Vật lí BT Động Năng

flower_on_the_river

Học sinh mới
Thành viên
17 Tháng hai 2018
3
1
11
22
TP Hồ Chí Minh
THPT Trần Khai Nguyên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

*Trình bày từng bước giúp mình nhé, vẽ hình nếu có, mình chưa hiểu nhiều lắm nên mong mọi người giúp đỡ, xin cảm ơn nhiều ạ*
Một vật có khối lượng m trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 40m và nghiêng một góc 30 ° so với phương ngang. Bỏ qua ma sát trên mặt phẳng nghiêng, cho g=110m/s².
a) Tìm vận tốc tại chân mặt phẳng nghiêng.
b) Sau đó, vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang 100m nữa rồi dừng lại. Tính hệ số ma sát trên mặt phẳng ngang?
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
22
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
*Trình bày từng bước giúp mình nhé, vẽ hình nếu có, mình chưa hiểu nhiều lắm nên mong mọi người giúp đỡ, xin cảm ơn nhiều ạ*
Một vật có khối lượng m trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 40m và nghiêng một góc 30 ° so với phương ngang. Bỏ qua ma sát trên mặt phẳng nghiêng, cho g=110m/s².
a) Tìm vận tốc tại chân mặt phẳng nghiêng.
b) Sau đó, vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang 100m nữa rồi dừng lại. Tính hệ số ma sát trên mặt phẳng ngang?
upload_2018-2-17_8-13-31.png
a) biến thiên động năng = công ngoại lực ( ở đây ngoại lực chỉ có trọng lực )
[tex]\frac{1}{2}m.v'^{2}-0=m.g.h=m.g.l.sin30[/tex]
=> v'
b) khi trượt trên mặt ngang trọng lực vuông góc phương dịch chuyển nên o sinh công
còn lại công ma sát
[tex]0-\frac{1}{2}mv'^{2}=-mg.\mu .s[/tex] => u nhé
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Thế Nhân

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2017
171
310
71
32
TP Hồ Chí Minh
Em có thể giải theo các bước thế này:

- Mặt phẳng nghiêng dài 40m, nghiêng 30 độ, vậy ta tính được chiều cao h của mặt phẳng nghiêng là 20m.

- Vì trên mặt phẳng nghiêng không có ma sát, vậy toàn bộ thế năng ban đầu của vật sẽ chuyển thành động năng tại chân dốc. mg.h = mv^2/2, tính được vận tốc v tại chân dốc.

- Vật trượt 100m trên mặt phẳng ngang rồi dừng - động năng tại chân dốc (hay cũng chính là thế năng ban đầu) đã chuyển thành công của lực ma sát.

N.u.S = m.g.h với:

N = m.g

S = 100 m

Từ đó em tính được hệ số ma sát u.
 
  • Like
Reactions: Trai Họ Nguyễn
Top Bottom