D
depzaiqua
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tục ngữ ca dao:
Câu 1:
Đề:
Cho bài ca dao sau:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần ”
Hãy chỉ ra các biên pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao.
Tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong việc diễn đạt nội dung.
Gợi ý:
+ Gợi hình (tả cái gì? vấn đề gì?):
Mồ hôi rơi nhiều, rất nặng hạt, thành dòng liên tục, suốt đời đến cạn kiệt
Gợi tả công việc nặng nhọc của người đi cày, làm trong thời điểm khắc nghiệt nhất nên vô cùng vất vả. Cách chọn sự việc rất tiêu biểu vì đây là công đoạn đầu tiên, vất vả nhất, mở đầu quãng thời gian gian khổ mới có được bát cơm ngon
Hình ảnh cụ thể mà sức biểu cảm lớn, giàu ý nghĩa tượng trưng
+ Gợi cảm (tỏ thái độ, tình cảm gì?):
Sự đồng cảm với nỗi vất vả của nhà nông
Thái độ trân trọng sức lao động
Đề cao giá trị sức lao động và sản phẩm của nhà nông
Tỏ lòng biết ơn người lao động
Nhắn nhủ mọi người rằng thành quả lao động không phải bỗng dưng mà có
Câu 2:
Đề: Nhận xét về giá trị của kho tàng ca dao - tục ngữ Việt Nam, có ý kiến cho rằng:
“Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình đằm thắm,tình bạn bè keo sơn và tình yêu quê hương tha thiết”.
Qua những bài ca dao đã học và đọc thêm,em hãy làm sáng tỏ nhận địng trên.
Gợi ý: Tình cảm gia đình qua các bài ca dao:
Ca dao có nhiều bài thật đặc sắc nhưng chùm ca dao nói về tình cảm gia đình là ấn tượng nhất. Đó là những tình cảm truyền thống cao quí: tình cảm con cháu với cha mẹ, ông bà, tình cảm anh em, tình cảm của người con gái xa quê
Tình cảm các con với cha mẹ được ghi nhận bằng chín chữ cù lao bởi công lao cha mẹ sánh ngang với trời biển. Mỗi khi nhìn lên nuộc lạt mái nhà, con cháu lại nhớ thương và kính trọng ông bà, tổ tiên sâu sắc.
Tình cảm anh em được so sánh như chân với tay thật gần gũi mà thấm thía.
Tình cảm của người con gái xa quê làm nao lòng chúng ta mỗi khi đọc lên: Chiều chiều…
Các bài ca dao trên đều nói tới tình cảm yêu quí, nhớ thương và ân nghĩa thấm thía, sâu nặng dành cho những người ruột thịt bằng thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình nhắn nhủ, so sánh với các hình ảnh quen thuộc, gần gũi, dễ hiểu. Đó là tình cảm cội nguồn, làm nên đạo lý và tâm hồn Việt Nam nên chúng ta luôn trận trọng tự hào.
Câu 3:
Đề: “Tục ngữ là túi khôn của nhân loại” – Em hãy giải thích ý kiến trên
Gợi ý:
a- Mở bài: theo SGV
b- Thân bài:
+ Túi khôn:
kinh nghiệm phong phú, nhất là trong lĩnh vực thiên nhiên, lao động s
Câu 1:
Đề:
Cho bài ca dao sau:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần ”
Hãy chỉ ra các biên pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao.
Tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong việc diễn đạt nội dung.
Gợi ý:
+ Gợi hình (tả cái gì? vấn đề gì?):
Mồ hôi rơi nhiều, rất nặng hạt, thành dòng liên tục, suốt đời đến cạn kiệt
Gợi tả công việc nặng nhọc của người đi cày, làm trong thời điểm khắc nghiệt nhất nên vô cùng vất vả. Cách chọn sự việc rất tiêu biểu vì đây là công đoạn đầu tiên, vất vả nhất, mở đầu quãng thời gian gian khổ mới có được bát cơm ngon
Hình ảnh cụ thể mà sức biểu cảm lớn, giàu ý nghĩa tượng trưng
+ Gợi cảm (tỏ thái độ, tình cảm gì?):
Sự đồng cảm với nỗi vất vả của nhà nông
Thái độ trân trọng sức lao động
Đề cao giá trị sức lao động và sản phẩm của nhà nông
Tỏ lòng biết ơn người lao động
Nhắn nhủ mọi người rằng thành quả lao động không phải bỗng dưng mà có
Câu 2:
Đề: Nhận xét về giá trị của kho tàng ca dao - tục ngữ Việt Nam, có ý kiến cho rằng:
“Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình đằm thắm,tình bạn bè keo sơn và tình yêu quê hương tha thiết”.
Qua những bài ca dao đã học và đọc thêm,em hãy làm sáng tỏ nhận địng trên.
Gợi ý: Tình cảm gia đình qua các bài ca dao:
Ca dao có nhiều bài thật đặc sắc nhưng chùm ca dao nói về tình cảm gia đình là ấn tượng nhất. Đó là những tình cảm truyền thống cao quí: tình cảm con cháu với cha mẹ, ông bà, tình cảm anh em, tình cảm của người con gái xa quê
Tình cảm các con với cha mẹ được ghi nhận bằng chín chữ cù lao bởi công lao cha mẹ sánh ngang với trời biển. Mỗi khi nhìn lên nuộc lạt mái nhà, con cháu lại nhớ thương và kính trọng ông bà, tổ tiên sâu sắc.
Tình cảm anh em được so sánh như chân với tay thật gần gũi mà thấm thía.
Tình cảm của người con gái xa quê làm nao lòng chúng ta mỗi khi đọc lên: Chiều chiều…
Các bài ca dao trên đều nói tới tình cảm yêu quí, nhớ thương và ân nghĩa thấm thía, sâu nặng dành cho những người ruột thịt bằng thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình nhắn nhủ, so sánh với các hình ảnh quen thuộc, gần gũi, dễ hiểu. Đó là tình cảm cội nguồn, làm nên đạo lý và tâm hồn Việt Nam nên chúng ta luôn trận trọng tự hào.
Câu 3:
Đề: “Tục ngữ là túi khôn của nhân loại” – Em hãy giải thích ý kiến trên
Gợi ý:
a- Mở bài: theo SGV
b- Thân bài:
+ Túi khôn:
kinh nghiệm phong phú, nhất là trong lĩnh vực thiên nhiên, lao động s