BT về dao động điều hoà,con lắc lò xo

T

thegunnerss21798

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 :Vật dao động điều hoà với phương trình x=Acos(2pi t/T+pi) .TÌm thời gian để vật đi đc quãng đường A/2 kể từ thời điểm ban đầu.

Câu 2:Vật dao động điều hoà với phương trình x=Acos(2pi t/T+pi/2).TÌm thời gian để vật đi đc quãng đường A/2 kể từ thời điểm ban đầu.

Câu 3: Vật dao động điều hoà với phương trình x=Acos(2pi t/T+φ).Tìm thời gian ngắn nhất để đi đc quãng đường A .

Câu 4:Vật dao động điều hoà với phương trình x=Acos(2pi t/T+φ).Tìm thời gian dài nhất để vật đi đc quãng đường A.

Câu 5:Vật dao động điều hoà với pt: x=Acos(ωt+φ).Tìm quãng đường dài nhất vật đi đc trong 1/4 chu kì dao động của vật.

Câu 6:Vật dao động điều hoà với pt: x=Acos(ωt+φ).Tìm quãng đường ngắn nhất vật đi đc trong 1/4 chu kì dao động của vật.

Câu 7:Con lắc lò xo treo thẳng đứng .Kích thích cho con lắc dao động điều hoà với tần số f=2.5Hz,và biên độ A=8cm.Chọn trục toạ độ thẳng đứng ,chiều dương hướng lên trên,gốc toạ độ ở vị trí cân bằng,gốc thời gian khi vật đi qua vị tri cân bằng và chuyển động ngược chiều dương.Lấy g=pi^2.Tìm khoảng thời gian ngắn nhất kể từ thời điểm ban đầu tới thời điểm lò xo không biến dạng lần thứ nhất.

Câu 8: Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng và có phương trình x=Acos(ωt+φ).Biết rằng cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau,và bằng pi/60s thì động năng của vật có giá trị bằng thê nằng của lò xo.Tìm chu kì dao động của vật.

Câu 9:Con lắc lò xo ngang có m=100 g,k=100N/m.Kéo vật khỏi vị trí cân bằng một đoạn 3cm.Tại thời điểm t=0,truyền cho vật một vận tốc bằng 30căn30 (cm/s) theo chiều hướng ra xa vị trí cân bằng để vật bắt đầu dao động điều hoà.Tìm khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi vật bắt đầu dao động cho đến khi lò xo bị nén cực đại.

Câu 10:Vật dao động điều hoà với phương trình : x=6cos(ωt-pi/2) (cm).Sau khoảng thời gian t1=0.5s kể từ thời điểm ban đầu vật đi đc quãng đường 3 cm.Sau khoảng thời gian t2=20.5s vật đi đc quãng đường bao nhiêu??

Câu 11:Vật dao động điều hoà với phương trình : x=4cos(ωt-pi/2) (cm).Sau khoảng thời gian t1=1.5s kể từ thời điểm ban đầu vật đi đc quãng đường 6 cm.Sau khoảng thời gian t2=10.5s vật đi đc quãng đường bao nhiêu??.

Câu 12:Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hoà theo pt x=10cos(4pi t+pi/2) (cm) với t tính bằng giây.Động năng năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng bao nhiêu??

Câu 13: Chất điểm với khối lượng m1=50g dao động điều hoà quanh vị trí cân bằng của nó với phương trình dao động x1=cos(5pi t + pi/6)(cm).Chất điểm có khối lượng m2=100 gam dao động điều hoà quanh vị trí cân bằng của nó với pt dao động x2=5 cos(pi t-pi/6)(cm).Tỉ số cơ năng trong quá trình dao động điều hoà của chất điểm m1 so với chất điểm m2 bằng bao nhiêu??

Câu 14: Cơ năng của một vật dao động điều hoà
A BIến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng một nửa chu kỳ dao động của vật
B tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi
C Bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng
D BIến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.
 
R

rua.khoc

Bài 1 của bạn là A cos( $\frac{2\Pi t}{T}$ + $\Pi$ ) à ? :)


Câu 5:Vật dao động điều hoà với pt: x=Acos(ωt+φ).Tìm quãng đường dài nhất vật đi đc trong 1/4 chu kì dao động của vật.
Smax= 2A sin ΔΦ/2 = A. $\sqrt[]{2}$



Câu 6:Vật dao động điều hoà với pt: x=Acos(ωt+φ).Tìm quãng đường ngắn nhất vật đi đc trong 1/4 chu kì dao động của vật.
Đ/Á: t = $\frac{T}{4}$ => Smin = A( 2 - $\sqrt[]{2}$ )
ADCT : Smin = 2A(1 - cos $\frac{ΔΦ}{2}$ )
mà ΔΦ = $\Omega$ . $\Delta$ t = $\frac{2\Pi}{T}$ . $\frac{T}{4}$ = $\frac{\Pi}{2}$
=> Smin = 2A.( 1- $\frac{\sqrt[]{2}}{2}$ ) = A( 2 - $\sqrt[]{2}$ )



Câu 7:Con lắc lò xo treo thẳng đứng .Kích thích cho con lắc dao động điều hoà với tần số f=2.5Hz,và biên độ A=8cm.Chọn trục toạ độ thẳng đứng ,chiều dương hướng lên trên,gốc toạ độ ở vị trí cân bằng,gốc thời gian khi vật đi qua vị tri cân bằng và chuyển động ngược chiều dương.Lấy g=pi^2.Tìm khoảng thời gian ngắn nhất kể từ thời điểm ban đầu tới thời điểm lò xo không biến dạng lần thứ nhất.
Đ/Á : 7/30 (s)
Ta có f = 2.5 (s)
=> $\Omega$ = 2. $\Pi$ . 2,5 = 5 $\Pi$ ( rad/s)
ADCT : $\Delta$ l = g/ $\Omega^{2}$ => $\Delta$ l = 0,04m =4cm
=> Vị trí mà vật không bị biến dạng là A/2
Mà vật chuyển động từ VTCB đi ngược chiều dương => Thời gian vật đi đến vị trí A/2 là : T/4 + T/4 + T/12 = 7T/12 = 7/30(s)



Câu 8: Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng và có phương trình x=Acos(ωt+φ).Biết rằng cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau,và bằng pi/60s thì động năng của vật có giá trị bằng thê nằng của lò xo.Tìm chu kì dao động của vật.
Vị trí mà động năng và thế năng bằng nhau là $\frac{A\sqrt[]{2}}{2}$ và $\frac{-A\sqrt[]{2}}{2}$
( W = Wđ + Wt => W= 2 Wt giải ra tìm được x = cộng trừ $\frac{A\sqrt[]{2}}{2}$ )
=> Cứ sau mỗi khoảng thời gian là T/4 thì động năng bằng thế năng => $\frac{T}{4}$ = \frac{\Pi }{60} => T = $\Pi$ /15 (s)
 
Last edited by a moderator:
T

thegunnerss21798

Câu 6
Đ/Á: t = $\frac{T}{4}$ => Smin = A( 2 - $\sqrt[]{2}$ )
ADCT : Smin = 2A(1 - cos $\frac{ΔΦ}{2}$ )
mà ΔΦ = $\Omega$ . $\Delta$ t = $\frac{2\Pi}{T}$ . $\frac{T}{4}$ = $\frac{\Pi}{2}$
=> Smin = 2A.( 1- $\frac{\sqrt[]{2}}{2}$ ) = A( 2 - $\sqrt[]{2}$ )

Câu 7 : Đ/Á : 7/30 (s)
Ta có f = 2.5 (s)
=> $\Omega$ = 2. $\Pi$ . 2,5 = 5 $\Pi$ ( rad/s)
ADCT : $\Delta$ l = g/ $\Omega^{2}$ => $\Delta$ l = 0,04m =4cm
=> Vị trí mà vật không bị biến dạng là A/2
Mà vật chuyển động từ VTCB đi ngược chiều dương => Thời gian vật đi đến vị trí A/2 là : T/4 + T/4 + T/12 = 7T/12 = 7/30(s)
Bài 1 ,2,3,4 của bạn là A cos( $\frac{2\Pi t}{T}$ + $\Pi$ ) à ? :)



ukm đúng r bạn ạ là A cos( $\frac{2\Pi t}{T}$ + $\Pi$ )
 
R

rua.khoc

Ở thời điểm t=0 thì vật ở VTCB => sau khoảng thời gian vật đi được S = 3cm => Vật ở vị trí A/2
=> $\frac{T}{12}$ = $\frac{1}{2}$ => T= 6 (s)
Sau khoảng thời gian t2 = 20,5s thì vật đi được $\frac{20,5}{6}$ = 3T + $\frac{5T}{12}$
=> Quảng được sau khoảng thời gian t2 là S = 3.4.6 + 6 + 3 = 81 cm
vì Vật đi được S dư là 5/ 12 chu kì => vật đi từ VTCB đến A/2 = T/4 + T/6
 
Top Bottom