Văn 8 Biện pháp tu từ nói quá

Người ẩn danh trong bóng tối

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười một 2018
322
141
86
Hà Nội
Ở đậu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu :
a)
Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi .

b)
“Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
(“Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn)
"Gươm mài đá, đá núi cũng mòn"

c)
"Voi uống nước, nước sông phải cạn .Đánh một trân sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông".
" (“Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)"
d)
“Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu, chồng bảo râu rồng trời cho”.

e) “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu :
a)
Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi .

b)
“Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
(“Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn)
"Gươm mài đá, đá núi cũng mòn"

c)
"Voi uống nước, nước sông phải cạn .Đánh một trân sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông".
" (“Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)"
d)
“Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu, chồng bảo râu rồng trời cho”.

e) “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a)
Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi .
Từ ngữ: cắn, nhai, nghiến cho kì nát vụn
Tác dụng: nhấn mạnh sự căm phẫn với những cổ tục phong kiến bóp nát tình mẫu tử trong trái tim cậu bé Hồng

b)
“Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
(“Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn)
"Gươm mài đá, đá núi cũng mòn"
Từ ngữ: trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, núi cũng mòn
Tác dụng: Nhấn mạnh sự căm tức dồn nén của Trần Quốc Tuấn đối với giặc thù, thà tan xương nát thịt chứ không để chúng bạo loạn áp bức


c)
"Voi uống nước, nước sông phải cạn .Đánh một trân sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông".
" (“Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)"
Từ ngữ: sông phải cạn. kình ngạc, tan tác chim muông
Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh tinh thần, lòng tự tôn sắt đá của người dân và quân lính đất Việt trong việc diệt trừ cường bạo, tư thế đấu tranh hiển hách làm kẻ xâm lăng e sợ, nơm nớp
d)
“Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu, chồng bảo râu rồng trời cho”.
Từ ngữ: ''Mười tám gánh lông''
Tác dụng: thể hiện những nét xấu xa, vô duyên, châm biếm lối sống lôi thôi, luộm thuộm của người vợ, người phụ nữ

e) “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Từ ngữ: sỏi đá cũng thành cơm
Tác dụng: nhấn mạnh giá trị của con người, sức mạnh của con người là vô tận, ở đâu có sức người ở đó có hy vọng và ''cơm'' là sản phẩm của sự lao động kiên trì.

Chú ý lần sau hỏi bài bạn nên thêm lời chào thể hiện sự lịch sự nhé. Cảm ơn bạn, chúc bạn học tốt.
 
Top Bottom