$\bigstar\bigstar\bigstar$Bài tập phần cơ, nhiệt hay!

C

congratulation11

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: An, Bình, Phú ở cùng 1 nơi và muốn cùng có mặt tại 1 siêu thị cách đó $4,8 km$, đường đi thẳng. Họ có 1 chiếc xe đạp chỉ có khả năng chở thêm 1 người nên giải quyết theo cách sau: Phú đèo An khởi hành cùng lúc với Bình đi bộ, tới một vị trí thích hợp thì An xuống xe đi bộ tiếp còn Phú quay lại đón Bình. Biết cả 3 đến siêu thị cùng một lúc. Coi các chuyển động là thảng đều liên tục và xe đạp có vận tốc không đổi là $12km/h$, An và Bình đi bộ với vận tốc đi bộ như nhau là $4km/h$. Tính thời gian ngồi sau xe đạp và thời gian đi bộ của An.
 
T

thaolovely1412

Gọi [TEX]t_1[/TEX] là thời gia An ngồi sau xe đạp;[TEX] t_2[/TEX] là thời gian đi bộ của An;[TEX] t_3[/TEX] là tổng thời gian cần thiết để An đến siêu thị
Tổng quãng đường An được :
[TEX]12t_1+4(t_3-t_1)=4,8 \Leftrightarrow 2t_1+t_3=1,2[/TEX] (1)
Quãng đường mà Bình đi được:
[TEX]4t_2+12(t_3-t_2)=4,8 \Leftrightarrow 3t_3-2t_2=1,2[/TEX] (2)
Quãng đường mà Phú đi được :
[TEX]12t_1-12(t_2-t_1)+12(t_3-t_2)=4,8 \Leftrightarrow 2t_1+t_3-2t_2=0,4[/TEX] (3)
Từ (1) ; (2); (3) \Rightarrow [TEX]t_1=\frac{0,8}{3}[/TEX]h; [TEX]t_2[/TEX]=0,4h; [TEX]t_3=\frac{2}{3}[/TEX]h
Vậy An ngồi sau xe đạp của Bình trong[TEX] \frac{0,8}{3}[/TEX]h và đi bộ trong 0,4h

P/s: Không biết có đúng không nữa :D
 
C

congratulation11

Gọi [TEX]t_1[/TEX] là thời gia An ngồi sau xe đạp;[TEX] t_2[/TEX] là thời gian đi bộ của An;[TEX] t_3[/TEX] là tổng thời gian cần thiết để An đến siêu thị

Quãng đường mà Bình đi được:
[TEX]4t_2+12(t_3-t_2)=4,8 \Leftrightarrow 3t_3-2t_2=1,2[/TEX] (2)


Nhầm rồi em nhé!

Nếu gọi $t_2$ là thời gian đi bộ của An thì trong lúc ấy Bình phải đi xe cùng Phú chứ nhỉ! ;))
 
C

congratulation11

Xem ra em cũng hiểu vấn đề, chỉ là nhầm lẫn một tẹo thôi! Bài tiếp

Bài 2: Một học sinh dùng một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng $M=0,5kg$ để pha $m=0,6kg$ nước nhằm đạt nhiệt độ cuối cùng là $15^oC$. Học sinh đó rót vào nhiệt lượng kế $m_1 \ \ kg$ nước ở nhiệt độ $t_1=40^oC$ và thả vào đó $m_2 \ \ kg$ nước đá ở nhiệt độ $t_2=-10^oC$. Khi tính toán, học sinh đó không chú ý rằng, trong khi nước đá đang tan, mặt ngoài của nhiệt lượng kế sẽ có một ít nước bám vào thành thử nhiệt độ cuối cùng của nước là $18^o C$. Hãy giải thích xem sai lầm của học sinh ở đâu và tính khối lượng nước bám vào mặt ngoài của nhiệt lượng kế. Biết nhiệt dung riềng của đồng, nước và nước đá tương ứng là: $C_d=400J/kg.K, \ \ C_1=4200J/kg.K, \ \ C_2=2100J/kg.K$. Nhiệt nóng chảy của đá là $\lambda = 3,35.10^5J/kg$, nhiệt hoá hơi của nước ở $18^oC$ là $L=2,46.10^6J/kg$.
 
Top Bottom