Văn 8 Bồi dưỡng văn

Tuấn Phong

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng tư 2017
125
99
66
20
Quảng Trị
THCS Thành Cổ
  • Like
Reactions: tdoien

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Phân tích bài thơ "Ngắm trăng" và "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh. Từ đó tìm điểm gặp nhau về nội dung và hình thức thể hiện trong 2 bài thơ

Phân tích bài thơ ''Ngắm trăng''
- Tình yêu trăng đến say mê, vượt lên mọi khó khăn , gian khổ của Bác Hồ:
+ Trong chốn lao tù lạnh lẽo, vẻ đẹp của ánh trăng thanh khiết khiến cho Bác rung động mãnh liệt. Giữa không gian huyền ảo tràn ngập ánh trăng, các bậc cao nhân thường dọn sẵn cho mình bàn tiệc hưởng trăng. Nhưng bàn tiệc hưởng trăng của Bác thật đặc biệt : không rượu, không hoa. Nhưng có hề chi, có đáng bận lòng lắm hay khi yếu tố vật chất dù không có nhưng điều quan trọng là trong chốn tù giam lạnh lẽo kia vẫn hiện hữu một con người yêu trăng đến tha thiết.
+ Trong cái khó khăn của cuộc sống tù ngục, Bác không cảm thấy cô đơn vì luôn có trăng bầu bạn. Trăng và Bác vượt qua mọi rào cản song sắt để cùng nhau đàm tâm, vậy nên trăng hiểu Người, Người cũng hiểu trăng. Qua đó ta thấy được sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù Hồ Chí Minh: vượt lên trên những gian khổ, không bận tâm đến xiềng xích muỗi rệp, Bác đã để tâm hồn bay bổng, đối diện với vầng trăng tri kỉ, tri âm. Mở đầu bài thơ, Bác là một người tù, nhưng kết thúc bài thơ, Bác đã trở thành một thi nhân tự do hòa mình với thiên nhiên.
....
-------
Phân tích bài thơ ''Cảnh khuya'' :
a) Hai câu đầu:
- Bài thơ mở ra bằng bức tranh đêm trăng tươi đẹp và âm thanh dịu ngọt của tiếng suối "Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
- Tiếng suối đc ví như tiếng hát trong trẻo, êm đẹp, dịu ngọt của con người, làm cho tiếng suối trở nên có tâm hồn và gần gũi, ấm áp.
- Nghệ thuật "lấy động tả tĩnh", dùng âm thanh (tiếng suối) để khắc họa sự yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya.
- Cảnh khuya còn được gợi tả bằng sắc màu thơ mộng của bức tranh sơn mài nhiều tầng, nhiều lớp. Trên cao có ánh trăng sáng lung linh huyền ảo đang soi chiếu xuống vòm cây cổ thụ. Bóng trăng hòa với bóng hoa tạo thành những đốm sáng lung linh. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên với 2 mảng màu đen trắng tuyệt đẹp.
- Điệp từ "lồng": xóa nhòa khoảng cách giữa các sự vật, tạo nên vẻ đẹp giao hòa của thiên nhiên. Cảnh vật thật thơ mộng, huyền ảo.
b) Hai câu sau:
- Hai câu sau thể hiện tâm trạng và chiều sâu tâm hồn của Bác: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
- Phép so sánh ở câu 3 "Cảnh khuya như vẽ" thể hiện sự rung động và niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên của người nghệ sĩ. Con người mở lòng đón nhận và mê mẩn trước vẻ đẹp đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc.
- Điệp ngữ "Chưa ngủ" ở cuối câu 3 và đầu câu 4 như 1 bản lề mở ra hai phía tâm trạng của Bác. Bác không chỉ có tâm hồn thi sĩ mà còn mang phẩm chất của người chiến sĩ. Tâm hồn thi sĩ đã hòa quyện vào tinh thần chiến sĩ trong con người chủ tịch Hồ Chí Minh.
...
 
Top Bottom