Vật lí BTTL

linhhv

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2017
54
6
21
24

Lê Đức Thọ

Cựu Trưởng nhóm Toán + Vật lí
Thành viên
28 Tháng ba 2017
117
191
41
29
Hà nội
Em giải ra nghiệm đi rồi chụp lên a hướng dẫn chọn nghiệm cho nhé ! chứ ai lại đi đếm hehe
 

Lê Đức Thọ

Cựu Trưởng nhóm Toán + Vật lí
Thành viên
28 Tháng ba 2017
117
191
41
29
Hà nội
Em coi kĩ file đính kèm nhé ,a hệ thống các dạng liên quan tới gặp nhau của 2 dao động cùng hoặc khác tần số đây !!!
 

Attachments

  • gap nhau.docx
    280.2 KB · Đọc: 28

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Ánh sáng hỗn hợp này qua khe hẹp trên sẽ bị tách tia. Trên màn hứng sẽ thu được các vạch màu khác nhau. Nơi hai vạch ánh sáng màu trùng nhau sẽ thu được vạch hỗn hợp - đó cũng là vị trí vạch trung tâm.

Áp dụng công thức tính ta sẽ tính được với ánh sáng 0,5 um thì vạch sáng 1 của nó cách vạch trung tâm 0,5mm.

Với ánh sáng 0,6 um thì vạch sáng 1 của nó cách vạch trung tâm 0,6mm.

Vậy khoảng cách gần nhất 2 vạch sáng là 0,1 mm.
 

linhhv

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2017
54
6
21
24
1495147621028918548374.jpg cho em hỏi 2 câu phản ứng hạt nhân.
Đọc đề xong ngơ ngơ ngác ngác nhưng xem lời giải thì thấy đơn giản.
Nhưng khi gặp bài mới thì lại ngơ ngơ ngác ngác tiếp :'(
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Chà, thanh niên này dậy sớm hỏi bài cơ à!

Bài 1, nguyên lí là dùng bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng. Năng lượng mà phản ứng thi vào = động năng của hạt trước phản ứng - động năng của hạt sau phản ứng.

Để tính được động năng của hạt sau phản ứng cần tìm vận tốc của chúng. Gọi vận tốc của hạt H là v, của hạt alpha là u.

Áp dụng bảo toàn động lượng theo phương va chạm: [TEX]m_{Ntr}.V = m_{\alpha}.u.cos15^0 + m_H.v.cos30^0.[/TEX]

Áp dụng bảo toàn động lượng theo phương vuông góc với phương va chạm: [TEX]0 = m_{\alpha}.u.sin15^0 - m_H.v.sin30^0.[/TEX]

(m có thể lấy theo số khối).

Từ hai phương trình trên chúng ta tính ra u và v.

Năng lượng mà phản ứng thu vào

[TEX]W = 2MeV - m_{\alpha}.u^2/2 - m_H.v^2/2[/TEX]

Bài 2. Bài này ngược với bài trên, ở chỗ người ta cho năng lượng của từng hạt (suy được vận tốc từng hạt) ---> rồi bắt tính ngược lại góc.

Cũng nguyên lí như vậy. Hạt alpha chứng ta đã biết động năng, có thể suy ra vận tốc của nó. Giờ cần tìm động năng của hạt X để suy ra vận tốc hạt X. Áp dụng bảo toàn động lượng theo 2 phương là ra góc.

- Tìm động năng hạt X.

Động năng hat X + động năng hạt P = động năng ban đầu của hạt alpha + năng lượng tỏa ra do phản ứng.

Năng lượng tỏa ra do phản ứng tính bằng độ hụt khối. [TEX]W = \Delta m.c^2[/TEX]

[TEX]\Delta m = m_X + m_P - m_N - m_{\alpha}[/TEX] tính được W.

Vậy [TEX]W_X = 5MeV + W - 2,79 MeV [/TEX]

Có động năng chúng ta tính được vận tốc của hạt X theo công thức W_x = mu^2/2. Gọi vận tốc của hạt P là v (tính được khi đã có động năng).

- Tìm góc.

Gọi a là góc hợp bởi hạt P và phương va chạm, b là góc hợp bởi hạt x và phương va chạm.

Áp dụng bảo toàn động lượng theo phương va chạm. [TEX]m_{\alpha}.V = m_P.v.cosa + m_X.u.cosb[/TEX]

Áp dụng bảo toàn động lượng theo phương vuông góc va chạm. [TEX] 0 = m_P.v.sina - m_X.u.sinb[/TEX]

Giải hệ phương trình trên để tìm a và b.
 
Top Bottom