Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đây là một số kinh nghiệm "ứng xử" khi ôn thi, những mong các bạn tự tin, chủ động vượt qua những thử thách trên hành trình đến với thành công trong kỳ thi quốc gia sắp tới.
1. Tắt hết nhạc, facebook, trò chơi điện tử, máy vi tính, ti vi,...
Để ôn bài có hiệu quả, quan trọng nhất là sự tập trung. Các thứ giải trí trên sẽ phân tán suy nghĩ của bạn. Thời gian không còn nhiều. Hãy cẩn thận với chiếc điện thoại, headphone, ipad, máy mp3, ti-vi, máy vi tính. Chúng sẽ lấy đi của bạn khá nhiều thời gian cũng như cắt ngang dòng suy nghĩ của bạn.
Hãy dùng chúng trong giờ giải lao với một thời lượng có hạn, các bạn nhé.
2. Không thức quá khuya. Hãy dậy sớm
Nhiều bạn cố thức khuya học bài quá 11, 12 giờ khuya, thậm chí "overnight", thức trắng đêm luôn với ly cà phê chống buồn ngủ. Điều đó sẽ hại cho sức khỏe của bạn nghiêm trọng. Có bạn thức đêm để rồi ngày mai rồi ngủ… bù. Thức đêm như thế thì thức làm gì cho vô ích ?
Cơ thể cần giấc ngủ đủ 7, 8 tiếng vào ban đêm để nghỉ ngơi, phục hồi sinh lực. Thiếu ngủ sẽ khiến bạn mệt mỏi, thậm chí suy nhược cơ thể. Đừng ép cơ thể bạn trái với nhịp sinh học. Đừng nên thức quá 10 giờ khuya. Và hãy dậy khoảng 5 giờ rưỡi sáng, tập thể dục khởi động cơ thể 10 phút, sau đó đã ngồi vào bàn học. Buổi trưa, nếu có thể, bạn nên ngủ 30 phút đến 1 giờ, nếu bạn học buổi chiều, xa trường thì "chợp mắt" khoảng 15 – 20 phút cũng rất quý.
3. Không ngồi học suốt
Đừng ngồi học quá lâu, đừng ráng "cày" từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối một mạch. Học khoảng 1 giờ, bạn nên đứng dậy, đi dạo, làm một vài động tác vặn mình thể dục, hoặc bạn làm vài việc vặt trong nhà khoảng 5 - 10 phút rồi hãy học tiếp. Bạn nên vận động như vậy để máu huyết lưu thông, tránh nhức đầu, đau lưng, mỏi mắt.
4. Sau bữa ăn, không học ngay. Không ăn quá no vào buổi tối
Ăn xong học ngay có nguy cơ đau dạ dày, vì máu dồn lên não, dạ dày thiếu máu để tiêu hóa thức ăn, nó co bóp mạnh hơn, dẫn đến viêm dạ dày. Nên học sau bữa ăn ít nhất 30 phút. Trong thời gian đó bạn có thể nghe nhạc, xem phim, lên "face" "chém gió" giải trí. Ăn quá no vào buổi tối khiến bạn mệt mỏi, ngồi vào bàn học một chút thì ngủ gật.
5. Học bài nào, "xào" bài ấy. Đừng hẹn với việc học
Hãy thực hiện nguyên tắc "Bài hôm nay chớ để ngày mai". Hôm nay học môn gì, về nhà ôn, làm bài tập luôn, đừng hẹn khi tới môn đó trong thời khóa biểu rồi mới soạn sách vở ra. Kiến thức này liên quan đến kiến thức kia, vậy không nên để một "mắt xích" nào đó kẹt lại. Đừng hẹn học, hẹn là "kẻ thù" của thành công đó bạn.
6. Viết ra giấy
Đừng "lẩm bẩm" học thuộc lòng như … tụng kinh. Không chỉ các từ mới tiếng Anh, công thức Toán - Lý - Hóa mà cả kiến thức Văn - Sử - Địa đều cần viết ra giấy khi bạn học bài, ôn tập. Viết ra giấy kết hợp với ghi nhớ chủ động sẽ giúp bạn dễ dàng khắc sâu kiến thức rất hiệu quả. Các nhà khoa học cho rằng, viết sẽ kích thích não ghi nhớ, và đó cũng là một hình thức trực quan trong tiếp thu kiến thức.
7. Thực hành, thực hành, thực hành…
Bạn hãy tự vận dụng, củng cố kiến thức qua việc giải các bài tập, làm các bài thực hành. Đừng học công thức suông, hãy kết hợp các bài tập có áp dụng công thức đó, làm đi làm lại nhiều lần, khi nào hoàn chỉnh mới thôi. Đừng đọc những bài văn mẫu rồi để đó, hãy tự viết lại một đoạn văn hoặc bài văn với những ý vừa tham khảo được theo cách diễn đạt của mình. Đừng học các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh riêng lẻ, hãy làm các bài tập với dạng cấu trúc đó. Hãy giải thật nhiều bài tập và đề thi tham khảo, tiếp xúc nhiều dạng đề, thật cẩn thận và kiên nhẫn giải từng câu một. Hiện có rất nhiều sách bài tập, đề tham khảo có đáp án. Khi giải bài tập, bạn đừng vội mở đáp án ra xem. Giải xong, xem đáp án, nếu thấy mình sai thì tự giải lại cho đúng mới thôi.
8. Không để những "khoảng trắng" về kiến thức
Kiến thức quá phong phú, đa dạng. Ai cũng có những "lỗ hổng" kiến thức nhất định, không nhiều thì ít. Bạn hãy bám sát chuẩn kiến thức mà thầy cô giáo ôn tập cho học sinh để lấp đầy hoặc một phần "lỗ hổng" kiến thức đó. Nên nhớ rằng "muộn còn hơn không". Vài "lỗ hổng" nhỏ về kiến thức thì không quá nghiêm trọng, nhưng bạn không được để những "khoảng trắng" về kiến thức, tức là hoàn toàn không hiểu, không biết gì về một mảng nào đó. Bài thi có những câu không quá khó nhưng bạn không làm được chút nào, 0.25 điểm cũng không có, là do những "khoảng trắng" kiến thức của bạn. Hãy mạnh dạn nhờ thầy cô hoặc bạn bè giúp đỡ, tuyệt đối không giấu dốt, không sợ "quê". Không ai cười chê người có tinh thần học hỏi.
9. Trao đổi với bạn bè
Đừng ôn thi một mình. Hãy tìm 1 - 2 người bạn thân, sức học ngang mình hoặc khá hơn một chút để cùng học, sau đó trao đổi, "dò bài" nhau, cùng nhau tìm lời giải, thống nhất đáp số, kết quả. Phương pháp này rất hay, giúp bạn nhanh tiến bộ, "học thầy không tày học bạn" mà. Mặt khác nó giúp bạn cảm thấy không "cô đơn" trên đường chinh phục tri thức, bởi luôn có bạn "đồng hành" bên cạnh.
10. Tự chủ với những cuộc vui
Cuộc sống là một chuỗi mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm, các câu lạc bộ, đoàn thể (đội, hội, nhóm)… Tất cả đều đáng trân trọng. Nhưng trong thời điểm này, bạn cần phải ưu tiên việc học hơn bao giờ hết. Nếu không phải là trường hợp đặc biệt, bạn hãy dứt khoát và khéo léo từ chối những cuộc gặp gỡ vui chơi chiếm nhiều thời gian như tiệc tùng sinh nhật, liên hoan gặp mặt bạn bè cũ, đi xem phim, mua sắm, dã ngoại, du lịch, đám cưới bà con ở xa… Hãy hẹn họ một dịp khác, còn nhiều dịp mà. Hãy dành thời gian và sức khỏe cho chặng cuối "cuộc đua" này bạn nhé.
Nguồn tin: Trang học đường
1. Tắt hết nhạc, facebook, trò chơi điện tử, máy vi tính, ti vi,...
Để ôn bài có hiệu quả, quan trọng nhất là sự tập trung. Các thứ giải trí trên sẽ phân tán suy nghĩ của bạn. Thời gian không còn nhiều. Hãy cẩn thận với chiếc điện thoại, headphone, ipad, máy mp3, ti-vi, máy vi tính. Chúng sẽ lấy đi của bạn khá nhiều thời gian cũng như cắt ngang dòng suy nghĩ của bạn.
Hãy dùng chúng trong giờ giải lao với một thời lượng có hạn, các bạn nhé.
2. Không thức quá khuya. Hãy dậy sớm
Nhiều bạn cố thức khuya học bài quá 11, 12 giờ khuya, thậm chí "overnight", thức trắng đêm luôn với ly cà phê chống buồn ngủ. Điều đó sẽ hại cho sức khỏe của bạn nghiêm trọng. Có bạn thức đêm để rồi ngày mai rồi ngủ… bù. Thức đêm như thế thì thức làm gì cho vô ích ?
Cơ thể cần giấc ngủ đủ 7, 8 tiếng vào ban đêm để nghỉ ngơi, phục hồi sinh lực. Thiếu ngủ sẽ khiến bạn mệt mỏi, thậm chí suy nhược cơ thể. Đừng ép cơ thể bạn trái với nhịp sinh học. Đừng nên thức quá 10 giờ khuya. Và hãy dậy khoảng 5 giờ rưỡi sáng, tập thể dục khởi động cơ thể 10 phút, sau đó đã ngồi vào bàn học. Buổi trưa, nếu có thể, bạn nên ngủ 30 phút đến 1 giờ, nếu bạn học buổi chiều, xa trường thì "chợp mắt" khoảng 15 – 20 phút cũng rất quý.
3. Không ngồi học suốt
Đừng ngồi học quá lâu, đừng ráng "cày" từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối một mạch. Học khoảng 1 giờ, bạn nên đứng dậy, đi dạo, làm một vài động tác vặn mình thể dục, hoặc bạn làm vài việc vặt trong nhà khoảng 5 - 10 phút rồi hãy học tiếp. Bạn nên vận động như vậy để máu huyết lưu thông, tránh nhức đầu, đau lưng, mỏi mắt.
4. Sau bữa ăn, không học ngay. Không ăn quá no vào buổi tối
Ăn xong học ngay có nguy cơ đau dạ dày, vì máu dồn lên não, dạ dày thiếu máu để tiêu hóa thức ăn, nó co bóp mạnh hơn, dẫn đến viêm dạ dày. Nên học sau bữa ăn ít nhất 30 phút. Trong thời gian đó bạn có thể nghe nhạc, xem phim, lên "face" "chém gió" giải trí. Ăn quá no vào buổi tối khiến bạn mệt mỏi, ngồi vào bàn học một chút thì ngủ gật.
5. Học bài nào, "xào" bài ấy. Đừng hẹn với việc học
Hãy thực hiện nguyên tắc "Bài hôm nay chớ để ngày mai". Hôm nay học môn gì, về nhà ôn, làm bài tập luôn, đừng hẹn khi tới môn đó trong thời khóa biểu rồi mới soạn sách vở ra. Kiến thức này liên quan đến kiến thức kia, vậy không nên để một "mắt xích" nào đó kẹt lại. Đừng hẹn học, hẹn là "kẻ thù" của thành công đó bạn.
6. Viết ra giấy
Đừng "lẩm bẩm" học thuộc lòng như … tụng kinh. Không chỉ các từ mới tiếng Anh, công thức Toán - Lý - Hóa mà cả kiến thức Văn - Sử - Địa đều cần viết ra giấy khi bạn học bài, ôn tập. Viết ra giấy kết hợp với ghi nhớ chủ động sẽ giúp bạn dễ dàng khắc sâu kiến thức rất hiệu quả. Các nhà khoa học cho rằng, viết sẽ kích thích não ghi nhớ, và đó cũng là một hình thức trực quan trong tiếp thu kiến thức.
7. Thực hành, thực hành, thực hành…
Bạn hãy tự vận dụng, củng cố kiến thức qua việc giải các bài tập, làm các bài thực hành. Đừng học công thức suông, hãy kết hợp các bài tập có áp dụng công thức đó, làm đi làm lại nhiều lần, khi nào hoàn chỉnh mới thôi. Đừng đọc những bài văn mẫu rồi để đó, hãy tự viết lại một đoạn văn hoặc bài văn với những ý vừa tham khảo được theo cách diễn đạt của mình. Đừng học các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh riêng lẻ, hãy làm các bài tập với dạng cấu trúc đó. Hãy giải thật nhiều bài tập và đề thi tham khảo, tiếp xúc nhiều dạng đề, thật cẩn thận và kiên nhẫn giải từng câu một. Hiện có rất nhiều sách bài tập, đề tham khảo có đáp án. Khi giải bài tập, bạn đừng vội mở đáp án ra xem. Giải xong, xem đáp án, nếu thấy mình sai thì tự giải lại cho đúng mới thôi.
8. Không để những "khoảng trắng" về kiến thức
Kiến thức quá phong phú, đa dạng. Ai cũng có những "lỗ hổng" kiến thức nhất định, không nhiều thì ít. Bạn hãy bám sát chuẩn kiến thức mà thầy cô giáo ôn tập cho học sinh để lấp đầy hoặc một phần "lỗ hổng" kiến thức đó. Nên nhớ rằng "muộn còn hơn không". Vài "lỗ hổng" nhỏ về kiến thức thì không quá nghiêm trọng, nhưng bạn không được để những "khoảng trắng" về kiến thức, tức là hoàn toàn không hiểu, không biết gì về một mảng nào đó. Bài thi có những câu không quá khó nhưng bạn không làm được chút nào, 0.25 điểm cũng không có, là do những "khoảng trắng" kiến thức của bạn. Hãy mạnh dạn nhờ thầy cô hoặc bạn bè giúp đỡ, tuyệt đối không giấu dốt, không sợ "quê". Không ai cười chê người có tinh thần học hỏi.
9. Trao đổi với bạn bè
Đừng ôn thi một mình. Hãy tìm 1 - 2 người bạn thân, sức học ngang mình hoặc khá hơn một chút để cùng học, sau đó trao đổi, "dò bài" nhau, cùng nhau tìm lời giải, thống nhất đáp số, kết quả. Phương pháp này rất hay, giúp bạn nhanh tiến bộ, "học thầy không tày học bạn" mà. Mặt khác nó giúp bạn cảm thấy không "cô đơn" trên đường chinh phục tri thức, bởi luôn có bạn "đồng hành" bên cạnh.
10. Tự chủ với những cuộc vui
Cuộc sống là một chuỗi mối quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm, các câu lạc bộ, đoàn thể (đội, hội, nhóm)… Tất cả đều đáng trân trọng. Nhưng trong thời điểm này, bạn cần phải ưu tiên việc học hơn bao giờ hết. Nếu không phải là trường hợp đặc biệt, bạn hãy dứt khoát và khéo léo từ chối những cuộc gặp gỡ vui chơi chiếm nhiều thời gian như tiệc tùng sinh nhật, liên hoan gặp mặt bạn bè cũ, đi xem phim, mua sắm, dã ngoại, du lịch, đám cưới bà con ở xa… Hãy hẹn họ một dịp khác, còn nhiều dịp mà. Hãy dành thời gian và sức khỏe cho chặng cuối "cuộc đua" này bạn nhé.
Nguồn tin: Trang học đường