Những biểu hiện yêu nước trong VH VN từ thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19:
Thời kì này, xã hội Việt Nam suy vi và rối ren nghiêm trọng. Vua quan ăn chơi sa đọa, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, đấu đá, tiêu diệt lẫn nhau...
Cảm hứng xuyên suốt của thời kỳ này là cảm hứng nhân đạo, nghĩa là lấy con người làm gốc, giải phóng con người (mà đặc biệt là người phụ nữ). Tuy nhiên, xã hội rối ren, khủng hoảng, tinh thần yêu nước cũng bộc phát rõ ở thời kỳ này, những biểu hiện cụ thể:
+ Các tác phẩm thông qua việc lên án gay gắt xã hội, vua quan trác táng, đã bộc lộ một cách kín đáo lòng yêu nước (Thượng kinh kí sự, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)
+ Các tác gia Trung Đại đã vạch trần bộ mặt bất nhân của những kẻ bán nước cầu vinh, những kẻ ham sống sợ chết, từ đó thể hiện một thái độ tôn trọng đối với chủ quyền dân tộc, đối với nền hưng thịnh suy vi của đất nước (Hoàng Lê nhất thống chí)
+ Các tác phẩm của các tác giả như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan còn kín đáo thể hiện một niềm tự hào đối với thiên nhiên quê hương đất nước, đó là những vẻ đẹp kì diệu và sinh động mà không bất cứ nơi đâu có được (Tranh Tố Nữ (HXH), Qua Đèo Ngang (BHTQ),...)