẽ phải là một hình tượng nhà giáo mẫu mực nhất để Tôi_một sinh viên sư phạm, và những người khác cùng phấn đấu. Cuối bức thư tổng thống hoa kỳ cũng đưa ra nhận định rằng:
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết mình, nếu được vậy con trai tôi quả là một cậu bé hạnh phúc và may mắn!
Sau bài viết Tôi cũng hy vọng sẽ có nhiều nhà giáo vì tất cả cho học trò mà dốc hết sức và tâm huyết với sự nghiệp cao cả “trồng người”.