BT ôn HKII

C

cobe_ngok_cute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ôn tập học kì 2

câu 1 : Viên đạn có khối lượng m=0,8kg đang bay ngang với vận tốc 12,5m/s ở độ cao H=20m thì vỡ ra làm hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng m1=0,5kg, ngay sau khi nổ bay thẳng đứng xuống và ngay kho chạm đất có vận tốc v′=49m/s. Tìm độ lớn và hướng vận tốc của mảnh thứ hai ngay sau khi vỡ. Bỏ qua sức cản không khí.
Câu 2 một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc 20m/s theo hướng hợp với phương ngang 45độ . dùng định luật BTCN và kết hợp phương pháp động lực học để xác định .
a, Vận tốc của vật lúc chạm đất
b, độ cao cực đại của vật ( g= 10m/s2 )
câu 3 : một vật nhỏ khối lượng 20g được ném thẳng đứng từ độ cao 5m so với mặt đất trên với vận tốc ban đầu 20m/s . bỏ qua sức cản không khí và lấy g=10m/s2 . chọn mức không tại mặt đất
a, thính động năg , thế năng , cơ năng của vật lúc ném vật ( hệ quy chiếu gắn với đất )
b, tìm độ cao cực đại mà vật đạt được
c , khi vật ở độ cao nào thì động năng bằng thế năng
 
C

congratulation11

Câu 1 : Viên đạn có khối lượng m=0,8kg đang bay ngang với vận tốc 12,5m/s ở độ cao H=20m thì vỡ ra làm hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng m1=0,5kg, ngay sau khi nổ bay thẳng đứng xuống và ngay khi chạm đất có vận tốc
v′=49m/s. Tìm độ lớn và hướng vận tốc của mảnh thứ hai ngay sau khi vỡ. Bỏ qua sức cản không khí.

Chọn hệ khảo sát: Viên đạn.

Vì ngoại lực (trọng lực) nhỏ hơn rất nhiều lần so với nội lực nên hệ này được coi là hệ cô lập, do đó động lượng được bảo toàn.

Gọi $V_1$ là vận tốc của mảnh 1 ngay sau khi đạn vỡ.

Ta có: $V_1=\sqrt{v'^2-2gH}=\sqrt{2401-400}=\sqrt{2001} \ \ (m/s)$

Theo định luật bảo toàn động lượng, ta có:

$\vec p=\vec p_1+\vec p_2$
picture.php

Theo tam giác vecto, ta có:

$p_2^2=p_1^2+p^2 \\ \rightarrow (m_2v_2)^2=(m_1v_1)^2+(mv)^2$

Thay số và tính toán, ta tìm được $v_2$

Đặt $(\vec p_2; \vec p)=\alpha$

Khi đó, ta có: $cos\alpha=\frac{mv}{m_2v_2} \rightarrow \alpha=...$

Bạn tự thay số và tính nhé!

Hướng của $\vec v_2$ của mảnh 2 chính là hướng của $\vec p_2$

Kết luận: Vậy sau khi đạn vỡ, mảnh 2 có vận tốc có độ lớn là..., hướng hợp với phương ngang 1 góc $\alpha=...$
 
C

congratulation11

Câu 2: Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc 20m/s theo hướng hợp với phương ngang một góc 45 độ. Dùng định luật BTCN và kết hợp phương pháp động lực học để xác định .
a, Vận tốc của vật lúc chạm đất.
b, Độ cao cực đại mà vật đạt được ( g=10m/s^2 )

a) Vật chuyển động như vật bị ném xiên. Nếu bỏ qua lực cản không khí thì cơ năng của vật được bảo toàn.

Vật lúc được ném lên và lúc chạm đất đều ở cùng 1 độ cao. Cơ năng trong suốt quá trònh chuyển động lại được bảo toàn.

Như vậy, động năng tại vị trí ném và vị trí chạm đất là như nhau. Vận tốc tại 2 vị trí ấy đều như nhau:

$V=20 \ \ m/s$

b)

Độ cao cực đại mà vật đạt được:

$H=\frac{V^2}{2g}$

Bạn tự thay số tính nhé!
 
C

congratulation11

Câu 3: Một vật nhỏ khối lượng 20g được ném thẳng đứng từ độ cao 5m so với mặt đất trên với vận tốc ban đầu 20m/s . bỏ qua sức cản không khí và lấy g=10m/s2 . chọn mức không tại mặt đất
a, thính động năg , thế năng , cơ năng của vật lúc ném vật ( hệ quy chiếu gắn với đất )
b, tìm độ cao cực đại mà vật đạt được
c, khi vật ở độ cao nào thì động năng bằng thế năng

a)
Sử dụng các công thức: $W_d=\frac{1}{2}mv^2 \ \ W_t=mgh \ \ W=W_d+W_t$

b)

Độ cao cực đại mà vật đạt được so với vị trí ném là:

$H=\frac{V_o^2}{2g}=\frac{20^2}{2.10}=20 \ \ (m)$

Độ cao cực đại mà vật đạt được so với đất là: $H'=H+5=25 \ \ (m)$

c)

Động năng bằng thế năng: $W_d=W_t \rightarrow W_t=mgh'=0,5.W$

Đến đây thay số và tính toán là ra ngay!
 
C

cobe_ngok_cute

Vận tốc của vật

: Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc 20m/s theo hướng hợp với phương ngang một góc 45 độ. Dùng định luật BTCN và kết hợp phương pháp động lực học để xác định .
a, Vận tốc của vật lúc chạm đất.
b, Độ cao cực đại mà vật đạt được ( g=10m/s^2 )
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

: Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc 20m/s theo hướng hợp với phương ngang một góc 45 độ. Dùng định luật BTCN và kết hợp phương pháp động lực học để xác định .
a, Vận tốc của vật lúc chạm đất.
b, Độ cao cực đại mà vật đạt được ( g=10m/s^2 )

a) Lúc bắt đầu ném và lúc chạm đất, vật đều có độ cao 0 so với mặt đất. Tức là: $W_t1=W_t2$

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho vật đang xét, ta có:

$W_1=W_2 \\ \rightarrow W_t1+W_d1=W_t2+W_d2 \\ \rightarrow W_d1=W_d2 \\ \rightarrow v_1=v_2$

Như vậy, vận tốc ban đầu và vận tốc lúc chạm đất của vật là như nhau:

$v_1=v_2=20 \ \ (m/s)$

b) Vận tốc theo phương thẳng đứng của vật tại thời điểm ném:

$V_y=v_1.sin 45^o=10\sqrt{2}$

Độ cao cực đại mà vật đạt được là:

$H=\frac{0^2-V_y^2}{-2g}=\frac{(10\sqrt{2})^2}{20}=10 \ \ (m)$

Đáp số: ...
 
T

trinhtheanh1998

Vật lý 10 chương chất khí

chất khí trong xi lanh của một động cơ nhiệt có áp suất là 0,8.10^5 Pa và nhiệt độ là 500độ C . Sau khi bị nén, (V của khí giảm 5 lần) và áp suất tăng lên tới 7.10^5 Pa . TÍNH nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén ??? @-)
P/sEm băn khoăn cái giảm 5 lần ấy không biết đề đúng hay sai ??? V2 =V1/5 hay là V1-V1/5 = V2 ạ ???
 
C

congratulation11

chất khí trong xi lanh của một động cơ nhiệt có áp suất là 0,8.10^5 Pa và nhiệt độ là 500độ C . Sau khi bị nén, (V của khí giảm 5 lần) và áp suất tăng lên tới 7.10^5 Pa . TÍNH nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén ??? @-)
P/sEm băn khoăn cái giảm 5 lần ấy không biết đề đúng hay sai ??? V2 =V1/5 hay là V1-V1/5 = V2 ạ ???


Nếu người ta nói là giảm 5 lần thì: $V_2=\frac{1}{5} V_1$

Còn nếu nói là giảm $\frac{1}{5}$ lần thì: $V_2=V_1-\frac{1}{5}V_1$ nhé!

Chúc bạn học tốt! :)

Mod Toán chuyển giúp sang lí 10 nhé! :)
 
H

huong_ngoc_98@yahoo.com.vn

Một vật có khối lượng 2kg trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng ,nghiêng góc 60 độ so với phương ngang và đỉnh A cao 1m so với sàn , hệ số ma sát là 0,1 .Trong quá trình vật trượt từ A đến B .Tính:
a, Công và công suất của trọng lực tác dụng lên vật
b,Công và công suất của lực ma sát
c,Tìm tốc độ của vật tại B
 
H

huong_ngoc_98@yahoo.com.vn

Một vật có khối lượng 500gam trượt không tốc độ đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng AB dài 2m nghiêng một góc 30 độ so với mặt phẳng ngang .Cho g=10m/s2

a ,Tính cơ năng của vật ở đỉnh mặt phẳng nghiêng
b, Nếu không ma sát .Tính tốc độ vật khi tới chân mặt phẳng nghiêng
c,Nếu có ma sát ,người ta đo được tốc độ của vật khi tới chân mặt phẳng nghiêng 3m/s
-Tính công của lực ma sát khi vật đi hết mặt phẳng nghiêng
-Tính độ lớn của lực ma sát[/SIZE]
 
Last edited by a moderator:
L

levietdung1998

Một vật có khối lượng 500gam trượt không tốc độ đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng AB dài 2m nghiêng một góc 30 độ so với mặt phẳng ngang .Cho g=10m/s2

a ,Tính cơ năng của vật ở đỉnh mặt phẳng nghiêng
b, Nếu không ma sát .Tính tốc độ vật khi tới chân mặt phẳng nghiêng
c,Nếu có ma sát ,người ta đo được tốc độ của vật khi tới chân mặt phẳng nghiêng 3m/s
-Tính công của lực ma sát khi vật đi hết mặt phẳng nghiêng
-Tính độ lớn của lực ma sát[/SIZE]

a.Khi vật ở đỉnh của mặt phẳng nghiêng khi đó cơ năng chỉ có thế năng:W=Wt=mgh=0,5*10*2*sin30=5
b. Khi vật ở chân mặt phẳng nghiêng nên cơ năng chỉ có động năng
=> Wđ=Wt <=> (0,5/2)*v^2=5 =>v=2căn 5
c.v=3 =>Wđ=2.25
Độ biên thiên của cơ năng bằng công ngoại lực (ở đây là ma sát)
=>Công của lực ma sát = 5-2.25=2,75
F (ma sát)=W (ma sát)/S=2,75/2=1,375
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Một vật có khối lượng 2kg trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng ,nghiêng góc 60 độ so với phương ngang và đỉnh A cao 1m so với sàn , hệ số ma sát là 0,1 .Trong quá trình vật trượt từ A đến B .Tính:
a, Công và công suất của trọng lực tác dụng lên vật
b,Công và công suất của lực ma sát
c,Tìm tốc độ của vật tại B

Theo phương vuông góc với mp nghiêng:

$N=P.cos60^o=\frac{1}{2}mg=10 \ \ (N)$

Theo phương mp nghiêng:

$F_{ms}=N\mu=1 \ \ (N) \\ P_x=mg.sin60^o=10\sqrt{3}$

a) Chiều dài mp nghiêng là:

$L=\frac{h}{sin60^o}=\frac{2}{\sqrt{3}}$

Công của trọng lực tác dụng lên vật:

$A_p=P_x.L=10\sqrt{3}.\frac{2}{\sqrt{3}}=20 \ \ (J)$

Áp dụng định luật bảo toàn cơ cho 2 vị trí của vật: đỉnh mp nghiêng và chân mp nghiêng.
<Mốc tính thế chọn tại chân mp nghiêng>

$mgh=0,5mv^2 \rightarrow v=\sqrt{2gh}=2\sqrt{5}$

Công suất trung bình của trọng lực tác dụng lên vật:

$P=P_x.\frac{0+v}{2}=10\sqrt{3}.\sqrt{5}=10\sqrt{15} \ \ (W)$

b) Ở trên đã tính độ lớn lực ma sát, làm tương tự phần a) ta được giá trị các đại lượng cần tìm.

c) Theo như đề câu c thì B là chân mp nghiêng nhỉ???

Như vậy tốc độ của vật tại B ta đã tính ở câu A rồi nhé! :)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom