biểu cảm thơ

T

tunkute123

Sóng hồng đã từng viết:"thơ là sự biểu hiẹn của con người và thời đại một cách cao đẹp".Đúng vậy cảnh khuya của Hồ Chí Minh là một minh chứng rõ nét.Ra đời trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân pháp đang diễn ra ác liệt.Tác phẩm đã thể hiện một tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên,hoà hợp với thiên nhiên của Hồ Chí Minh.Bài thơ là nét chấm phá nổi bật của thơ ca thời kì 1945-1954.

" Tiếng suối trong như tiếng hát xa ,

trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ ,

chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

Bài thơ viết theo thể tứ tuyệt ,niêm luật chặt chẽ,phảng phất hương vị của đường thi. Cảm xúc thơ được thể hiện chủ yếu dưới cái nhìn của hội hoạ vá mang âm hưởng quen thuộc của thơ xưa:cảnh có trăng, đêm ,rừng núi,suối cây.....

Không gian bài thơ bắt đầu được cảm nhận bằng âm thanh,âm thanh xa xa của tiếng suối vọng lại như tiếng hát. Một khung cảnh thật thanh bình ,có chiều sâu.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá để biến không gian thơ trở nên gần gũi hơn ,thân thuộc hơn với con người.Qua hình ảnh thơ này ta thấy được chắc hẳn tác giả phải tĩnh lặng tâm hồn , phải yêu thiên nhiên tha thiết thì mới nghe được âm thanh trong vắt tựa tiếng hát kia:tiếng hát xa và khẽ....không gian phải thật tĩnh lặng người nghe phải thật chăm chú thì mới có thể cảm nhận được âm thanh ấy,đó quả thật là một khung cảnh tuyệt vời đã được cảm nhận qua một tâm hồn nhạy cảm tinh tế........

Nếu ở câu thơ đầu cảnh vật đươc jcảm nhận từ xa ,thì ở câu thơ thứ hai cảnh vật lại được ngắm bao quát cả một vùng núi rừng rộng lớn.Ở câu thơ này không còn âm thanh nữa mà là màu sắc,hình khối :ánh trăng và bóng cổ thụ lồng vào nhau...

"trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Cảnh vật như quyện vào nhau ,hoà vào nhau trong âm thanh của tiếng suối xa,gợi vẻ yên bình đầm ấm...Như vậy hai câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của núi rừng Tây bắc...

Câu thơ tiếp theo:"cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ", cho ta thấy hiện lên một thi nhân nhàn rỗi,đang thưởng ngoan jvẻ đẹp của núi rừng...

Nhưng sang câu tiếp theo"chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà",lại đưa ta sang một cách cảm nhận khác.Ta thấy người ở đây không còn đơn thuần là ngắm cảnh,và cái cảnh đẹp kia khong phải ngay từ đầu đã hớp hồn nhà thơ,không phải là cớ để nhà thơ không ngủ,cái trằn trọc thao thức ấy có nguồn cơn từ chỗ khác.

Đó là nỗi lo cho dân cho nước,cho sự nhgiệp giải phóng dân tộc.Chính nỗi lo này đã khiến cho người không ngủ được.Để rồi trong cái đêm không ngủ ấy,người bắt gặp bức tranh khuya tuyệt đẹp.tâm hồn nghệ sĩ đựơc thăng hoa cao độ...với bác nỗi lo cho dân cho nước luôn thường trực và được ưu tiên hàng đầu,việc làm thơ chỉ để cho khuây khoả tâm hồn..

Thế nhưng cảnh khuya lại là một trong những thi phẩm nổi tiếng của thơ văn kháng chiến.Là nốt nhạc trong trẻo cất lên giữa vô vàn những nốt nhạc trầm bổng khác nhau...Mới hay dù chỉ là phút ngẫu hứng vụt hiện mà hồn thơ bác nồng nàn,sâu thắm bao nhiêu.

Sinh thời người đã từng nói "ngâm thơ ta vốn không ham", dù sở hữu một tâm hồn thi nhân nồng cháy,nhưng bác vẫn ưu tiên cho những vấn đề bức thiết ,sống còn của dân tộc.Đó là cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập ,tự do ,dân chủ ...

Có thể nói bài thơ là sự kết tinh tuyệt vời giữa hai con người :chiến sĩ và thi sĩ trong bác,con người chiến sĩ không làm lu mờ đi ,mai một đi con người thi sĩ phóng khoáng...Bài thơ có sự đan quyện hài hoà giữa chất thép của người chiến sĩ và chất thơ của người thi sĩ,vừa mượt mà sâu lắng,vừa trữ tình thiết tha.....
 
T

tunkute123

Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nghĩ tới những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng của một trái tim phụ nữ đa cảm. Không da diết, khắc khoải như những sáng tác về tình yêu, trong giây phút hướng về tình cảm gia đình gần gũi, như tình mẹ con, tình bà cháu,… tiếng thơ Xuân Quỳnh thường cất lên với giọng trong trẻo nhưng vẫn thể hiện nét đẹp tâm hồn của một phụ nữ giàu yêu thương. Tiếng gà trưa là một bài thơ như vậy.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.
Có giọng bà vang vọng:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.
Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.



Tất cả chỉ mang tính tham khảo ;;)
 
Top Bottom