Văn 6 Biện pháp tu từ

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Bạn hỏi mẹo để phân biệt hay cách phân biệt chính thức để viết vào bài kiểm tra vậy ?
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Câu1: Làm sao để có thể nhận biết( phân biệt) giữa hoán dụ và ẩn dụ ??
Khái niệm và tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ tương đôi giống nhau. Bạn có thể đọc lại trong sgk
Muốn phân biệt thì còn dựa vào hoàn cảnh và vật được nhắc tới. Nên xét theo phần phân loại
* Ẩn dụ :
  • Ẩn dụ hình thức : ( lửa hồng - màu đỏ)
  • Ẩn dụ cách thức : ( thắp - nở hoa)
  • Ẩn dụ phẩm chất : ( Người cha mái tóc bạc - Bác Hồ )
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : ( ánh nắng chảy đầy vai , Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ )
* Hoán dụ :
  • Dùng vật chứa đựng để gọi vật bị chưa đựng : ( Chỉ cần trong xe có một trái tim )
  • Dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng : ( vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người )
  • Giữa dấu hiệu sự vật và sự vật : ( Áo chàm đưa buổi phân li )
Đây là lý thuyết và cái chính bạn cần phải nhớ để áp dụng làm bài tập nhé! Chúc bạn học tập tốt!
 
Last edited:

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Ẩn dụ: Thực chất Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có néttương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hiểu nôm na ẩn dụ là biện pháp thay đổi tên gọi của một sự vật hiện tượng. Giữa sự vật được gọi tên(A) và sự vật bị ẩn đi ( B) có nét tương đồng nào đó.

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
Hoán dụ: Thực chất Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:


+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
 

Pé Phương

Học sinh
Thành viên
17 Tháng tư 2018
185
129
36
19
Hà Nội
THCS Kiêu Kị
Ẩn dụ:

Thực chất Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hiểu nôm na ẩn dụ là biện pháp thay đổi tên gọi của một sự vật hiện tượng. Giữa sự vật được gọi tên( A) và sự vật bị ẩn đi ( B) có nét tương đồng nào đó.
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
Mọi hành động sử dụng lại nội dung trên website xin hãy ghi: Nguồn bài viết từ Vanhay.edu.vn
+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
Hoán dụ:

Thực chất Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
So sánh ẩn dụ và hoán dụ

Nhìn hai khái niệm trên đây, các em dễ nhầm lẫn ẩn dụ và hoán dụ.
Điểm giống nhau giữa Ấn dụ và Hoán dụ :
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.
Lấy A để chỉ B
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
+ Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc
Điểm khác biệt giữa Ẩn dụ và Hoán dụ
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:
Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.
Ví dụ :
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A) được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B)
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề
Ví dụ :
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già)
Má hồng: chỉ người con gái đẹp
Như vậy , các em có thể hiểu nôm na là :
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
– Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
– Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.
 
  • Like
Reactions: chinhpham1505
Top Bottom