Trong phần cuối của bài thơ, người đi đường bỗng nhiên dừng lại, phần vì mệt mỏi bởi con đường đi đầy khó khăn bị ngăn cách bởi núi (phía Bắc) và biển (phía Nam) phần vì phân vân nên đi tiếp hay từ bỏ. Nỗi bế tắc, tuyệt vọng bao trùm tâm trạng người đi đường bởi cuối cùng "Hãy nghe ta hát khúc đường cùng". Qua niềm bi phẫn và nỗi thất vọng trc con đường khoa cử, công danh và rộng hơn là đường đời có thể thấy đc tầm nìn rộng của Cao Bá Quát. Ông đã thấy đc sự bảo thủ, lạc hậu của chế độ học hành thi cử nói riêng, của chế độ nhà Nguyễn nói chung. Người trí thức hoài nghi, chán nản, bế tắc trc con đường công danh truyền thống. Câu thơ cuối cuối bài như một lời tự vấn "Anh đứng làm chi trên bãi cát?" đã thôi thúc Cao Bá Quát cần phải làm đc điều j lớn lao, có ích hơn cho đời. Đó là khát khao thay đổi tìm con đường khác, là tư tưởng thay đổi cộc sống đương thời cũng là sự đổi mới trong suy nghĩ của tác giả. Phải chăng đây là một trong những lí do dẫn Cao Bá Quát đến với cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn?