Bt lý chương 4

L

lolem1111

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một viên đạn có m=1,8kg đang bay thẳng đứng lên cao với v=240m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh 1 bay với v=240m/s theo phương lệch phương đứng góc 60*. Hỏi mảnh kia bay theo phương nào với vận tốc là bao nhiêu? (ĐS: góc anpha= 30*, vận tốc mảnh 2 = 415,7 m/s), không áp dụng pytago
 
T

thuong0504

Một viên đạn có m=1,8kg đang bay thẳng đứng lên cao với v=240m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh 1 bay với v=240m/s theo phương lệch phương đứng góc 60*. Hỏi mảnh kia bay theo phương nào với vận tốc là bao nhiêu? (ĐS: góc anpha= 30*, vận tốc mảnh 2 = 415,7 m/s), không áp dụng pytago)

Dĩ nhiên bạn sẽ không áp dụng được định lý pytago vì không có cái nào tạo thành tam giác vuông cả.

Áp dụng quy tắc hình bình hành để vẽ hình ra...

Dựa vào hình vẽ, kết hợp thêm:

$p=p_1+p_2$

Áp dụng định lí cos để tìm.

Giải ra sẽ tìm ra được kết quả như kết quả của bạn
 
T

thuong0504

Một viên đạn có m=1,8kg đang bay thẳng đứng lên cao với v=240m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh 1 bay với v=240m/s theo phương lệch phương đứng góc 60*. Hỏi mảnh kia bay theo phương nào với vận tốc là bao nhiêu? (ĐS: góc anpha= 30*, vận tốc mảnh 2 = 415,7 m/s), không áp dụng pytago

Mình vẽ hình nhưng vào úp ảnh không được nên bạn tự vẽ nhé!

Ta có: $p=p_1+p_2$

Áp dụng định lí cos:

${p_2}^2={p_1}^2+p^2-2p.p_1.cosA$

Mà p=mv

Từ đó bạn thay số vào rồi tìm ra $v_2$

Áp dụng hệ quả định lí cos:

$cosB=\frac{{p_2}^2+p^2-{p_1}^2}{2.p_2.p}$

Từ đó suy ra góc B là góc giữa $v_2$ và phương thẳng đứng
 
M

mua_sao_bang_98

Một viên đạn có m=1,8kg đang bay thẳng đứng lên cao với v=240m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh 1 bay với v=240m/s theo phương lệch phương đứng góc 60*. Hỏi mảnh kia bay theo phương nào với vận tốc là bao nhiêu? (ĐS: góc anpha= 30*, vận tốc mảnh 2 = 415,7 m/s), không áp dụng pytago

Giải:

Gọi góc tạo bởi viên đạn thứ hai và phương thẳng đứng là $\alpha$ \Rightarrow $\alpha=30^o$

AD ĐLBT ĐL, ta có: $\overrightarrow{p}=\overrightarrow{p_1}+\overrightarrow{p_2}$

Ta có: $p_2=p.sin60^o$

\Leftrightarrow $m_2.v_2=M.V.sin60^o$ \Rightarrow $v_2=\frac{M.V}{M/2}.sin60^o=415,7 m/s$
 
C

conech123


Gọi góc tạo bởi viên đạn thứ hai và phương thẳng đứng là $\alpha$ \Rightarrow $\alpha=30^o$

AD ĐLBT ĐL, ta có: $\overrightarrow{p}=\overrightarrow{p_1}+\overrightarrow{p_2}$


:))

Cái 30 độ đó là đáp số cơ mà, ai cho em lấy dùng ngon quá vậy. =))

Cách của thuong0504 nó "toán tính" quá. Có cách "lí tính" hơn này:

Coi như bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực.

Áp dụng bảo toàn động lượng ta có:

[TEX]\vec{P} = \vec{P}_1 + \vec{P}_2[/TEX]

Chiếu lên phương thẳng đứng được:

[TEX]mv = \frac{m}{2}.v_1.cos60^0 + \frac{m}{2}v_2.cos\alpha[/TEX]

Hay được: [TEX]2v = vcos60^0 + v_2cos\alpha \Rightarrow \frac{3}{2}v = v_2cos\alpha[/TEX] (1)

Chiếu lên phương ngang:

[TEX]m_1.v_1sin60^0 = m_2v_2.sin\alpha[/TEX]

Hay : [TEX]vsin60^0 = v_2sin\alpha \Leftrightarrow \frac{\sqrt[]{3}}{2}v = v_2sin\alpha[/TEX] (2)


Lấy (2) chia (1) được [TEX]tan\alpha = \frac{\sqrt[]{3}}{3}[/TEX]

Anh nghĩ dùng phép chiếu vecto động lượng sẽ hiệu quả hơn, đỡ phải nhớ các công thức phức tạp.
 
Last edited by a moderator:
T

thuong0504

:))

Cái 30 độ đó là đáp số cơ mà, ai cho em lấy dùng ngon quá vậy. =))

Cách của thuong0504 nó "toán tính" quá. Có cách "lí tính" hơn này:

Coi như bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực.

Áp dụng bảo toàn động lượng ta có:

[TEX]\vec{P} = \vec{P}_1 + \vec{P}_2[/TEX]

Chiếu lên phương thẳng đứng được:

[TEX]mv = \frac{m}{2}.v_1.cos60^0 + \frac{m}{2}v_2.cos\alpha[/TEX]

Hay được: [TEX]2v = vcos60^0 + v_2cos\alpha \Rightarrow \frac{3}{2}v = v_2cos\alpha[/TEX] (1)

Chiếu lên phương ngang:

[TEX]m_1.v_1sin60^0 = m_2v_2.sin\alpha[/TEX]

Hay : [TEX]vsin60^0 = v_2sin\alpha \Leftrightarrow \frac{\sqrt[]{3}}{2}v = v_2sin\alpha[/TEX] (2)


Lấy (2) chia (1) được [TEX]tan\alpha = \frac{\sqrt[]{3}}{3}[/TEX]

Anh nghĩ dùng phép chiếu vecto động lượng sẽ hiệu quả hơn, đỡ phải nhớ các công thức phức tạp.

Nhưng mà khi làm trắc nghiệm làm theo cách anh thì rất lâu, em thấy cách em tuy hơi "toán" tí xíu nhưng mà nhanh gọn lẹ :D

Thuộc công thức tí là ra... còn bên anh phải làm nhiều bước nữa ạ :))
 
Top Bottom