Hóa Bí quyết đạt điểm cao môn Hóa trong kỳ thi THPT 2018

Thien_Bình_2000

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng ba 2018
1
3
6
28
Bình Phước
THPT Chuyên Quang Trung
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bí quyết đạt điểm cao môn Hóa trong kỳ thi THPT 2018

Hóa học chắc hẳn là một trong những môn học “khó nhằn” nhất trong kỳ thi THPT 2018 do lượng kiến thức quá lớn của môn học này. Ngoài việc phải ôn luyện kỹ lý thuyết, có mẹo nhỏ nào giúp bạn vượt qua kỳ thi THPT Quốc gia 2018 một cách đơn giản hơn không?

Hãy cùng tìm hiểu một số bí quyết dưới đây nhé.
1. Bí quyết 1: đọc thật kỹ câu hỏi và đáp án
Dù bạn chỉ có khoảng hơn 1 phút cho 1 câu hỏi nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ đọc lướt qua phần câu hỏi và đáp án. Trái lại bạn nên đọc kỹ phần này bởi lẽ trong đề thi có khá nhiều bẫy rập nhỏ mà bạn cần đọc kỹ mới phát hiện ra được. Theo đánh giá cá nhân của mình khoảng 20% số câu hỏi bạn có thể tìm được đáp án ngay sau khi đọc kỹ phần câu hỏi và các đáp án mà đề đưa ra. Do vậy bạn cần luyện cách đọc hiệu quả hơn vừa đảm bảo tốc độ nhanh vừa phải nắm chắc nôi dung câu hỏi.
ĐỢI CHÚT BẠN MUỐN THAM GIA KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 CHỨ

2. Bí quyết 2: Tránh giải quá chi tiết
Khi học ở trên lớp, các giáo viên thường giảng dạy khá chi tiết các phần trong 1 bài toán. Tuy nhiên trong phòng thi bạn chỉ có hơn 1 phút để tìm ra đáp án đúng. Do vậy tránh giải quá chi tiết một bài toán. Kinh nghiệm của mình khi làm đề thi môn hóa đó là đọc và trả lời một loại các câu hỏi dễ trước từ câu số 1, lướt qua các câu cần tính toán nhiều. Trong các đề thi môn Hóa, thông thường sẽ có 30% câu hỏi về lý thuyết và 20% câu hỏi tính toán tương đối dễ nếu bạn nắm vững kiến thức học ở trên lớp. Do vậy để phân phối thời gian hợp lý bạn nên tránh các câu hỏi khó/ yêu cầu tính toán nhiều và làm những câu chắc ăn hơn.
3. Một số mẹo nhỏ trong khi làm bài thi môn Hóa
- Mỗi câu hỏi có 4 đáp án nhưng thường sẽ có 3 câu na ná giống nhau. 1 trong 3 chắc chắn là đáp án đúng, có thể loại ngay đáp án còn lại.
Chẳng hạn:
A. Chu kỳ 4, nhóm IIA
B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
C. Chu kỳ 3, nhóm VIB
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA
Bạn có thể thấy ngay đáp án C khác hoàn toàn so với các đáp án còn lại do vậy đây chắc chắn là đáp án sai.
- Đáp án bị loại ngay lập tức sẽ thường có 1 phần đúng. Chẳng hạn với ví dụ ở trên ta sẽ thấy ngay đáp án C chắc chắn sai vậy có 1 phần trong đáp án này là đúng. Bạn kiểm tra lại các đáp án khác và nhận thấy đáp án B có điểm giống với phần đúng của đáp án C vậy câu trả lời đúng rất có thể là đáp án B.

- Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thường thì dữ kiện đó là dữ kiện đúng.
Ví dụ:
A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Zn(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)2 và AgNO3
D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2
Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án này là đúng.
- 2 đáp án nào gần giống nhau thì 1 trong 2 thường đúng.
Ví dụ:
A. m = 2a – V/22,4
B. m = 2a – V/11,2
C. m = 2a – V/5,6
D. m = 2a + V/5,6
C hoặc D sẽ là đáp án đúng vì khá giống nhau
Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu – còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu + Vậy đáp án ta chọn sẽ là C.
- Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như “gấp đôi nhau”, “hơn kém nhau 10 lần”, thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng.
Ví dụ:
A. 15 B. 20 C. 13,5 D. 30
Dễ thấy 30 gấp đôi 15, vậy 1 trong 2 sẽ là đáp án đúng.
Hi vọng với những mẹo vặt trên đây sẽ giúp bạn tăng tốc độ giải các câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa. Tất nhiên đây chỉ là những mẹo vặt nhỏ để hỗ trợ bạn trong kỳ thi. Lời quyên của mình là nên ôn luyện cẩn trọng tất cả các phần học và làm thật nhiều bài tập để không bị vấp khi làm bài.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom