Văn 9 Bồi dưỡng văn

Tuấn Phong

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng tư 2017
125
99
66
20
Quảng Trị
THCS Thành Cổ

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
1.Nêu cảm nhận về khung cảnh lễ hội trong tết thanh minh (8 câu giữa) trong đoạn trích ''Cảnh ngày xuân''_Nguyễn Du.
2.Phân tích khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.(Viết thành bài văn)
Đây là phần phân tích. Cậu tự triển khai nhé

1. Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:
- Trong tiết Thanh minh có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: đi tảo mộ ( lễ) và đi chơi xuân ở chốn đồng quê (hội).
- Tác giả sử dụng một loạt các từ hai âm tiết ( cả từ ghép và từ láy) để gợi lên không khí lễ hội thật tưng bừng, rộn rã:
+ Các danh từ: “yến anh”,”chị em”,”tài tử”,”giai nhân”,”ngựa xe”,”áo quần”… -> Gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội.
+ Các động từ: “sắm sửa”,”dập dìu”,… -> Gợi tả sự rộng ràng, náo nhiệt của ngày hội.
+ Các tính từ: “gần xa”,”nô nức”… -> Tâm trạng của người đi hội.
- Cách nói ẩn dụ: “Gần xa nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân, từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít.
- Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã gợi lên một tập tục, một nét đẹp truyền thống của văn hóa lễ hội xa xưa. Cáctrang tài tử giai nhân vui xuân mở hộinhưng không quên những người đã mất:
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

2. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về:
- Cuộc vui rồi cũng đến hồi kết thúc. Sáu câu thơ cuối là cảnh chị em Thúy Kiều ra về khi trời đã xế chiều và hội đãn tan.
- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt,khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang.Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, không khí nhộn nhịp , rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
- Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”,”nao nao”… không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. “Nao nao dòng nước uốn quanh” báo trước ngay sau lúc này, Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên và chàng thư sinh Kim Trọng.
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
1.Nêu cảm nhận về khung cảnh lễ hội trong tết thanh minh (8 câu giữa) trong đoạn trích ''Cảnh ngày xuân''_Nguyễn Du.
2.Phân tích khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.(Viết thành bài văn)
Đề 1 : Mình sẽ hướng dẫn các bước để sau này tương tự rồi làm nhé!
*Tìm hiểu đề :
- Dạng đề: Cảm nhận (biểu cảm là chính đan xen phân tích).
- Đối tượng biểu cảm : bức tranh lễ hội.
- Phạm vi : tám câu thơ giữa đoạn trích Cảnh ngày xuân.
*Định hướng ý :
- Khát quát: Bức tranh lễ hội rộn ràng, náo nức, mê say, chan chứa tình người.
- Thời gian: Bức tranh miêu tả vào Tiết thanh minh - đầu tháng ba, đó là thời điểm đẹp nhất, viên mãn nhất của mùa xuân quê nhà: tiết trời trong trẻo, không khí ấm áp, trong lành, sắc xuân tươi sáng. Đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội truyền thống.
- Các ý nhỏ :
+ Các lễ hội truyền thống: Lễ tảo mộ, hội đạp thanh, du xuân đồng quê, sửa sang phần mộ, đốt vàng mã cho người đã khuất, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, hướng lòng mình về cội nguồn. Đây là lễ hội mang nét văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt từ rất lâu đời. Đoạn thơ nghiêng về tả hội nhiều hơn tả lễ.
+ Không khí lễ hội: Được tái hiện qua hàng loạt danh từ, động từ, tính từ, từ ghép, từ láy: nô nức, yến anh, chị em, giai nhân, áo quần, tài tử, dập dìu,... làm sống dậy không khí rộn ràng, tưng bừng, náo nức của mọi người khắp mọi miền quê khác nhau đổ về dự lễ hội trong tiết trời xuân trong sáng. Dường như người ta chờ đợi, sắm sửa cho ngày này lâu lắm rồi.
+ Hình ảnh con người hiện lên thật đẹp, thật ấn tượng. Nghệ thuật nhân hóa, đảo ngữ, ẩn dụ : nô nức, yến anh; so sánh, nói quá kết hợp với hoán dụ ngựa xe đã gợi tả sinh động hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp nói cười ríu rít như chim én, chim oanh. Tài tử giai nhân, nam thanh nữa tú dập dìu sánh bước thật hữu tình. Ngựa xe đi lại nườm nượp như nước, người người cuồn cuộn đổ về chật như nêm, áo quần sặc sỡ, đủ màu sắc...
* Đánh giá :
- Với ngòi bút tả cảnh sinh hoạt tinh tế, đặc sắc, tả cận cảnh chủ yếu tả hoạt động của con người, Nguyễn Du đã giúp chúng ta trở về sống với không khí tưng bừng, rộn rã của ngày thanh minh, sống trong không gian văn hóa chan chứa tình người. Cảm nhận rõ nét hơn về một hoạt động truyền thống của dân tộc ta giữa ngày xuân náo nhiệt cũng như cảm nhận được tâm hồn trong tráng, tràn đầy tình yêu cuộc sống của chị em Kiều trong những ngày trước khi biến cố xảy ra.

Đề 2 : Đại loại thì như thế này nha ^^
- Chị em Thúy Kiều du xuân trở về trong khung cảnh thiên nhiên.
+ Thời gian: chiều tà, hoàng hôn buông xuống, lúc hội tan. Thời gian gợi buồn, xuất hiện nhiều trong thơ cồ.
+ Không gian: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang.
Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh,... Vẫn cái nét êm đềm, trong trẻo, dịu dàng của mùa xuân nhưng bức tranh xuân không bao la, tươi sáng như mở đầu ngày hội mà như bé lại, nhỏ đi, hẹp dần trong con mắt người du xuân, bỏ lại sau lưng một mùa xuân tươi đẹp, rộn ràng, náo nức, cảnh ở đây dường như đã bị nhuốm màu tâm trạng.
 
Last edited:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
1.Nêu cảm nhận về khung cảnh lễ hội trong tết thanh minh (8 câu giữa) trong đoạn trích ''Cảnh ngày xuân''_Nguyễn Du.
2.Phân tích khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.(Viết thành bài văn)
Chị hỗ trợ đề 2 cho chi tiết hơn nhé.
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Đoạn trường tân thanh
- Dẫn dắt vào khung cảnh lễ hội tiết thanh minh
II. Thân bài:
1. Phong cảnh nhuốm màu tâm trạng:
- Ngày hội vui đã lùi dần về quá khứ, không khí rộn rã, náo nức đã dần biến mất => mọi thứ dần trở nên nhạt nhòa
- Hai chị em thơ thẩn, một cảm giác tiếc nuối được hiện lên một cách thật mơ hồ
2. Phong cảnh báo trước số phận:
- Cảnh đẹp, thanh tĩnh nhưng buồn hiện lên rõ nét qua "nao nao"
- Đem đến dự cảm bất ổn, âu lo cho tương lai (điều mà tất sẽ xảy đến với nàng trong 15 năm lưu lạc)
3. Đánh giá đôi nét về nghệ thuật của Nguyễn Du:
- Sử dụng một cách tài tình bút pháp tả cảnh ngụ tình
- Sử dụng các từ ngữ gợi cảm, cấu trúc đảo để giúp người đọc hình dung rõ về cảnh ngày xuân khi chị em Thúy Kiều trở về
III. Kết bài: Cảm nhận tổng thể:
- Nguyễn Du rất am hiểu về xúc cảm của con người
- Đoạn thơ đã thành công khi miêu tả về bức tranh ngày xuân tươi đẹp
 
Top Bottom