Sử 11 Bối cảnh

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
760
166
17
Lào Cai
Lào Cai
Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây trong bối cảnh như thế nào?
ThinneCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Thế giới:

* Chủ nghĩa tư bản phương Tây

  • Từ nửa sau thế kỉ XIX, CNTB đang chuyển sang giai đoạn đế quốc, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công trở nên gay gắt, họ đẩy nhanh quá trình xâm chiến thuộc địa.
  • Thủ đoạn của các nước tư bản là dùng vũ trang buộc các nước kí kết
  • Các nước phương Đông
  • Các nước phương Đông là vùng đất rộng lớn, đông dân, rất giàu tài nguyên và khoáng sản, nhưng đang ở thời kì phong kiến và bắt đầu lâm vào khủng hoảng đã trở thành đối tượng xâm lược số một của các nước tư bản phương Tây.
  • Anh đã chiếm Ấn Độ, Ôttraylia, Inđônêxia bị Hà Lan xâm lược; Philippin là thuộc địa của Tây Ban Nha. Nhật Bản và Trung Quốc phải kí những hiệp ước bất bình đẳng với Anh - Pháp - Mĩ… Việt Nam cũng nằm trong quỹ đạo đó. Nếu không phải là Pháp thì cũng sẽ là một tên đế quốc khác xâm lược Việt Nam. So với các đế quốc khác thì thực dân Pháp có những điều kiện thuận lợi hơn các nước đế quốc khác ở Việt Nam.
-Tư bản Pháp đã bám sâu vào Việt Nam. Giữa thế kỉ XVIII, Pháp bị mất thuộc địa Ca-na-đa, Ấn Độ…, nên càng muốn có thuộc địa Viễn Đông, trước hết là VN. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược.
b. Bối cảnh trong nước trước nguy cơ thực dân Pháp xâm lược:

- Giữa thế kỉ XIX, Việt NAm là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và đạt được một số những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, giai đoạn này chế độ phong kiến đã có những biểu hiện khủng hoảng:
- Chính trị: Nhà Nguyễn ra sức củng cố chế độ quân chủ chuyên chế đã trở nên lạc hậu. ban hành nhiều luật lệ hà khắc đối với nhân dân.
- Kinh tế: Nông nghiệp sa sút, nạn đói kém, mất mùa thường xuyên xảy ra.
- Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu, do nhà nước thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
- Quân sự lạc hậu, quốc phòng yếu kém, khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút.
- Đối ngoại sai lầm: “ cấm đạo”, giết giáo sĩ làm cho Việt Nam bị cô lập. và đồng thời tạo cho thực dân Pháp có cớ để phát động cuộc xâm lược.
- Xã hội: Quan lại địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất nông dân và bóc lột bằng sưu cao, thuế ặng. Đời sống nhân dân đói khổ, nạn đói xảy ra liên miên. Đồng thời chính sách cấm đạo, sát đạo là lòng dân li tán, rạn nứt khối đoàn kết dân tộc. Hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi. Một giáo sĩ phương Tây nhận xét: “xã hội đang lên cơn sốt thực sự”.
=> Trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nguyễn đã không có biện pháp nào để phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân nhằm tăng sức mạnh đất nước mà trái lại còn thi hành nhiều chính sách bảo thủ về chính trị, kinh tế, xã hội càng làm đất nước suy yếu, mất dần cường khả năng phòng thủ đất nước, và nguy cơ bị xâm lược càng cao.
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại : TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn

Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 
Top Bottom