Phân vi sinh vật hay hay son gọi là phân vi sinh là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..
Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao.
Sở dĩ phân vi sinh có thời hạn sử dụng ngắn vì các chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống ở một số điều kiện môi trường bảo quản như nhiệt độ, ánh sáng không phù hợp, các VSV sẽ chết và mất hoạt tính không sử dụng được lâu. Thường sau từ 1 đến 6 tháng hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng được ghi trên bao bì. Cần cất giữ phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào.
Trong phân hữu cơ thường có các vi khuẩn, vi nấm, trửng các loại ký sinh trùng gây bệnh cho người, gia súc, cho cây. Phân thường có mùi khó chịu, chứa rất nhiều các chất cao phân tử như xen lu lô, he mi xen lu lô, tinh bột, pro tê in, mở... Khi ủ phân đúng cách nhiệt độ đống ủ làm chết hầu hết các loại vi khuẩn, vi nấm, trửng các loại ký sinh trùng, phân mất mùi khó chịu, các chất cao phân tử như xen lu lô, he mi xen lu lô, tinh bột, pro tê in, mở... bị phân hủy thành các chất có cấu tạo phân tử nhỏ hơn nên cây dễ hấp thu hơn như xen lu lô, he mi xen lu lô, tinh bột bị biến thành các loại tinh bột có phân tử thấp; pro tê in biến thành các ami nô a xit mà các sản phẩm sau quá trình ủ là nguồn thức ăn, môi trường tốt cho sự phát triển của các loại vi sinh có ích như các vi sinh cố định đạm