Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
GHI NHỚ: Mọi người có thể chỉnh sửa ạ!
MỞ BÀI: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại và tài ba. Hơn nữa, Người đã viết nên rất nhiều bài thơ hay khiến người đọc phải ngẫm nghĩ và cảm nhận những dòng chữ của Bác. Trong đó, "Cảnh khuya" là tác phẩm thơ khiến tôi cảm thấy ấn tượng sâu sắc nhất.
THÂN BÀI: "Cảnh khuya" là bài thơ viết về trăng được sáng tác vào năm 1947 trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ và khốc liệt, kết hợp với đó là thể thơ rất quen thuộc với chúng tôi - thất ngôn tứ tuyệt đan xen yếu tố biểu cảm, chỉ giản dị vậy thôi nhưng tạo nên nhiều ý nghĩa sâu xa và giàu chất thơ, rất cô đọng và hàm súc.
Đọc hai câu thơ đầu tiên, tôi như bị lạc vào khung cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Trong câu thơ đầu tiên, Bác đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối với tiếng hát xa, đó chính là sự so sánh âm thanh của tiếng suối trong như giọng điệu cất lên từ trái tim và tâm hồn con người. Điều đó cho thấy sự du dương, trong trẻo và ngân nga của tiếng suối ở tít xa kia. Trong bài thơ "Côn Sơn ca", nhà thơ Nguyễn Trãi cũng đã sử dụng phép so sánh rất sống động để miêu tả tiếng suối ở vùng Côn Sơn quê hương của ông:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Thế nhưng, cách so sánh tiếng suối của Bác vẫn sống động, làm đậm vẻ đẹp và mang hơi thở của sự sống hơn.
Câu thơ thứ hai hiện lên một không gian yên tĩnh, thoáng đãng mà heo hút, hay còn gọi là bút pháp lấy động tả tĩnh cùng với điệp ngữ "lồng" rất rõ ràng nhằm tạo nhịp điệu nhịp nhàng, hài hòa và nhấn mạnh sự giao hòa vào cảnh vật rất hòa hợp của ánh trăng. Điều đó cho thấy trăng hẳn tròn và sáng lắm, khiến trăng là một chi tiết không thể thiếu được để làm cảnh vật thêm đẹp đẽ, thơ mộng và huyền ảo. Ngoài ra còn xuất hiện các chi tiết "trăng", "cổ thụ" và "hoa" được sắp xếp theo tầng bậc từ trên trời đến xuống đất rất rõ ràng, rành mạch và hợp lý.
Hai câu sau gợi tả hình ảnh "người chưa ngủ":
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Trong câu thơ thứ ba, Người đã vận dụng rất linh hoạt và chân thực phép so sánh và nhân hóa nói rằng cảnh khuya không phải là một cảnh vật vô tri vô giác mà luôn dõi theo và truyền tải và soi sáng nét đẹp thần tình của mỗi người. Từ đó, tác giả đã nhấn mạnh rằng thiên nhiên chính là tri âm tri kỉ, có thể thấu hiểu được lòng người, có thể tạo ra được nỗi lòng.
Tuy nhiên, ở câu thơ cuối cùng, Bác Hồ đã sử dụng rất tinh tế điệp ngữ vòng "chưa ngủ" để tạo nhịp điệu và nhấn mạnh lý do chưa ngử của Bác, đồng thời là chiếc bản lề khép mở hai tâm trạng riêng biệt. Ồ! Hóa ra Bác không ngủ không phải là vì trăng quá đẹp - Bác chưa ngủ vì lo cho đất nước, lo cho dân, lo cho cuộc kháng chiến lên thác xuống ghềnh nhưng luôn giữ một niềm tin một ngày đi đến bến bờ thắng lợi và giành được quyền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam ta.
Qua bài thơ "Cảnh khuya", tôi thấy rằng Bác Hồ là một người có tấm lòng yêu nước, thương dân sâu lắng, nhân ái, cao cả. Ngoài ra, Người luôn nhạy cảm với thiên nhiên, có tâm hồn thi sĩ, chiến sĩ nên Người rất xứng đáng được mọi người yêu mến, cảm phục, trân trọng và tôi cũng có quan điểm như vậy; hơn nữa, chắc chắn bài thơ này sẽ mãi mãi làm rung động và đánh thức tâm hồn người đọc từ một vị lãnh đạo có tài, có tâm và giàu tình cảm như Người.
MỞ BÀI: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại và tài ba. Hơn nữa, Người đã viết nên rất nhiều bài thơ hay khiến người đọc phải ngẫm nghĩ và cảm nhận những dòng chữ của Bác. Trong đó, "Cảnh khuya" là tác phẩm thơ khiến tôi cảm thấy ấn tượng sâu sắc nhất.
THÂN BÀI: "Cảnh khuya" là bài thơ viết về trăng được sáng tác vào năm 1947 trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ và khốc liệt, kết hợp với đó là thể thơ rất quen thuộc với chúng tôi - thất ngôn tứ tuyệt đan xen yếu tố biểu cảm, chỉ giản dị vậy thôi nhưng tạo nên nhiều ý nghĩa sâu xa và giàu chất thơ, rất cô đọng và hàm súc.
Đọc hai câu thơ đầu tiên, tôi như bị lạc vào khung cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Trong câu thơ đầu tiên, Bác đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối với tiếng hát xa, đó chính là sự so sánh âm thanh của tiếng suối trong như giọng điệu cất lên từ trái tim và tâm hồn con người. Điều đó cho thấy sự du dương, trong trẻo và ngân nga của tiếng suối ở tít xa kia. Trong bài thơ "Côn Sơn ca", nhà thơ Nguyễn Trãi cũng đã sử dụng phép so sánh rất sống động để miêu tả tiếng suối ở vùng Côn Sơn quê hương của ông:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Thế nhưng, cách so sánh tiếng suối của Bác vẫn sống động, làm đậm vẻ đẹp và mang hơi thở của sự sống hơn.
Câu thơ thứ hai hiện lên một không gian yên tĩnh, thoáng đãng mà heo hút, hay còn gọi là bút pháp lấy động tả tĩnh cùng với điệp ngữ "lồng" rất rõ ràng nhằm tạo nhịp điệu nhịp nhàng, hài hòa và nhấn mạnh sự giao hòa vào cảnh vật rất hòa hợp của ánh trăng. Điều đó cho thấy trăng hẳn tròn và sáng lắm, khiến trăng là một chi tiết không thể thiếu được để làm cảnh vật thêm đẹp đẽ, thơ mộng và huyền ảo. Ngoài ra còn xuất hiện các chi tiết "trăng", "cổ thụ" và "hoa" được sắp xếp theo tầng bậc từ trên trời đến xuống đất rất rõ ràng, rành mạch và hợp lý.
Hai câu sau gợi tả hình ảnh "người chưa ngủ":
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Trong câu thơ thứ ba, Người đã vận dụng rất linh hoạt và chân thực phép so sánh và nhân hóa nói rằng cảnh khuya không phải là một cảnh vật vô tri vô giác mà luôn dõi theo và truyền tải và soi sáng nét đẹp thần tình của mỗi người. Từ đó, tác giả đã nhấn mạnh rằng thiên nhiên chính là tri âm tri kỉ, có thể thấu hiểu được lòng người, có thể tạo ra được nỗi lòng.
Tuy nhiên, ở câu thơ cuối cùng, Bác Hồ đã sử dụng rất tinh tế điệp ngữ vòng "chưa ngủ" để tạo nhịp điệu và nhấn mạnh lý do chưa ngử của Bác, đồng thời là chiếc bản lề khép mở hai tâm trạng riêng biệt. Ồ! Hóa ra Bác không ngủ không phải là vì trăng quá đẹp - Bác chưa ngủ vì lo cho đất nước, lo cho dân, lo cho cuộc kháng chiến lên thác xuống ghềnh nhưng luôn giữ một niềm tin một ngày đi đến bến bờ thắng lợi và giành được quyền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam ta.
Qua bài thơ "Cảnh khuya", tôi thấy rằng Bác Hồ là một người có tấm lòng yêu nước, thương dân sâu lắng, nhân ái, cao cả. Ngoài ra, Người luôn nhạy cảm với thiên nhiên, có tâm hồn thi sĩ, chiến sĩ nên Người rất xứng đáng được mọi người yêu mến, cảm phục, trân trọng và tôi cũng có quan điểm như vậy; hơn nữa, chắc chắn bài thơ này sẽ mãi mãi làm rung động và đánh thức tâm hồn người đọc từ một vị lãnh đạo có tài, có tâm và giàu tình cảm như Người.