Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
* Mỗi đứa trẻ có một tính cách hoàn toàn khác nhau, thật khó để nói dạy con theo cách nào là đúng. Nhưng không nên áp dụng một cách quá nhiều. Ví dụ như cha mẹ áp dụng "không đòn roi" suốt cũng không được, mà áp dụng "đòn roi" hoài cũng không nên.
Phải cho con cái hiểu giới hạn của mình, hiểu được cái gì đúng cái gì sai và sai ở mức độ thế nào và có nên tái phạm hay không. Và việc đánh con như thế nào để bé hiểu cái sai, không tái phạm mà cũng không hại đến con mình đó là cái hay của người làm cha mẹ.
Theo tôi thì nên kết hợp hai phương pháp ở hai mức độ: thường xuyên (không đòn roi) + ít thường xuyên (phạt + đòn).
Chi tiết là, nếu trẻ làm sai mình nên giải thích cho bé biết đó là sai và không nên làm. Nếu bé vẫn cứ như thế mình bắt đầu phạt bé: cho bé khoanh tay đứng một chỗ, khẽ tay... nặng nhất là khẽ mông (nhưng đừng nặng tay) và tôi xin nói trường hợp này rất nên "hạn chế" thì mới có hiệu quả, chứ đánh nhiều sẽ làm bé trở nên "lì" giống như "kháng thuốc". (Nguyễn Tí)
* Theo tôi, đòn roi hay mềm mỏng không phải là vấn đề, vấn đề ở chỗ cách thức cha mẹ tạo sự kết nối với con trẻ.
Sử dụng đòn roi để dạy trẻ có nghĩa là cha mẹ đã luôn coi suy nghĩ của mình là đúng và áp đặt lên bọn trẻ, còn sử dụng phương pháp mềm mỏng thì lại vô tình làm cho trẻ nghĩ mình là đúng.
Khi thấy trẻ không nghe lời là trước hết phải lắng nghe và thấu hiểu trẻ, vì mỗi đứa trẻ sẽ có suy nghĩ khác nhau và cách phản ứng cũng khác.
Tôi chắc chắn rằng ở các bậc cha mẹ hiện tại không ít lần nghe các câu "Cha/mẹ không hiểu con gì cả!", còn bản thân cha mẹ khi nghe câu đó liền nói: "Sao lại không hiểu, bản thân cha mẹ cũng đã từng trải qua giai đoạn như con".
Đây là quan niệm sai lầm, vì cha mẹ đang quy chụp suy nghĩ của bản thân mình lên con cái. Hơn nữa, có phải bản thân cha mẹ cũng từng nói thầm trong bụng câu nói cha mẹ không hề hiểu mình vào những ngày mình còn nhỏ?
Cái chính vẫn là lắng nghe, thấu hiểu để tìm ra nguyên nhân tạo ra phản ứng của trẻ, sau đó cùng trẻ tâm sự, nếu trẻ cảm thấy bố mẹ rất quan tâm, trẻ sẽ tự động mở lòng và nghe theo lời của bố mẹ.
Đây là một quá trình trung gian rất quan trọng, nhưng hầu hết đều bị bỏ qua, và kết quả luôn là hậu quả mà mọi người vẫn thường thấy: trẻ trở nên lì lợm và không nghe lời. (Thanh Sơn)
* Lối sống của một gia đình rất quan trọng đối với trẻ. Nếu một gia đình không hoàn hảo và những gì xảy ra hàng ngày đối với người lớn sẽ ăn sâu vào ký ức con trẻ, dần dần trẻ sẽ suy nghĩ theo chiều hướng sai trái của người lớn.
Theo tôi nghĩ cách tốt nhất để dạy trẻ thì phải có một gia đình thật sự hoàn hảo đi cái đã. Người lớn phải làm gương thì con cháu mình sẽ noi theo. Đừng cứ có lỗi gì cũng trút hết vào đầu trẻ, trong khi người lớn đang làm sai trước mặt con cháu mình mà không hay biết... (Dư Trọng Tín)
* Không có một công thức chung nào cho bọn trẻ cả. Mỗi đứa mỗi tính, mỗi cách "tự nhận thức". Do đó, cha mẹ nên tùy trường hợp mà có biện pháp dạy bảo phù hợp với chúng.
Ví dụ Thủ tướng Lý Quang Diệu từng bị cha cho ăn roi vì mắc lỗi; Thủ tướng Lý Hiển Long chưa bao giờ nếm mùi đòn roi của bố. Nhưng hai người đều thành công trên cương vị lãnh đạo đất nước. (N.D.Khanh)
Phải cho con cái hiểu giới hạn của mình, hiểu được cái gì đúng cái gì sai và sai ở mức độ thế nào và có nên tái phạm hay không. Và việc đánh con như thế nào để bé hiểu cái sai, không tái phạm mà cũng không hại đến con mình đó là cái hay của người làm cha mẹ.
Theo tôi thì nên kết hợp hai phương pháp ở hai mức độ: thường xuyên (không đòn roi) + ít thường xuyên (phạt + đòn).
Chi tiết là, nếu trẻ làm sai mình nên giải thích cho bé biết đó là sai và không nên làm. Nếu bé vẫn cứ như thế mình bắt đầu phạt bé: cho bé khoanh tay đứng một chỗ, khẽ tay... nặng nhất là khẽ mông (nhưng đừng nặng tay) và tôi xin nói trường hợp này rất nên "hạn chế" thì mới có hiệu quả, chứ đánh nhiều sẽ làm bé trở nên "lì" giống như "kháng thuốc". (Nguyễn Tí)
* Theo tôi, đòn roi hay mềm mỏng không phải là vấn đề, vấn đề ở chỗ cách thức cha mẹ tạo sự kết nối với con trẻ.
Sử dụng đòn roi để dạy trẻ có nghĩa là cha mẹ đã luôn coi suy nghĩ của mình là đúng và áp đặt lên bọn trẻ, còn sử dụng phương pháp mềm mỏng thì lại vô tình làm cho trẻ nghĩ mình là đúng.
Khi thấy trẻ không nghe lời là trước hết phải lắng nghe và thấu hiểu trẻ, vì mỗi đứa trẻ sẽ có suy nghĩ khác nhau và cách phản ứng cũng khác.
Tôi chắc chắn rằng ở các bậc cha mẹ hiện tại không ít lần nghe các câu "Cha/mẹ không hiểu con gì cả!", còn bản thân cha mẹ khi nghe câu đó liền nói: "Sao lại không hiểu, bản thân cha mẹ cũng đã từng trải qua giai đoạn như con".
Đây là quan niệm sai lầm, vì cha mẹ đang quy chụp suy nghĩ của bản thân mình lên con cái. Hơn nữa, có phải bản thân cha mẹ cũng từng nói thầm trong bụng câu nói cha mẹ không hề hiểu mình vào những ngày mình còn nhỏ?
Cái chính vẫn là lắng nghe, thấu hiểu để tìm ra nguyên nhân tạo ra phản ứng của trẻ, sau đó cùng trẻ tâm sự, nếu trẻ cảm thấy bố mẹ rất quan tâm, trẻ sẽ tự động mở lòng và nghe theo lời của bố mẹ.
Đây là một quá trình trung gian rất quan trọng, nhưng hầu hết đều bị bỏ qua, và kết quả luôn là hậu quả mà mọi người vẫn thường thấy: trẻ trở nên lì lợm và không nghe lời. (Thanh Sơn)
* Lối sống của một gia đình rất quan trọng đối với trẻ. Nếu một gia đình không hoàn hảo và những gì xảy ra hàng ngày đối với người lớn sẽ ăn sâu vào ký ức con trẻ, dần dần trẻ sẽ suy nghĩ theo chiều hướng sai trái của người lớn.
Theo tôi nghĩ cách tốt nhất để dạy trẻ thì phải có một gia đình thật sự hoàn hảo đi cái đã. Người lớn phải làm gương thì con cháu mình sẽ noi theo. Đừng cứ có lỗi gì cũng trút hết vào đầu trẻ, trong khi người lớn đang làm sai trước mặt con cháu mình mà không hay biết... (Dư Trọng Tín)
* Không có một công thức chung nào cho bọn trẻ cả. Mỗi đứa mỗi tính, mỗi cách "tự nhận thức". Do đó, cha mẹ nên tùy trường hợp mà có biện pháp dạy bảo phù hợp với chúng.
Ví dụ Thủ tướng Lý Quang Diệu từng bị cha cho ăn roi vì mắc lỗi; Thủ tướng Lý Hiển Long chưa bao giờ nếm mùi đòn roi của bố. Nhưng hai người đều thành công trên cương vị lãnh đạo đất nước. (N.D.Khanh)