T
tamaharu
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Khi Elvis Presley thu âm đĩa đơn đầu tiên "That's all right" cách đây 60 năm, ca khúc chỉ dài chưa đầy 2 phút, nhưng đã làm thay đổi hoàn toàn khung cảnh âm nhạc thời đó.
Sẽ là sai lầm khi nói rằng trước khi "That's all right"xuất hiện trên thị trường, chẳng có nhạc phẩm nào đặc biệt hơn nó.
Cơn địa chấn âm nhạc
Thực tế khung cảnh âm nhạc khi đó rất sôi động với các dòng nhạc jump blues, R&B, urban swing, với các nghệ sĩ nổi tiếng như Ike Turner và Bill Haley. Tuy nhiên That’s all right đã tạo nên một cơn lốc giúp định hình âm nhạc tuổi vị thành niên.
“Trước đó công chúng đã được nghe nhiều nhạc phẩm dành cho tuổi vị thành niên. Nhưng Presley mới là người đầu tiên khiến fan cảm nhận rằng các sản phẩm âm nhạc ấy là do thế hệ của họ tạo nên, chứ không phải do ai khác làm cho họ. Presley vẫn còn ở tuổi vị thành niên khi ông thu âm That’s all right. Sau đó, nền công nghiệp âm nhạc nhận thấy rằng họ cần phải làm âm nhạc tuổi vị thành niên nổi bật như vậy” – sử gia nhạc pop Jon Savage nói.
Elvis Presley trong khi thu âm nhạc phẩm That's All Right.
That's all right không phải đứa con tinh thần của Presley. Nó được Arthur Crudup sáng tác và thu âm năm 1946, mang giai điệu nhạc blue với tiết tấu nhanh. Bản hát lại (cover) của Presley, được thực hiện vào ngày 5/7/1954, đã ra đời một cách tình cờ. Giữa buổi thu âm không thành công tại Sun Studio, trong thời gian giải lao, Presley đã hát ca khúc này với phần đệm guitar của Bill Black và Scotty Moore. Nghe lọt tai, nhà sản xuất Sam Phillips đã đề nghị 3 người trình bày lại ca khúc và cho thu âm luôn. Nếu so sánh, bản thu âm của Presley nghe mộc mạc hơn, với tiếng đàn guitar của Scotty Moore chỉ đóng vai trò phần đệm, chứ không đẩy lên cao trào giống như trong bản thu âm của Crudup. Sức mạnh của ca khúc nằm trong lời ca của Presley, gấp gáp nhưng vẫn đầy sức quyến rũ. “Đây là thời khắc tạo nên thần tượng và bạn không gặp được nhiều thời khắc như vậy. 3 nghệ sĩ đã chứng tỏ họ có thể chơi nhạc cùng nhau và tạo nên một điều gì đó. Đây là một trong những bản thu âm vĩ đại nhất thế kỷ 20” - Todd Slaughter thuộc câu lạc bộ fan Elvis Presley của Anh nói.
That's all right - đĩa đơn thương mại đầu tiên của Vua rock Elvis Presley.
Tuy nhiên theo sử gia pop Savage, phải mất một thời gian “cơn địa chấn” mới lan tỏa, bởi lúc đó Presley chỉ là một nghệ sĩ địa phương, thu âm ở một hãng thu đĩa bản địa. “Thời điểm đó, mọi chuyện đều rất cục bộ. Thành công của That's all right gần như chỉ được biết tới ở quanh Memphis. Suốt năm 1954, ông đã diễn ở một số ít điểm như câu lạc bộ Eagles’s Nest của Sleepy-Eyed John ở Memphis, đài phát thanh Louisiana Hayride, câu lạc bộ Palladium ở Houston và một số điểm khác. Mãi đến tháng 10/1955, Presley mới trình diễn ở miền Bắc, tại Cleveland. Sau thành công của Presley, tính địa phương trong âm nhạc Mỹ bắt đầu được xóa bỏ và các sản phẩm thu âm của những công ty thu âm nhỏ cũng nhận được sự quan tâm của công chúng” – Savage nói.
Sức lôi cuốn bất tận
Năm 1956, Presley bắt đầu nổi danh khắp nước Mỹ và ở hải ngoại, khi Sun Studio phát hành Heartbreak Hotel, Don't Be Cruel và Hound Dog. Đây là 3 đĩa đơn trong số 27 nhạc phẩm Presley được tung ra năm 1956. Đó cũng là năm mà ở Anh, cậu bé Todd Slaughter 11 tuổi lần đầu tiên được nghe giọng ca của Presley, khi thầy giáo bật cho các học trò nghe nhạc phẩm Heartbreak Hotel, trong bữa tiệc mừng Giáng sinh ở trường. “Thời khắc ấy thật đáng nhớ” – Slaughter, giờ đã thành một cụ ông, kể lại - “Lần đầu tiên bạn được nghe một thứ âm nhạc mới lạ và bạn rất nóng lòng muốn được nghe lại bản nhạc ấy, trong bối cảnh không nhiều người có máy phát nhạc”. Trong suốt 60 năm qua, ca khúc này và hàng loạt bài hát khác của Presley vẫn liên tục lôi cuốn thế hệ mới, thể hiện qua việc các CLB fan như của Slaughter vẫn hoạt động rất mạnh. Vậy vì đâu Presley vẫn tạo được hấp lực lớn tới vậy? “Bởi vì ông đích thực là một thần tượng, ban đầu là qua bản thu âm ở tuổi vị thành niên và sau đó là thành công đặc biệt vào năm 1956. Ông là người đã tặng cho fan rất nhiều nhạc phẩm hay và đáng nhớ” - Savage nói.
Sẽ là sai lầm khi nói rằng trước khi "That's all right"xuất hiện trên thị trường, chẳng có nhạc phẩm nào đặc biệt hơn nó.
Cơn địa chấn âm nhạc
Thực tế khung cảnh âm nhạc khi đó rất sôi động với các dòng nhạc jump blues, R&B, urban swing, với các nghệ sĩ nổi tiếng như Ike Turner và Bill Haley. Tuy nhiên That’s all right đã tạo nên một cơn lốc giúp định hình âm nhạc tuổi vị thành niên.
“Trước đó công chúng đã được nghe nhiều nhạc phẩm dành cho tuổi vị thành niên. Nhưng Presley mới là người đầu tiên khiến fan cảm nhận rằng các sản phẩm âm nhạc ấy là do thế hệ của họ tạo nên, chứ không phải do ai khác làm cho họ. Presley vẫn còn ở tuổi vị thành niên khi ông thu âm That’s all right. Sau đó, nền công nghiệp âm nhạc nhận thấy rằng họ cần phải làm âm nhạc tuổi vị thành niên nổi bật như vậy” – sử gia nhạc pop Jon Savage nói.
Elvis Presley trong khi thu âm nhạc phẩm That's All Right.
That's all right không phải đứa con tinh thần của Presley. Nó được Arthur Crudup sáng tác và thu âm năm 1946, mang giai điệu nhạc blue với tiết tấu nhanh. Bản hát lại (cover) của Presley, được thực hiện vào ngày 5/7/1954, đã ra đời một cách tình cờ. Giữa buổi thu âm không thành công tại Sun Studio, trong thời gian giải lao, Presley đã hát ca khúc này với phần đệm guitar của Bill Black và Scotty Moore. Nghe lọt tai, nhà sản xuất Sam Phillips đã đề nghị 3 người trình bày lại ca khúc và cho thu âm luôn. Nếu so sánh, bản thu âm của Presley nghe mộc mạc hơn, với tiếng đàn guitar của Scotty Moore chỉ đóng vai trò phần đệm, chứ không đẩy lên cao trào giống như trong bản thu âm của Crudup. Sức mạnh của ca khúc nằm trong lời ca của Presley, gấp gáp nhưng vẫn đầy sức quyến rũ. “Đây là thời khắc tạo nên thần tượng và bạn không gặp được nhiều thời khắc như vậy. 3 nghệ sĩ đã chứng tỏ họ có thể chơi nhạc cùng nhau và tạo nên một điều gì đó. Đây là một trong những bản thu âm vĩ đại nhất thế kỷ 20” - Todd Slaughter thuộc câu lạc bộ fan Elvis Presley của Anh nói.
That's all right - đĩa đơn thương mại đầu tiên của Vua rock Elvis Presley.
Tuy nhiên theo sử gia pop Savage, phải mất một thời gian “cơn địa chấn” mới lan tỏa, bởi lúc đó Presley chỉ là một nghệ sĩ địa phương, thu âm ở một hãng thu đĩa bản địa. “Thời điểm đó, mọi chuyện đều rất cục bộ. Thành công của That's all right gần như chỉ được biết tới ở quanh Memphis. Suốt năm 1954, ông đã diễn ở một số ít điểm như câu lạc bộ Eagles’s Nest của Sleepy-Eyed John ở Memphis, đài phát thanh Louisiana Hayride, câu lạc bộ Palladium ở Houston và một số điểm khác. Mãi đến tháng 10/1955, Presley mới trình diễn ở miền Bắc, tại Cleveland. Sau thành công của Presley, tính địa phương trong âm nhạc Mỹ bắt đầu được xóa bỏ và các sản phẩm thu âm của những công ty thu âm nhỏ cũng nhận được sự quan tâm của công chúng” – Savage nói.
Sức lôi cuốn bất tận
Năm 1956, Presley bắt đầu nổi danh khắp nước Mỹ và ở hải ngoại, khi Sun Studio phát hành Heartbreak Hotel, Don't Be Cruel và Hound Dog. Đây là 3 đĩa đơn trong số 27 nhạc phẩm Presley được tung ra năm 1956. Đó cũng là năm mà ở Anh, cậu bé Todd Slaughter 11 tuổi lần đầu tiên được nghe giọng ca của Presley, khi thầy giáo bật cho các học trò nghe nhạc phẩm Heartbreak Hotel, trong bữa tiệc mừng Giáng sinh ở trường. “Thời khắc ấy thật đáng nhớ” – Slaughter, giờ đã thành một cụ ông, kể lại - “Lần đầu tiên bạn được nghe một thứ âm nhạc mới lạ và bạn rất nóng lòng muốn được nghe lại bản nhạc ấy, trong bối cảnh không nhiều người có máy phát nhạc”. Trong suốt 60 năm qua, ca khúc này và hàng loạt bài hát khác của Presley vẫn liên tục lôi cuốn thế hệ mới, thể hiện qua việc các CLB fan như của Slaughter vẫn hoạt động rất mạnh. Vậy vì đâu Presley vẫn tạo được hấp lực lớn tới vậy? “Bởi vì ông đích thực là một thần tượng, ban đầu là qua bản thu âm ở tuổi vị thành niên và sau đó là thành công đặc biệt vào năm 1956. Ông là người đã tặng cho fan rất nhiều nhạc phẩm hay và đáng nhớ” - Savage nói.
Nguồn: Zing News