II. Các bộ phận chính của câu (nòng cốt câu)
Các bộ phận chính của câu là những thành phần quan trọng trong câu, không thể bỏ đi được, nếu không có hoàn cảnh đặc biệt.
Muốn tìm đưọc bộ phận chính của một câu, em hãy thử lược bỏ dần từng bộ phận của câu đó. Những bộ phận không thể lược bỏ chính là bộ phận chính của câu.
1. Chủ ngữ
a)Khái niệm
Chủ ngữ (viết tắt là CN) là bộ phận chính của câu, chỉ người, vật, sự việc (thường là danh từ) được miêu tả nhận xét trong câu.
VD: Bác Hồ rất yêu nhi đồng
Bác Hồ : CN
b)Cách nhận biết CN
Để xác định bộ phận nào của câu là CN, em thực hiện các bước sau:
-Tìm bộ phận chính của câu, tức là những bộ phận quan trọng nhất của câu, không thể lược bỏ đi
VD: Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
Ta có: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
-Tìm bộ phận chính trẩ lời cho câu hỏi: "Ai" hoăc "Cái gì". Bộ phận ấy chính là CN.
VD: Ai đọc bản tuyên ngôn độc lập?
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập
Như thế Bác Hồ là CN.
c)Phân loại
Có nhiều loại CN
-Xét theo từ loại làm chủ ngữ: CN thường do danh từ hoặc đại từ xưng hô đảm nhiệm.
VD: Ngoài đồng, lúa đã chín rộ.
Chúng tôi đang hát.
Đôi khi CN còn do tính từ hoặc động từ đảm nhiệm
VD: Lao động là vinh quang
Khỏe mạnh là mong ước của mọi người
-Xét theo vị trí của CN trong câu
Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Tuy nhiên, trong những điêu kiện nhất định, chủ ngữ có thể đứng sau vị ngữ.
VD: Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng
tua tủa: VN
những mầm măng: CN
-Xét theo số lượng bộ phận song song làm CN
Chủ ngữ có thể do một từ hoặc một nhóm từ tạo thành
VD: Em đi học
Quê nội em ở Hà Nội.
Bên cạnh đó, chủ ngữ còn do hai hoặc nhiều từ, nhóm từ kết hợp bình đẳng với nhau.
VD: Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa.
....
2. Vị ngữ
a)Khái niệm
Vị ngữ (viết tắt là VN) là một bộ phận chính của câu chỉ hoạt động hoặc tính chất, trạng thái của chủ ngữ trong câu
VD: Gió biển thổi lồng lồng
thổi lồng lồng: VN
b)Cách nhận biết VN
Để xác định bộ phận nào của câu là VN, em thực hiện các bước sau:
-Tìm bộ phận chính của câu, tức là những bộ phận quan trọng nhất của câu, không thể lược bỏ đi
VD: Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
Ta có: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
-Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi "Làm gì" hoặc "Như thế nào". Bộ phận ấy chính là VN.
VD: Bác Hồ làm gì?
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
c)Phân loại
Có nhiều loài VN:
-Xét theo từ loại làm VN.
VN thường do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm
VD: Hoa nở rộ
Ngoài ra, VN còn có thể do danh từ học đậi từ nhân xưng đảm nhiệm.
VD: Tôi là học sinh
-Xét theo vị trí của VN trong câu
VN thường đứng sau CN. Tuy nhiên vẫn có thể đảo VN lên trước CN trong một số trường hợp nhất định
-Xét theo số lượng bộ phận song song làm VN
VN có thể do một từ, một cụm từ tạo thành.
VD: Chim hót
Người ta trồng nhiều cá phê
Bên cạnh đó, vị ngữ còn do hai hoặc nhiều từ, nhóm từ kết hợp bình đẳng với nhau.
VD: Chữ mình sạch và đẹp
.....