Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Không chỉ chia sẻ những “câu thần chú” kinh điển môn Toán, ông bố 7x còn chia sẻ cho con những cách nhớ vui, đơn giản về các công thức, nguyên tố của môn Hóa học– môn học được coi là “khó nhằn’ nhất bậc THCS.
“Hóa học là môn khoa học tưởng chừng xa lạ nhưng trên thực tế lại rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta con ạ. Ví dụ như trong lúc con nấu ăn, các biến đổi chất xảy ra một cách phức tạp đã góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn, hay bột giặt, phân bón, dược phẩm… là những ứng dụng của hóa học trong cuộc sống…
Ngày trước, khi bằng tuổi con bây giờ, bố cũng rất sợ học môn Hóa. Một trong những sai lầm bố rất hay mắc phải là không thuộc hóa trị nên lập công thức hóa học sai, không thuộc tính chất hóa họcdẫn đến không nhận biết được các chất, viết phương trình phản ứng hóa học sai…
Để giảm áp lực cho học sinh và đơn giản hóa các công thức, thầy giáo của bố thời đó thường dạy những cách nhớ vần vè, gần gũi để dễ nhớ hơn. Ví dụ như với hóa học hữu cơ, để nhớ “Metan, Etan, Proban, Butan, Pentan, Hexan, Heptan, Octan, Nonan, Decan” có cách đọc vần vè là:
+ “Mẹ em phải bón phân hoá học ở ngoài đồng
+ Mê em nên phải bao phen hồi hộp. Ôi người đẹp!
+ Mẹ em phải bưng phở hì hụp ở ngoài đường
+ Mắt em phai buồn phút hoàng hôn ở nơi đó….
Hay khi học dãy hoạt động hoá học của kim loại. Thay vì phải nhớ “K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au” thì nhớ câu: “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu”… Những chữ cái đầu của các câu này đều là tên viết tắt hoặc giống với các nguyên tố hóa học trong dãy cần phải nhớ. Việc nhớ những câu vần vè như thế đơn giản hơn nhiều đúng không con?
Tuy nhiên đây chỉ là những mẹo giúp con nhớ các kiến thức cơ bản. Muốn học tốt môn Hóa con cần hiểu rõ bản chất và thực hành nhiều bài tập; vừa học vừa tự rút ra kết luận để hiểu rõ vấn đề. Con cũng nên làm đề cương tóm tắt nội dung, kiến thức quan trọng cần nắm vững để hệ thống kiến thức dễ dàng hơn. Và cũng như bất cứ môn học nào khác, học hóa cần sự say mê và yêu thích.
Hè này bố sẽ cùng con thực hành một vài thí nghiệm nhỏ của môn này nhé. Đó có thể chỉ là những thí nghiệm đơn giản nhất như dùng quỳ tím để xác định axit, bazơ hay dùng nước ấm, xà phòng và vài giọt chanh để làm thí nghiệm kem phun trào… Nhưng qua các thí nghiệm này, bố hy vọng sẽ tạo được niềm yêu thích và giúp con học Hóa tốt hơn.
Xem thêm :
Bức thư 17 : Bí kíp để học nhóm hiệu quả
Bức thư 14 : Bí kíp để quản lý thời gian hiệu quả
“Hóa học là môn khoa học tưởng chừng xa lạ nhưng trên thực tế lại rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta con ạ. Ví dụ như trong lúc con nấu ăn, các biến đổi chất xảy ra một cách phức tạp đã góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn, hay bột giặt, phân bón, dược phẩm… là những ứng dụng của hóa học trong cuộc sống…
Ngày trước, khi bằng tuổi con bây giờ, bố cũng rất sợ học môn Hóa. Một trong những sai lầm bố rất hay mắc phải là không thuộc hóa trị nên lập công thức hóa học sai, không thuộc tính chất hóa họcdẫn đến không nhận biết được các chất, viết phương trình phản ứng hóa học sai…
Để giảm áp lực cho học sinh và đơn giản hóa các công thức, thầy giáo của bố thời đó thường dạy những cách nhớ vần vè, gần gũi để dễ nhớ hơn. Ví dụ như với hóa học hữu cơ, để nhớ “Metan, Etan, Proban, Butan, Pentan, Hexan, Heptan, Octan, Nonan, Decan” có cách đọc vần vè là:
+ “Mẹ em phải bón phân hoá học ở ngoài đồng
+ Mê em nên phải bao phen hồi hộp. Ôi người đẹp!
+ Mẹ em phải bưng phở hì hụp ở ngoài đường
+ Mắt em phai buồn phút hoàng hôn ở nơi đó….
Hay khi học dãy hoạt động hoá học của kim loại. Thay vì phải nhớ “K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au” thì nhớ câu: “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu”… Những chữ cái đầu của các câu này đều là tên viết tắt hoặc giống với các nguyên tố hóa học trong dãy cần phải nhớ. Việc nhớ những câu vần vè như thế đơn giản hơn nhiều đúng không con?
Tuy nhiên đây chỉ là những mẹo giúp con nhớ các kiến thức cơ bản. Muốn học tốt môn Hóa con cần hiểu rõ bản chất và thực hành nhiều bài tập; vừa học vừa tự rút ra kết luận để hiểu rõ vấn đề. Con cũng nên làm đề cương tóm tắt nội dung, kiến thức quan trọng cần nắm vững để hệ thống kiến thức dễ dàng hơn. Và cũng như bất cứ môn học nào khác, học hóa cần sự say mê và yêu thích.
Hè này bố sẽ cùng con thực hành một vài thí nghiệm nhỏ của môn này nhé. Đó có thể chỉ là những thí nghiệm đơn giản nhất như dùng quỳ tím để xác định axit, bazơ hay dùng nước ấm, xà phòng và vài giọt chanh để làm thí nghiệm kem phun trào… Nhưng qua các thí nghiệm này, bố hy vọng sẽ tạo được niềm yêu thích và giúp con học Hóa tốt hơn.
Xem thêm :
Bức thư 17 : Bí kíp để học nhóm hiệu quả
Bức thư 14 : Bí kíp để quản lý thời gian hiệu quả