Bí mật sau "Week day names"

N

ngocthao_lion

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÍ MẬT SAU "WEEK DAY NAMES"

Một tuần lễ được phân chia ra làm 7 ngày với mỗi một cái tên tương ứng là Sunday, Monday, Tuesday, Wednesday, Thursday, Friday và Saturday là xuất phát từ quan niệm của người châu Âu cổ và liên quan đến hiểu biết của các nhà khoa học thời ấy về vũ trụ. Theo họ, Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, có 7 hành
tinh quay xung quanh nó là Mặt Trời, Mặt Trăng và 5 ngôi sao tượng trưng cho Ngũ hành: Kim (Venus), Mộc (Jupiter), Thủy (Mecury), Hỏa (Mars), Thổ (Saturn). Con số 7 được người cổ xem là mầu nhiệm một phần là do xa xưa người ta mới chỉ biết đến 7 nguyên tố kim loại là là vàng (gold), bạc (silver), đồng (copper), sắt (iron), chì (lead), kẽm (zinc) và thủy ngân(mercury) nên khi chia thời gian theo tuần, tháng thì mỗi ngày tương ứng với một hành tinh, một nguyên tố kim loại nói trên và mang những ý nghĩa như sau:

Ngày Chủ Nhật (Sunday) ngày đầu tiên trong tuần, ngày của vị thần thân thiết nhất, quan trọng nhất đó là Mặt Trời và ứng với thứ kim loại quý nhất là vàng (gold).


7days_anh%20nd.JPG


“7 ngày trong tuần được chia tương ứng với 7 hành tinh và 7 nguyên tố kim loại”

Từ Sunday là từ ngữ dịch sang từ từ tiếng Latin dies solari với ý nghĩa là ‘Ngày của Mặt trời’- ‘Day of the Sun’. Theo Gia-tô giáo ngày này là ngày đi lễ, hay còn gọi là Sabbath day – ngày xaba (ngày nghỉ ngơi và thờ phụng Chúa).

Ngày Thứ Hai (Monday) là ngày thứ hai trong tuần. Từ ngữ Monday là dịch từ từ tiếng Latin ”dies lunae nghĩa là ‘Ngày của Mặt trăng’ - ‘Day of the Moon’. Ngày thứ Hai được dành cho vị thần canh giấc ngủ đêm đêm cho con người, đó là Mặt Trăng và tương ứng với nó là nguyên tố kim loại bạc (silver), thứ kim loại quý thứ hai sau vàng. Tiếng Anh là Monday, tiếng Đức là Montag có nghĩa là ngày Mặt Trăng.

Ngày Thứ Ba (Tuesday) dịch từ từ tiếng Đức “Tiu's Day”. Tiu là vị thần cai quản bầu trời và chiến tranh (the Scandinavian deity Thor) theo phong tục của các dân tộc sống ở Bắc Đức và bán đảo Scandinavia (người Norse). Theo tiếng Latin, ngày thứ Ba được ứng với sao Hỏa ‘Day of Mars’ và nguyên tố tương ứng là sắt (iron). Bởi sao Hỏa được coi là thần của chiến tranh mà vũ khí, áo giáp đều làm bằng sắt. Ngày nay người Pháp gọi là Mardy, còn người Tây Ban Nha gọi là Martes. Tiếng Anh là Tuesday, đây được coi là ngày của những chiến binh, của nam giới.

Thứ Tư (Wednesday) bắt nguồn từ từ tiếng Anh cổ ”Woden's Day”. Woden là vị thần cao nhất của người Đức cổ (Teutonic) theo cổ tích luôn dẫn dắt những người thợ săn. Ngày thứ Tư tiếng Anh là Wednesday, tiếng Pháp gọi là Mercredi, tiếng Tây Ban Nha là Mercoles có nghĩa là ngày của sao Thủy (‘Day of Mercury’). Sao Thủy được coi là vị thần của thương mại. Theo hình dung của người xưa, đây là vị thần thường xuyên phải đi nhiều nên nguyên tố tương ứng là thủy ngân (mercury). Thứ kim loại nặng, dễ di động.

Ngày Thứ Năm (Thursday) dịch từ tiếng Latin “dies Jovis” (Jupiter's day- ngày của thần sấm (God of Thunder). Chữ Thursday bắt nguồn từ chữ “thunor” nghĩa là sấm (thunder). Ngày thứ Năm người Pháp gọi là Jeudi, người Tây Ban Nha gọi là Juebes là ngày dành cho chúa tể của các vị thần linh, ứng với đó là sao Mộc và kim loại đi kèm là kẽm (zinc). Bởi kẽm có tính chất không gỉ nên nó đặc trưng cho sức mạnh khôn cùng của sao Mộc - vị thần sấm chớp. Có lẽ vì vậy mà ngày thứ Năm người Đức gọi là Donnerstag, nghĩa là ngày sấm chớp. Còn trong tiếng Anh nó là Thursday.

Ngày Thứ Sáu (Friday) xuất xứ từ chữ “Freya”, tên nữ thần tình yêu và sắc đẹp (the goddess of love and beauty) của người Norse. Ngày thứ Sáu người Pháp gọi là Vendredi, người Tây Ban Nha gọi là Biernes có nghĩa là ngày của sao Kim. Hành tinh này được coi là tượng trưng cho nữ thần của tình yêu. Ứng với sao Kim là nguyên tố kim loại đồng (copper), một kim loại mềm dẻo, phản xạ những tia sáng lấp lánh. Các dân tộc ở Bắc Âu gọi nữ thần tình yêu là Fray, vì thế người Đức gọi thứ Sáu là Freitag và người Anh gọi là Friday. Đây được coi là ngày của nữ giới.

Ngày Thứ Bảy (Saturday) và cũng là ngày cuối cùng của tuần bắt nguồn từ chữ Latin “dies Saturni”, với nghĩa là ‘Day of Saturn’. Saturn là tên của vị thần La Mã (the Roman god Saturn) phụ trách nông nghiệp đồng thời là tên của hành tinh thứ 6 trong hệ mặt trời. Saturday còn được coi là ngày của sao Thổ, vị thần mà theo quan niệm của người xưa là gây ra các nỗi bất hạnh, đau khổ về mặt tinh thần cho con người. Nên ứng với nó là nguyên tố chì (lead), một kim loại độc hại. Trong các ngôn ngữ ở châu Âu hiện nay chỉ còn tiếng Anh giữ nguyên được gốc tên gọi của sao Thổ (Saturn) để chỉ ngày thứ Bảy - Saturday.

Nguồn: Sưu tầm.
 
H

hoang_tu_thien_than198

January: Bắt nguồn từ tiếng Latin Ianuaris, từ này bắt nguồn từ chữ ianua (nghĩa là “door”), và có liên hệ với vị thần hai đầu Janus, một vị thần bảo hộ chuyên đứng giữ cửa. Theo nhiều học giả thì Janus là vị thần của sự khởi thuỷ, là vị thần đầu tiên trong số các vị thần xuất hiện ở các nghi thức tế lễ. Do vậy mà mọi sự bắt đầu của ngày, tháng, và năm đều được liên hệ với ông ta. Tháng đầu tiên trong năm, January, theo đó mà được đặt theo tên ông ta, với ngụ ý rằng đó là thời điểm mà ông ta với hai cái đầu có thể nhìn về năm cũ cũng như hướng đến năm mới.
Tên gọi của tháng theo các ngôn ngữ khác: Pháp janvier, Tây-ban-nha enero, Bồ-đào-nha Janeiro, Ý gennaio, Đức Januar (ở Đức và Thuỵ-sĩ) hoặc Janner (ở Áo), Wales Ionawr, tiếng Scots Gaelic an Faoilteach, Ireland Eanáir.

February: Xuất phát từ chữ Latin Februarius, với gốc là từ februa (nghĩa là “means of cleansing”, các hình thức tẩy uế). Tháng này được đặt tên với ý nghĩa là “tháng của sự tẩy uế”, với lễ hội được tổ chức vào ngày 15 để tôn vinh nữ thần Juno với nhân dạng là nữ thần tình ái.

Tên gọi của tháng theo các ngôn ngữ khác: Pháp février, Tây-ban-nha febrero, Bồ-đào-nha Fevereiro, Ý febbraio, Đức Februar, Wales Chwefror, tiếng Scots Gaelic an Gearran, Ireland Feabbra.

March: Từ chữ Latin Maritius, đặt theo tên của thần Mars, vị thần chiến tranh và cũng là thần nông nghiệp. Tháng này có nhiều lễ hội nhằm để tôn vinh ông ta.

Tên gọi của tháng theo các ngôn ngữ khác: Pháp mars, Tây-ban-nha marzo, Bồ-đào-nha Março, Ý marzo, Đức März, Wales Mawrth, tiếng Scots Gaelic am Màrt, Ireland Márta.

April: Chữ Latin là Aprilis, và người ta cho rằng nó xuất phát từ chữ Apru, là tiếng Etruscan (một chủng người cổ đại sống tại vùng đất là nước Ý ngày nay), đuợc mượn từ Aphro, dạng viết tắt của Aphrodite, nữ thần Hi-lạp. Do vậy, theo dân La-mã, thì Aprilisđuợc xem như là “tháng của nữ thần Venus” Ngoài ra nó còn có một ngữ nguyên khác liên hệ với chữ aperir (nghĩa là “to open”) theo như việc các nụ và bông hoa nở ra vào thời điểm này trong năm tại thành Rome.

Tên gọi của tháng theo các ngôn ngữ khác: Pháp avril, Tây-ban-nha abril, Bồ-đào-nha Abril, Ý aprile, Đức April, Wales Ebrill, Scots Gaelic an Giblean, Ireland Alibreán.

May: Từ chữ Latin Maius, đặt theo tên Maia, nữ thần sinh trưởng của La-mã, vợ của thần lửa Vulcan (tên Maia này có thể cùng một nguồn với chữ Latin magnus, nghĩa là “large”).

Tên gọi của tháng theo các ngôn ngữ khác: Pháp mai, Tây-ban-nha mayo, Bồ-đào-nha Maio, Ý maggio, Đức Mai, Wales Mai, Scots Gaelic an Cètiean, Ireland Bealtaine.

June: tên Latin Iunius của tháng này được bắt nguồn từ tên vị nữ thần Juno của La-mã. Tên của tháng này theo tiếng Scots Gaelic có nghĩa là “tháng non trẻ” (the young month), nhưng một cái tên khác được ghi nhận là Meadhan-Samhraidh “midsummer” (giữa hè); tên tháng này trong tiếng xứ Wales cũng mang nghĩa tương tự, và tên tháng trong tiếng Ireland thì có nghĩa là “ở giữa” (middle)

Tên gọi của tháng theo các ngôn ngữ khác: Pháp juin, Tây-ban-nha junio, Bồ-đào-nha Junho, Ý giugno, Đức Juni, Wales Mehefin, Scots Gaelic an t-Òg-mhìos, Ireland Meitheamh.

July: Cho đến năm 44 trước Công nguyên thì tháng này được gọi là Quintilis (bắt nguồn từ quintus, nghĩa là “thứ năm - fifth”); sau đó được đổi tên lại để tôn vinh Julius Caesar, người được sinh ra vào ngày 12. Tên tháng này trong tiếng Scots Gaelic ban đầu ý chỉ thòi điểm ấm áp nhất của năm.

Tên gọi của tháng theo các ngôn ngữ khác: Pháp juillet, Tây-ban-nha julio, Bồ-đào-nha Julho, Ý luglio, Đức Juni, Wales Gorffennaf, Scots Gaelic an t-Iucbar, Ireland Iúil.

August: Cho đến năm 8 trước Công nguyên thì tháng này có tên là Sextilis (từ chữ sextus, “sixth”); sau đó đổi tên lại theo tên của hoàng đế Augustus. Trong tiếng Scots Gaelic và Ireland, tên tháng này dùng để tưởng nhớ các hoạt động thu hoạch vụ mùa tưởng nhớ đến Lugh, vị thần ánh sáng của người Celtic cổ đại (tương đương với thần Mercury bên La-mã và thần Hermes bên Hi-lạp).

Tên gọi của tháng theo các ngôn ngữ khác: Pháp août, Tây-ban-nha agosto, Bồ-đào-nha Agosto, Ý agosto, Đức August, Wales Awst, Scots Gaelic an Lùnasdal, Ireland Lughnasadh.

September: Tên Latin của tháng này September chỉ ra rằng ban đầu thì tháng này là tháng thứ bảy trong năm (xuất phát từ chữ septem, “số bảy”). Tên trong tiếng Wales là một từ với nghĩa “mùa gặt”; trong tiếng Scots Gaelic thì mang ý nghĩa sự dư dả và hân hoan trong mùa thu hoạch; còn trong tiếng Ireland nghĩa là “giữa thu” (mid-autumn).

Tên gọi của tháng theo các ngôn ngữ khác: Pháp septembre, Tây-ban-nha septembre, Bồ-đào-nha Setembro, Ý settembre, Đức September, Wales Medi, Scots Gaelic an t-Sultuine, Ireland Meán Fómhair.

October: Tên Latin của tháng này October chỉ ra rằng ban đầu thì tháng này là tháng thứ tám trong năm (xuất phát từ chữ octo, “số tám”). Tên tháng trong tiếng Wales, ban đầu là hyddfref, nghĩa là tiếng bò rống; trong tiếng Scots Gaelic thì nghĩa là “thời kì động đực” (rutting time), bắt nguồn từ chữ damh, nghĩa là “con bò”; trong tiếng Ireland thì có nghĩa là “cuối thu” (end of autumn).

Tên gọi của tháng theo các ngôn ngữ khác: Pháp octobre, Tây-ban-nha octubre, Bồ-đào-nha Outubro, Ý ottobre, Đức Oktober, Wales Hydref, Scots Gaelic an Damhar, Ireland Deireadh Fómhair.

November: Tên Latin của tháng này November chỉ ra rằng ban đầu thì tháng này là tháng thứ chín trong năm (xuất phát từ chữ novem, “số chín”). Trong tiếng Wales thì tên tháng này mang nghĩa là “sát sinh” (slaughter); tương tự vậy, người Hà-lan dùng nghĩa đó để gọi tháng này slachtmaand, bởi vì người ta giết thú vật trong tháng này, và trong Old English còn bảo lưu một từ biến thể của người ngoại đạo blomonap, nghĩa là “tháng hiến tế” (sacrifice month). Một từ khác trong tiếng Wales là y mis du, “tháng tối tăm” (black month), từ này được ghi nhận trong tiếng Scots Gaelic (am mìos dubh).

Ngày đầu tiên của tháng này là một sự kết thúc cho vụ mùa, là cái ngày mà các bầy thú trở về từ các đồng cỏ và sự chiếm hữu đất đai được gia hạn. Nó cũng là thời điểm mà người ta tin rằng linh hồn của những người đã khuất sẽ trở về thăm viếng gia đình. Người ta đốt lửa mừng trên đỉnh đồi để thắp lên lại ngọn lửa ấm áp gia đình cho mùa đông và để xua đuổi những linh hồn xấu xa, và thỉnh thoảng họ mang mặt nạ và hoá trang để những hồn ma không thể nhận ra họ. Đó chính là lễ hội Samhain của người Celts, và cũng là nguồn gốc của lễ Halloween hiện nay, vốn được tổ chức vào đêm 31/10. [1]

Tên gọi của tháng theo các ngôn ngữ khác: Pháp novembre, Tây-ban-nha noviembre, Bồ-đào-nha Novembro, Ý novembre, Đức November, Wales Tachwedd, Scots Gaelic an t-Samhainn, Ireland Samhain.

December: Tên Latin của tháng này December chỉ ra rằng ban đầu thì tháng này là tháng thứ mười trong năm (xuất phát từ chữ decem, “số mười”). Tên tháng trong tiếng Wales nghĩa là “trước ngày ngắn nhất” (before the shortest day), theo tiếng Scots Gaelic nghĩa là “bóng đêm” (darkness), theo tiếng Ireland nghĩa là “tháng của Giáng-sinh” (Christmas month).

Tên gọi của tháng theo các ngôn ngữ khác: Pháp décembre, Tây-ban-nha diciembre, Bồ-đào-nha Dezembro, Ý dicembre, Đức Dezember, Wales Rhagfyr, Scots Gaelic an Dùdlachd, Ireland Mí na Nollag.
 
Top Bottom