Bình luận cuốn sách hay gươm báu trao tay của BS. Đỗ Hồng Ngọc

T

trungfdt

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhắc tới BS. Đỗ Hồng Ngọc thì mọi người không thể không biết đến những cuốn sach hay về sức khỏe mà ông đã nghiên cứu, đúc kết từ kinh nghiêm xương máu của mình. Người xưa tìm thuốc lên non hái lá. Thử nếm. Thử chữa bệnh cho mình. Rồi mới dám mà sẻ chia cho bạn bè hàng xóm, giữa chốn thân quen. Phải phơi nắng, phơi sương, phải chẻ, phải sao, phải sắc. Ba chén sáu phân. Tùy bệnh tình mà gia giảm. Có khi phải dùng nước mưa, có khi nước giếng, có khi nước lá sen... Phải dùng siêu đất nung nửa đen nửa đỏ, phải canh ngọn lửa than hồng nửa phừng phực nửa riu riu... Đâu có mà dễ dàng! Thuốc chữa được bệnh cũng là thuốc độc. Chỉ cần một chút sơ sẩy, hững hờ! BS. Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ trong cuốn sách hay này

guombautraotay.gif


Có lần tôi hỏi một vị sư có phải câu hay nhất trong Kim Cang là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không, sư nhẹ nhàng bảo không, Kim Cang câu nào cũng hay! Câu nào cũng hay? Vậy mà sao ta chỉ thấy những chưng hửng, ngẩn ngơ, lủng ca lủng củng, tối mịt tối mò. Hay là đã tự ngàn xưa nên tránh sao khỏi tam sao thất bổn? Hay là phải chắt lọc bốn câu một kệ mới thấy chỗ vi diệu thậm thâm? Làm sao mà “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” đủ làm cho Lục tổ Huệ Năng đại ngộ? Làm sao mà “đối cảnh vô tâm” đủ làm cho vua Trần Nhân Tông trở thành Tổ sư thiền phái Trúc Lâm? Làm sao mà hai trăm năm trước Nguyễn Du phải đốt nến đọc Kim Cang đến ngàn lần... “Ngã độc Kim Cương thiên biến linh / Kỳ trung áo chỉ đa bất minh!” (Kim Cương đọc đến ngàn lần / Mà trong mờ ảo như gần như xa) để rồi cuối cùng mới chợt tỉnh thấy ra kinh không chữ mới thật là chơn kinh. Kinh không chữ ư? Đọc giữa dòng ư? Lục tổ đã chẳng bảo: “Ta không biết chữ, chỉ biết nghĩa!” đó sao? Nhưng cũng chính ngài ân cần dặn dò không được bỏ sót dù một câu một chữ! Khó vậy thay, tải Ebook.

spring_flower.jpg


Chợt nhớ chỉ một tiếng “Om” hôm nào vang lên trong đầu chàng sa môn tuyệt vọng sắp đắm mình vào dòng nước biếc mênh mông, bỗng thấy ra khuôn mặt đầy khổ đau già cỗi đáng thương của mình mà bừng ngộ trở thành ông lão chèo đò ngày ngày đưa khách sang sông. (Câu chuyện của dòng sông, Hermann Hesse). Một câu, một chữ chẳng đã có thể chuyển hóa nỗi khổ đau thành niềm hạnh phúc, nỗi tuyệt vọng thành niềm an vui đó sao?

Như vậy với người làm thầy thuốc có thể chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ. Có thể chữa được cái bệnh mà không chữa được cái hoạn. Có thể chữa được cho người mà không chữa được cho mình. Nên phải cầu học, tìm học khôn khuây. Đâu dám mà lạm bàn những điều “thậm thâm vi diệu”. Chỉ là một cách nhìn, cách nghĩ. Một cách học, cách hành. Một cách dùng thuốc. Doc sach online gươm báu trao tay: https://www.sachweb.com/sach-hay/1140/guom-bau-trao-tay/

Giới thiệu BS. Đỗ Hồng Ngọc
Thầy thuốc ưu tú Đỗ Hồng Ngọc sinh năm 1940 tại LaGi, Hàm Tân, Bình Thuận. Nguyên Trưởng khoa cấp cứu, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM. Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM. Hội viên Hội nhà văn T.PHCM với bút danh Đỗ Nghê. Một số tác phẩm đã xuất bản:Thơ: Thơ Đỗ Nghê, Giữa hoàng hôn xưa... Sach hay cho tuổi mới lớn: Bác sĩ và những câu hỏi tuổi mới lớn, Khi người ta lớn… Sách cho các bà mẹ: Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng, Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc... Sách cho tuổi chớm già và già: Gió heo may đã về, Già ơi... chào bạn, Cành mai sân trước... Tạp văn cho những người trẻ: Thư gửi người bận rộn, Người trẻ lạ lùng. Nghiên cứu Phật giáo: Nghĩ từ trái tim, Như thị, Gươm báu trao tay...Hiện nay ông đang cộng tác viết bài cho rất nhiều báo và tạp chí. “Một bác sĩ mà lại là một thi sĩ thì luôn luôn làm cho người ta ngạc nhiên một cách thú vị”, đó lời nhận xét của học giả Nguyễn Hiến Lê viết về bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
 
Top Bottom