- 22 Tháng sáu 2017
- 2,357
- 4,161
- 589
- 19
- TP Hồ Chí Minh
- THPT Gia Định
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Vào lúc 3.30 phút ngày 14/2/2018 (nhân dịp Valentine), chủ đề mà mình ấp ủ bấy lâu này đã chính thức ra mắt với Diễn đàn: Bí kíp để sốngc29. Đây là những bí kíp giúp bạn hưởng thụ thời gian đẹp nè, kĩ năng cần thiết để đối phó với khó khăn, gian nan. Hi vọng các bạn sẽ ủng hộ topic của mình
========================================================================
Chúng ta sẽ bước vào chủ đề đầu tiên nhé!
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG KIỀM CHẾ CẢM XÚC BẢN THÂN
Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng chịu rất nhiều áp lực từ công việc và đời sống. Cha mẹ và người lớn khó có thể dạy bảo cho chúng ta tất cả những gì mà ta cần có để sống vững vàng, sống tốt trong cuộc đời. Vì thế, chúng ta rất cần kỹ năng quản lý và điều chỉnh cảm xúc của mình.
I) Cảm xúc là gì?
1. Cảm xúc:
Có rất nhiều lý do khiến ta bị rơi vào trạng thái mất bình tĩnh và khi đó là lúc ta dễ mắc sai lầm nhất. Vì không làm chủ được cảm xúc bản thân, dẫn đến không làm chủ được hành vi dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc. Vì vậy, điều chúng ta cần bây giờ là tìm ra những giải pháp để giúp tất cả mọi người có thể nâng cao được khả năng làm chủ cảm xúc trong những tình huống khó khăn và “hiểm nghèo” nhất.
Để làm được điều đó trước tiên ta phải hiểu cảm xúc là gì? Cảm xúc là một hình thức trải nghiệm cơ bản (sự rung động về một mặt nhất định) của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Cảm xúc đơn giản là những gì hình thành từ trạng thái cơ thể (tư thế, ánh mắt, cử chỉ tay chân, hành động,…) và suy nghĩ (hình ảnh, từ ngữ) của bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Cơ thể và suy nghĩ tạo ra cảm xúc và ngược lại cảm xúc lại tác động ngược trở lại cơ thể và suy nghĩ của chúng ta (cơ chế hai chiều). Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng...r110
Cảm xúc như là của con người đối với các hiện tượng nào đó của hiện thực. Cảm xúc có đặc điểm là mang tính chất chủ quan.
Làm chủ cảm xúc bản thân nghĩa là chúng ta có khả năng nhận diện, theo dõi, phân biệt được cảm xúc của mình (và cao hơn là của người khác) từ những tín hiệu cơ thể và suy nghĩ. Làm được điều này những quyết định hành vi của chúng ta được cân nhắc và không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
2. Sự tức giận:
Chúng ta cần biết kiềm chế cảm xúc phần lớn là kiềm chế sự tức giận của bạn. Tức giận là tình trạng cảm xúc có mức độ thay đổi từ kích thích nhẹ đến thịnh nộ dữ dội. Giống với các loại cảm xúc khác, tức giận đi kèm với các thay đổi về tâm lý và sinh học. Khi tức giận, huyết áp, nhịp tim, nồng độ các hormone “đáp ứng khẩn cấp với stress” như adrenaline, noradrenaline trong cơ thể đều tăng lên.
Cách tự nhiên, bản năng nhất để biểu lộ tức giận là phản ứng một cách nóng nảy khác thường, đáp ứng thích ứng bẩm sinh đối với những nguy hiểm đe dọa. Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó, tức giận là cần thiết cho sự sống còn của con người.
II) Nguyên nhân:r4
Hầu hết mọi người không nhận thức được là chính họ đang điều khiển cảm xúc của họ chứ không phải ai hay một việc gì khác. Họ thường cảm thấy bản thân họ “tự động” chuyển từ cảm xúc này sang cảm xúc khác và để mặc mình trôi theo dòng cảm xúc mà không hề biết rằng cảm xúc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của họ.
Có phải đã có những lúc bạn đang cảm thấy vui vẻ, nhưng bất chợt bạn cảm thấy “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” không? Hay đã bao giờ bạn bắt đầu một ngày mới cảm thấy cực kỳ yêu đời nhưng chẳng bao lâu sau, bạn mất hẳn động lực làm việc chưa? Tại sao lại như vậy?
Khi bạn không quản lý cảm xúc của bạn một cách có nhận thức, não bộ của bạn sẽ “chạy tự động” và chuyển bạn vào các cảm xúc khác nhau. Tệ hơn nữa, sau một thời gian lặp đi lặp lại, nhiều cảm xúc trở thành thói quen cố hữu của bạn. Việc này giải thích tại sao nhiều người vẫn cảm thấy buồn ngủ và không tỉnh táo cho dù đã ngủ được bảy tám giờ trước đó. Hoặc có những người khi bước vào công ty nhìn thấy núi việc chồng chất là cảm thấy nản chí và muốn bỏ việc ngay lập tức. Tất cả những thói quen cảm xúc giới hạn này đã được lập trình sẵn trong tiềm thức của bạn và do các kết nối nơ-ron tạo ra. Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao nhiều người than vãn là họ không quản lý được cảm xúc và cuộc sống của họ rồi chứ?
Bên cạnh đó, nhiều người cho phép những sự kiện bên ngoài chi phối cảm xúc bản thân. Ví dụ như khi hàng hóa bán chạy, họ vui vẻ, tự tin và cố gắng làm việc nhiều hơn. Khi cửa hàng ế khách, họ nản lòng, buồn phiền đến nỗi phải đóng cửa. Khi có ai đó lắng nghe họ tâm sự, khích lệ họ, họ cảm thấy phấn khởi và bắt tay vào hành động. Nhưng ngay khi có người nhận xét tiêu cực về họ, họ lại quay lại tâm trạng đau buồn và mất động lực phấn đấu lúc đầu.
Những người này có khuynh hướng “đẩy trách nhiệm” mà chúng ta đã đề cập trong chương trước. Họ đổ thừa cho người khác hay hoàn cảnh là nguyên nhân khiến họ luôn ở trong tâm trạng tồi tệ. “Anh ta làm tôi buồn, tôi không thể làm được gì cả”, “Chuyện đó xảy ra làm tôi không còn cảm thấy tự tin nữa” hay “Sếp tôi không biết cách động viên tôi đúng mức”.
Có phải những người thành công lúc nào cũng cảm thấy tích cực là vì họ luôn được “trời đất phù hộ” nên gặp những chuyện vui vẻ, may mắn không? Có phải ít khi nào họ gặp khó khăn trở ngại trong cuộc sống không? Có phải họ luôn có người ở bên cạnh động viên an ủi họ không? Có phải họ thường đạt được mục tiêu và không biết đến thất bại là gì không? Dĩ nhiên là không phải vậy. Những người thành công vẫn có thể gặp phải những chuyện tồi tệ bên ngoài như bao người khác, điểm khác biệt nằm ở chỗ họ duy trì được cảm xúc tích cực bên trong cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Những cảm xúc tích cực này tiếp tục thúc đẩy họ hành động nhiều hơn cho đến khi họ đạt được kết quả mong muốn.
Tại sao những người thành công làm được điều này? Đó là vì họ chịu trách nhiệm cho cảm xúc của họ và biết cách điều khiển cảm xúc bản thân một cách có nhận thức. Những người trung bình, mặt khác, luôn cho rằng cảm xúc của mình liên tục bị những thói quen xấu và môi trường xung quanh kiểm soát.
Tức giận có thể xảy ra do yếu tố con người, ví dụ một thành viên trong nhóm tức giận khi các thành viên khác không hợp tác cùng làm bài tập, cũng có thể do một sự kiện, ví dụ như bị kẹt xe do “lô cốt” hay bị lỡ hẹn vì chuyến bay bị trễ. Tức giận còn phát sinh khi lo lắng hay “nghiền ngẫm” về những vấn đề của bản thân.:r40
- Trong cuộc sống hiện đại các bạn càng ngày càng tự trói mình trong những thiết bị công nghệ hay lao vào công việc để mưu sinh. Điều này khó tránh khỏi những căng thẳng, mâu thuẫn, xung đột… ít nhiều gây ra những cảm xúc tiêu cực.
III) Tại sao phải kiềm chế bản thân?
- Tất cả những cảm xúc của con người đều là sự phẫn nộ dành cho sự bất lực của bản thân.
- Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận.
- Nổi giận là bản năng, khống chế cảm xúc là bản lĩnh.
- Nếu bạn không làm chủ được cảm xúc của mình, bạn sẽ trở thành nô lệ của cảm xúc.
- Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc phát hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu giáo dục.
Sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là lưu lại tất cả những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực nhất cho những người thân yêu nhất.
- Để không là người tầm thường trong cuộc sống, tránh hậu quả đau thương, sau này sẽ hối hận vì đã không kiềm chế lại. Càng trưởng thành càng phải học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời khiến bạn vuột mất người bạn yêu thương nhất.
- Đừng để những cảm xúc tiêu cực hiển hiện trên khuôn mặt, vì đó là một loại biểu tình khiến người khác chán ghét.
- Nếu ngay cả cảm xúc của bản thân mà còn không khống chế được thì dù cho bạn cả thế giới, sớm hay muộn bạn cũng sẽ phá hủy tất cả.
- Tính tốt là do cọ xát nhiều mà thành, tính xấu là do bị chiều mà ra. Người sửa được tính cách của bạn là người bạn yêu, người chịu được tính cách của bạn là người yêu bạn.
- Bạn có thể sẽ không bao giờ biết được những lúc bạn không khống chế được tâm trạng của bạn, bạn đã nói ra những lời nói làm tổn thương người khác nhiều như thế nào.
- Vấn đề có thể mang đến rất nhiều cảm xúc, nhưng cảm xúc cũng không giải quyết được vấn đề.
- Có ít cảm xúc tiêu cực hơn, bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.
- Sống trên đời chỉ cần một chữ “Nhẫn”. Những người ngay cả cảm xúc của bản thân còn không khống chế được, thì làm sao mà khống chế được cuộc đời mình.
III) Hậu quả:
Tức giận là một loại cảm xúc được biểu hiện bởi các thay đổi của cả tâm lý lẫn sinh học. Vì một lý do mà ai đó bị mất kiểm soát tức giận thì hệ thần kinh trung ương sẽ kích hoạt một số thay đổi về mặt sinh học như sau:r10
– Tăng một số hormone
– Nhịp tim và mạch nhanh hơn, là hậu quả của tăng tiết hormone tủy thượng thận.
– Huyết áp tăng lên do nhiều yếu tố, nhưng quan trọng là do co mạch.
– Nhịp thở nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu làm việc căng thẳng hơn của tim mạch.
– Người nóng lên, bắt đầu đổ mồ hôi.
– Con ngươi (đồng tử) giãn ra.
– Có thể nhức đầu đột ngột.
Vì vậy việc tức giận là không có lợi cho sức khỏe.
Có rất nhiều lý do khiến ta bị rơi vào trạng thái mất bình tĩnh và khi đó là lúc ta dễ mắc sai lầm nhất. Liên tiếp trong thời gian gần đây đã xảy ra những tệ nạn xã hội đáng tiếc và nguyên nhân lớn nhất là do những người trong cuộc không giữ được “cái đầu lạnh”, kiềm chế sự nóng giận của mình.
IV) Kỹ năng giúp bạn làm chủ cảm xúc bản thân: Lúc này, kỹ năng làm chủ cảm xúc bản thân là yếu tố rất cần thiết để bạn bình tĩnh hơn và đúng tìm ra cách đúng đắn để giải quyết mọi vấn đề.
Đầu tiên, các bạn hãy chú ý điều chỉnh trạng thái cơ thể. Ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt đầu làm chủ cảm xúc của mình và học cách liên tục đặt bản thân vào những cảm xúc tích cực để giúp bạn luôn. Để làm được điều này, việc đầu tiên mà bạn cần phải hiểu là… chính bạn tạo ra cảm xúc của mình. cơ thể chính là nguồn gốc của cảm xúc, khi cơ thể ở trạng thái tích cực ban sẽ có những cảm xúc tích cực, ngược lại khi cơ thể ở trạng thái tiêu cực, cảm xúc sẽ tiêu cực.
Lấy một ví dụ, khi bạn tức giận, cơ thể bạn sẽ có cảm giác hừng hực, tim đập nhanh hơn, tay nắm chặt,… và lúc đó nếu không điều chỉnh lại kịp thời bạn sẽ có thể mắc sai lầm, vì bạn phải tìm chỗ “chút giận”. Giải pháp lúc này là bạn phải điều chỉnh cơ thể ngay lập tức, hãy buông lỏng cơ thể, thả lỏng tay chân, hít thở thật sâu và đều. Đảm bảo chỉ trong tích tắc bạn sẽ giảm bớt được sự ức chế của mình. Từ đây học cách làm chủ cảm xúc bản thân.
Tất nhiên để làm được như vậy ta lại cần phải có thời gian để rèn luyện và rút ra kinh nghiệm. Một gợi ý là hãy tự đưa ra một “hình phạt” sau mỗi lần bạn bị mất bình tĩnh. Ví dụ, tự mắng mình, tự vụt vào tay,… đừng nghĩ đó là những trò tự làm khổ mình, so với những hậu quả có thể gây ra khi mất bình tĩnh thì nó chẳng là gì cả!
Nhận thức vấn đề, cảm xúc của bản thân mình. Điều này có vẻ khá mơ hồ nhưng là bước cơ bản để có thể giải quyết vấn đề. Ví dụ như khi bạn đang lái xe và có người khác bất ngờ tạt ngang ngay trước đầu xe của bạn, bạn có thể thể hiện sự bực tức bằng cách hét lên với người lái xe kia… Hãy nhận biết cảm xúc của mình và điều gì gây ra cho bạn cảm xúc ấy.
Đừng bao giờ để cơn giận chi phối mình: Một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể làm chủ cảm xúc của mình đó là tình trạng “đổ thêm dầu vào lửa”. Bạn đang bực bội về một việc làm, lời nói của ai đó, bạn sẽ rất dễ có ấn tượng không tốt và khó lòng cư xử một cách mềm mỏng, nhã nhặn với họ. Lúc ấy, bất cứ lời nói việc làm nào của họ cũng sẽ bị bạn nhìn nhận một cách tiêu cực. Và khi bạn nổi giận, bạn sẽ đánh mất cảm tình của mọi người, kể cả người mắc lỗi gây ra rắc rối. Chính vì vậy, để học cách làm chủ cảm xúc trong giao tiếp, các teen trước hết không nên vội giao tiếp với họ. Hãy để khi cảm xúc của bạn lắng xuống, cơn giận tan đi, bạn sẽ tỉnh táo hơn để đánh giá, nhận xét mọi thứ một cách thực sự khách quan. Khi bạn bình tĩnh giải quyết vấn đề, mọi người sẽ nể phục bạn, người có lỗi sẽ hối hận và nhớ mãi sai lầm của mình… Tóm lại, bởi bạn rất coi trọng hình ảnh bản thân, hãy biết rằng người khác cũng vậy. Đừng bao giờ đánh giá người khác chỉ dựa trên vẻ ngoài.
Điều chỉnh suy nghĩ. Cũng giống như cơ thể, suy nghĩ cũng là nguồn gốc sinh ra cảm xúc và suy nghĩ bị chi phối bởi hình ảnh và từ ngữ.
Đã bao giờ đang đi dạo chơi đâu đó bạn tự mỉm cười một mình vì nghĩ đến một điều vui vui chưa? Và bạn có biết một trong những cách để một diễn viên khóc trong phim là nghĩ về những kỉ niệm buồn? Hai câu hỏi để khẳng định hình ảnh tác động nhiều thế nào đến suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Hình ảnh tác động rất nhiều vào suy nghĩ, là yếu tố tác động đến việc hình thành và luyện tập việc làm chủ cảm xúc bản thân.
Vì vậy, hiểu được và áp dụng điều này vào cuộc sống chúng ta hãy nhìn người đối diện, đặc biệt là người đang có mâu thuẫn với mình bằng con mắt nhân ái hơn. Tất nhiên khi nghĩ về một “kẻ đáng ghét” ta thường nghĩ ngay đến những điều tiêu cực, nhưng hãy thử nghĩ xem họ đã từng giúp đỡ ta trước đây chưa? Hoặc không giúp ta thì cũng đã giúp người xung quanh ta.
Chắc chắn khi những hình ảnh tích cực này xuất hiện, ta sẽ có con mắt nhìn nhẹ dịu hơn về “kẻ đáng ghét” của bạn. Có thể cảm xúc với đối phương không từ ghét thành yêu, nhưng có thể là sự tôn trọng nhau hơn, thiện cảm với nhau hơn.
Ngoài hình ảnh, từ ngữ cũng tác động đến cảm xúc và tác động đến việc làm chủ cảm xúc bản thân không ít. Một sự thật là người bạn nói chuyện nhiều nhất trong một ngày chính là bản thân mình. Bạn có thể tin, hoặc không tin? Nhưng chính khoảng khắc bạn nghi ngờ tin hay không tin đó chính là lúc bạn đang nói chuyện với chính bạn. Sự “nói chuyện” này gọi là độc thoại nội tâm. “Sao cô nói chán thế nhỉ”, “sao mãi chưa ra chơi nhỉ”… đó là độc thoại.
Giống như hình ảnh, từ ngữ tích cực sẽ hình thành cảm xúc tích cực. Vì thế, khi nổi giận hãy tự “độc thoại” với mình bằng những từ ngữ tích cực “bình tĩnh, bình tĩnh, thường thội mà” chẳng hạn.
Mọi lí thuyết chỉ là để bổ trợ, điều quan trọng nhất vẫn là lựa chọn và sự tập luyện của mỗi người để làm chủ cảm xúc bản thân. Suy cho cùng cảm xúc của ta cũng chỉ là một sự lựa chọn, bạn lựa chọn “nổi giận” hay lựa chọn một sự “hòa bình”? Điều đó phụ thuộc vào bản thân bạn.
Đặt tên cho cảm xúc mình đang trải qua. Tiếp tục với tình huống được đưa ra làm ví dụ ở bước 1, nếu có người bất ngờ tạt ngang ngay trước đầu xe của bạn, bạn có thể đặt tên cho cảm xúc của mình là: “tức giận”, “lo lắng vì gặp phải tình huống nguy hiểm”… Ngay khi bạn đã gọi được tên cảm xúc đó, bạn bắt đầu có thể phân tích, nhìn nhận nó.
Chịu trách nhiệm cho chính cảm xúc của mình. Đây có thể là một trong những việc rất khó khăn bởi bạn có thể biện minh rằng “cái ông lái xe cắt ngang trước mặt tôi kia mới là người có lỗi” nhưng bạn lại quên mất rằng cảm xúc tức giận mà bạn đang có là do chính bạn tự chọn lấy. Có thể nói, trong hoàn cảnh đó, người lái xe kia đã không chỉ lấy đi sức mạnh, sự tự chủ của bạn mà còn điều khiển cảm xúc của chính bạn. Vì thế, hãy chịu trách nhiệm với chính cảm xúc của mình; khi đã xác định được điều này, cảm xúc và suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi theo một chiều hướng khác.
Hướng đến một ý nghĩa khác Giả sử bạn đưa ra yêu cầu công việc dọn nhà với những đứa con nhà bạn, nếu bạn yêu cầu chúng làm đến lần thứ ba hoặc thứ tư nhưng chúng vẫn có “trơ ra” không làm gì cả, lúc này bạn có thể cảm thấy tức giận và quát tháo chúng… Nhưng cảm xúc tức giận này hoàn toàn có thể chỉ là biểu hiện của việc bạn cảm thấy chúng không tôn trọng, không lắng nghe ý kiến của bạn. Khi đã xác định được vấn đề như thế, bạn có thể xử lý vấn đề một cách đúng đắn hơn.
Chấp nhận cảm xúc Mỗi cảm xúc có thể là một thông điệp từ thế giới xung quanh hoặc phản ảnh những trải nghiệm trước đây. Vì thế, cảm xúc có thể không sai nhưng hành động phản ứng lại với thông điệp đó chưa chắc đã đúng đắn. Chấp nhận cảm xúc mình đang có và sau này có thể kiểm tra lại nó và điều chỉnh nếu cần thiết.
Xác định với bản thân, cảm xúc luôn mang lại cho bạn một điều gì đó hữu ích. Khi bạn đi vào con đường vắng vẻ, cảm xúc lo lắng, bất an sẽ xuất hiện. Ngược lại, khi đi qua con phố đông đúc có cả camera an ninh… bạn sẽ thấy yên tâm hơn. Rõ ràng, trong tình huống này, cảm xúc là một thông điệp giúp bạn xác định tốt hơn về tình trạng bản thân và môi trường xung quanh.
Thay đổi cảm xúc Nếu bạn đang phải trải qua cảm xúc tiêu cực như sắp phải bước vào kỳ thi và bạn thực sự lo lắng, căng thẳng. Điều này tạo ra sự cản trở không nhỏ cho bạn trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi. Để làm thay đổi cảm xúc này, bạn có thể đặt mình vào tình huống tâm lý khác như hồi tưởng lại kỳ thi trước mà bạn đã trải qua và đạt được kết quả tốt. Khi đó, những cảm xúc khi bạn vượt qua kỳ thi như sự tự tin, niềm vui… sẽ tràn ngập trong bạn. Như vậy, chiến lược ở đây là đưa mình vào trạng thái khác bằng việc nghĩ đến những trải nghiệm tích cực trước đây để thay đổi cảm xúc hiện tại của bạn.
Điều chỉnh ngôn ngữ và hành động: Bên cạnh đó bạn cần học cách kiềm chế cảm xúc và cần có sự điều chỉnh ngôn ngữ và hành động khi điều chỉnh cảm xúc của bản thân, hãy nói và làm theo lý trí chứ đừng nói và làm theo cảm tính và tình cảm cá nhân của bạn, đừng tự đặt bản thân vào thế khó xử khi bạn không điều chỉnh kịp được hành động hay ngôn ngữ của mình, để ngôn ngữ và hành động lấn át lí trí. Để có thể điều chỉnh tốt điều này, trước khi bạn bị cảm xúc che mờ lí trí hãy hít thở thật sâu và bình tĩnh lại, điều chỉnh tốt suy nghĩ và cảm xúc của cơ thể, tính toán thiệt hơn thật nhanh chóng và nghĩ tới hậu quả sẽ xảy ra, điều này rất tốt cho việc bạn điều chỉnh cảm xúc cá nhân đấy nhé.
Học cách giải tỏa cảm xúc Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn. Vậy nên bạn hãy tìm cách làm chủ cảm xúc trong giao tiếp bằng những cách giải tỏa cảm xúc bị kiềm chế cho bản thân dưới đây các teen nhé:
- Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ…
- Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.
- Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúc của mình tốt hơn.
- Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.
Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký (cô của mình có dạy cách này). Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc từ đó học cách làm chủ cảm xúc trong giao tiếp của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc… và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.
Tập trung vào vấn đề cần giải quyết THAY VÌ TRANH CÃI: Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.
Chú trọng kỹ năng giao tiếp Khả năng giao tiếp tốt giúp việc truyền đạt thông tin dễ dàng, mạnh lạc trong khi vẫn tôn trọng ranh giới giữa bạn và những người khác. Điều quan trọng là kĩ năng giao tiếp không chỉ xây dựng bằng lời nói của bạn, mà còn dựa trên sự truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ cơ thể.
Không nói hoặc viết khi giận dữ: Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ nói hay viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn. Vì vậy tốt hơn hết là hãy điều chỉnh cảm xúc của bản thân để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết công việc tiếp.
Đôi khi bạn có thể kiềm chế cơn tức giận bằng cách tới những nơi vắng vẻ hét thật to để xả mọi bực tức trong người ra, hoặc là vào phòng bật ti vi to hết cỡ rồi hét lên cùng với ti vi để đảm bảo giải tỏa tạm thời cho cung bậc cảm xúc của bạn giúp bạn nhẹ nhàng và khoan khoái hơn.
Tinh thần cởi mở và ham học hỏi: Cởi mở và khả năng chấp nhận luôn song hành khi đề cập đến EQ. Hãy chấp nhận với những ý tưởng và quan điểm mới. Một đầu óc hẹp hòi chỉ khiến chỉ số thông minh cảm xúc của bạn thấp đi mà thôi.
Để làm được điều này hãy cố gắng tìm hiểu và cân nhắc đến cảm xúc và suy nghĩ của người khác. Chấp nhận những suy nghĩ và quan điểm mới giúp bạn ở trong vị trí để cân nhắc tất cả các khả năng có thể xảy ra theo cách tích cực. Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng đúng nên khi luôn ở trạng thái sẵn sàng chấp nhận và cân nhắc các khả năng có thể xảy ra, việc chấp nhận sai lầm sẽ đơn giản hơn nhiều một khi những thứ bạn biết bấy lâu nay thực ra không hề chính xác và đáng tin cậy như bạn vẫn nghĩ.
Thích nghi với những thay đổi: Cuộc sống không bao giờ suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, trong công việc cũng vậy. Sẽ có những thời điểm bạn gặp những thử thách trong công việc và bạn phải thay đổi mình theo hướng tốt lên để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Ví dụ công việc yêu cầu đòi hỏi cao hơn, định hướng của công ty thay đổi, sếp mới đến thay thế sếp cũ…tất cả những điều này bạn đều phải học cách thích nghi theo.
========================================================================
Chúng ta sẽ bước vào chủ đề đầu tiên nhé!
CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG KIỀM CHẾ CẢM XÚC BẢN THÂN
Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng chịu rất nhiều áp lực từ công việc và đời sống. Cha mẹ và người lớn khó có thể dạy bảo cho chúng ta tất cả những gì mà ta cần có để sống vững vàng, sống tốt trong cuộc đời. Vì thế, chúng ta rất cần kỹ năng quản lý và điều chỉnh cảm xúc của mình.
I) Cảm xúc là gì?
1. Cảm xúc:
Có rất nhiều lý do khiến ta bị rơi vào trạng thái mất bình tĩnh và khi đó là lúc ta dễ mắc sai lầm nhất. Vì không làm chủ được cảm xúc bản thân, dẫn đến không làm chủ được hành vi dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc. Vì vậy, điều chúng ta cần bây giờ là tìm ra những giải pháp để giúp tất cả mọi người có thể nâng cao được khả năng làm chủ cảm xúc trong những tình huống khó khăn và “hiểm nghèo” nhất.
Để làm được điều đó trước tiên ta phải hiểu cảm xúc là gì? Cảm xúc là một hình thức trải nghiệm cơ bản (sự rung động về một mặt nhất định) của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Cảm xúc đơn giản là những gì hình thành từ trạng thái cơ thể (tư thế, ánh mắt, cử chỉ tay chân, hành động,…) và suy nghĩ (hình ảnh, từ ngữ) của bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Cơ thể và suy nghĩ tạo ra cảm xúc và ngược lại cảm xúc lại tác động ngược trở lại cơ thể và suy nghĩ của chúng ta (cơ chế hai chiều). Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng...r110
Cảm xúc như là của con người đối với các hiện tượng nào đó của hiện thực. Cảm xúc có đặc điểm là mang tính chất chủ quan.
Làm chủ cảm xúc bản thân nghĩa là chúng ta có khả năng nhận diện, theo dõi, phân biệt được cảm xúc của mình (và cao hơn là của người khác) từ những tín hiệu cơ thể và suy nghĩ. Làm được điều này những quyết định hành vi của chúng ta được cân nhắc và không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
2. Sự tức giận:
Chúng ta cần biết kiềm chế cảm xúc phần lớn là kiềm chế sự tức giận của bạn. Tức giận là tình trạng cảm xúc có mức độ thay đổi từ kích thích nhẹ đến thịnh nộ dữ dội. Giống với các loại cảm xúc khác, tức giận đi kèm với các thay đổi về tâm lý và sinh học. Khi tức giận, huyết áp, nhịp tim, nồng độ các hormone “đáp ứng khẩn cấp với stress” như adrenaline, noradrenaline trong cơ thể đều tăng lên.
Cách tự nhiên, bản năng nhất để biểu lộ tức giận là phản ứng một cách nóng nảy khác thường, đáp ứng thích ứng bẩm sinh đối với những nguy hiểm đe dọa. Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó, tức giận là cần thiết cho sự sống còn của con người.
II) Nguyên nhân:r4
Hầu hết mọi người không nhận thức được là chính họ đang điều khiển cảm xúc của họ chứ không phải ai hay một việc gì khác. Họ thường cảm thấy bản thân họ “tự động” chuyển từ cảm xúc này sang cảm xúc khác và để mặc mình trôi theo dòng cảm xúc mà không hề biết rằng cảm xúc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của họ.
Có phải đã có những lúc bạn đang cảm thấy vui vẻ, nhưng bất chợt bạn cảm thấy “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” không? Hay đã bao giờ bạn bắt đầu một ngày mới cảm thấy cực kỳ yêu đời nhưng chẳng bao lâu sau, bạn mất hẳn động lực làm việc chưa? Tại sao lại như vậy?
Khi bạn không quản lý cảm xúc của bạn một cách có nhận thức, não bộ của bạn sẽ “chạy tự động” và chuyển bạn vào các cảm xúc khác nhau. Tệ hơn nữa, sau một thời gian lặp đi lặp lại, nhiều cảm xúc trở thành thói quen cố hữu của bạn. Việc này giải thích tại sao nhiều người vẫn cảm thấy buồn ngủ và không tỉnh táo cho dù đã ngủ được bảy tám giờ trước đó. Hoặc có những người khi bước vào công ty nhìn thấy núi việc chồng chất là cảm thấy nản chí và muốn bỏ việc ngay lập tức. Tất cả những thói quen cảm xúc giới hạn này đã được lập trình sẵn trong tiềm thức của bạn và do các kết nối nơ-ron tạo ra. Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao nhiều người than vãn là họ không quản lý được cảm xúc và cuộc sống của họ rồi chứ?
Bên cạnh đó, nhiều người cho phép những sự kiện bên ngoài chi phối cảm xúc bản thân. Ví dụ như khi hàng hóa bán chạy, họ vui vẻ, tự tin và cố gắng làm việc nhiều hơn. Khi cửa hàng ế khách, họ nản lòng, buồn phiền đến nỗi phải đóng cửa. Khi có ai đó lắng nghe họ tâm sự, khích lệ họ, họ cảm thấy phấn khởi và bắt tay vào hành động. Nhưng ngay khi có người nhận xét tiêu cực về họ, họ lại quay lại tâm trạng đau buồn và mất động lực phấn đấu lúc đầu.
Những người này có khuynh hướng “đẩy trách nhiệm” mà chúng ta đã đề cập trong chương trước. Họ đổ thừa cho người khác hay hoàn cảnh là nguyên nhân khiến họ luôn ở trong tâm trạng tồi tệ. “Anh ta làm tôi buồn, tôi không thể làm được gì cả”, “Chuyện đó xảy ra làm tôi không còn cảm thấy tự tin nữa” hay “Sếp tôi không biết cách động viên tôi đúng mức”.
Có phải những người thành công lúc nào cũng cảm thấy tích cực là vì họ luôn được “trời đất phù hộ” nên gặp những chuyện vui vẻ, may mắn không? Có phải ít khi nào họ gặp khó khăn trở ngại trong cuộc sống không? Có phải họ luôn có người ở bên cạnh động viên an ủi họ không? Có phải họ thường đạt được mục tiêu và không biết đến thất bại là gì không? Dĩ nhiên là không phải vậy. Những người thành công vẫn có thể gặp phải những chuyện tồi tệ bên ngoài như bao người khác, điểm khác biệt nằm ở chỗ họ duy trì được cảm xúc tích cực bên trong cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Những cảm xúc tích cực này tiếp tục thúc đẩy họ hành động nhiều hơn cho đến khi họ đạt được kết quả mong muốn.
Tại sao những người thành công làm được điều này? Đó là vì họ chịu trách nhiệm cho cảm xúc của họ và biết cách điều khiển cảm xúc bản thân một cách có nhận thức. Những người trung bình, mặt khác, luôn cho rằng cảm xúc của mình liên tục bị những thói quen xấu và môi trường xung quanh kiểm soát.
Tức giận có thể xảy ra do yếu tố con người, ví dụ một thành viên trong nhóm tức giận khi các thành viên khác không hợp tác cùng làm bài tập, cũng có thể do một sự kiện, ví dụ như bị kẹt xe do “lô cốt” hay bị lỡ hẹn vì chuyến bay bị trễ. Tức giận còn phát sinh khi lo lắng hay “nghiền ngẫm” về những vấn đề của bản thân.:r40
- Trong cuộc sống hiện đại các bạn càng ngày càng tự trói mình trong những thiết bị công nghệ hay lao vào công việc để mưu sinh. Điều này khó tránh khỏi những căng thẳng, mâu thuẫn, xung đột… ít nhiều gây ra những cảm xúc tiêu cực.
III) Tại sao phải kiềm chế bản thân?
- Tất cả những cảm xúc của con người đều là sự phẫn nộ dành cho sự bất lực của bản thân.
- Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận.
- Nổi giận là bản năng, khống chế cảm xúc là bản lĩnh.
- Nếu bạn không làm chủ được cảm xúc của mình, bạn sẽ trở thành nô lệ của cảm xúc.
- Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc phát hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu giáo dục.
Sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là lưu lại tất cả những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực nhất cho những người thân yêu nhất.
- Để không là người tầm thường trong cuộc sống, tránh hậu quả đau thương, sau này sẽ hối hận vì đã không kiềm chế lại. Càng trưởng thành càng phải học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời khiến bạn vuột mất người bạn yêu thương nhất.
- Đừng để những cảm xúc tiêu cực hiển hiện trên khuôn mặt, vì đó là một loại biểu tình khiến người khác chán ghét.
- Nếu ngay cả cảm xúc của bản thân mà còn không khống chế được thì dù cho bạn cả thế giới, sớm hay muộn bạn cũng sẽ phá hủy tất cả.
- Tính tốt là do cọ xát nhiều mà thành, tính xấu là do bị chiều mà ra. Người sửa được tính cách của bạn là người bạn yêu, người chịu được tính cách của bạn là người yêu bạn.
- Bạn có thể sẽ không bao giờ biết được những lúc bạn không khống chế được tâm trạng của bạn, bạn đã nói ra những lời nói làm tổn thương người khác nhiều như thế nào.
- Vấn đề có thể mang đến rất nhiều cảm xúc, nhưng cảm xúc cũng không giải quyết được vấn đề.
- Có ít cảm xúc tiêu cực hơn, bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.
- Sống trên đời chỉ cần một chữ “Nhẫn”. Những người ngay cả cảm xúc của bản thân còn không khống chế được, thì làm sao mà khống chế được cuộc đời mình.
III) Hậu quả:
Tức giận là một loại cảm xúc được biểu hiện bởi các thay đổi của cả tâm lý lẫn sinh học. Vì một lý do mà ai đó bị mất kiểm soát tức giận thì hệ thần kinh trung ương sẽ kích hoạt một số thay đổi về mặt sinh học như sau:r10
– Tăng một số hormone
– Nhịp tim và mạch nhanh hơn, là hậu quả của tăng tiết hormone tủy thượng thận.
– Huyết áp tăng lên do nhiều yếu tố, nhưng quan trọng là do co mạch.
– Nhịp thở nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu làm việc căng thẳng hơn của tim mạch.
– Người nóng lên, bắt đầu đổ mồ hôi.
– Con ngươi (đồng tử) giãn ra.
– Có thể nhức đầu đột ngột.
Vì vậy việc tức giận là không có lợi cho sức khỏe.
Có rất nhiều lý do khiến ta bị rơi vào trạng thái mất bình tĩnh và khi đó là lúc ta dễ mắc sai lầm nhất. Liên tiếp trong thời gian gần đây đã xảy ra những tệ nạn xã hội đáng tiếc và nguyên nhân lớn nhất là do những người trong cuộc không giữ được “cái đầu lạnh”, kiềm chế sự nóng giận của mình.
IV) Kỹ năng giúp bạn làm chủ cảm xúc bản thân: Lúc này, kỹ năng làm chủ cảm xúc bản thân là yếu tố rất cần thiết để bạn bình tĩnh hơn và đúng tìm ra cách đúng đắn để giải quyết mọi vấn đề.
Đầu tiên, các bạn hãy chú ý điều chỉnh trạng thái cơ thể. Ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt đầu làm chủ cảm xúc của mình và học cách liên tục đặt bản thân vào những cảm xúc tích cực để giúp bạn luôn. Để làm được điều này, việc đầu tiên mà bạn cần phải hiểu là… chính bạn tạo ra cảm xúc của mình. cơ thể chính là nguồn gốc của cảm xúc, khi cơ thể ở trạng thái tích cực ban sẽ có những cảm xúc tích cực, ngược lại khi cơ thể ở trạng thái tiêu cực, cảm xúc sẽ tiêu cực.
Lấy một ví dụ, khi bạn tức giận, cơ thể bạn sẽ có cảm giác hừng hực, tim đập nhanh hơn, tay nắm chặt,… và lúc đó nếu không điều chỉnh lại kịp thời bạn sẽ có thể mắc sai lầm, vì bạn phải tìm chỗ “chút giận”. Giải pháp lúc này là bạn phải điều chỉnh cơ thể ngay lập tức, hãy buông lỏng cơ thể, thả lỏng tay chân, hít thở thật sâu và đều. Đảm bảo chỉ trong tích tắc bạn sẽ giảm bớt được sự ức chế của mình. Từ đây học cách làm chủ cảm xúc bản thân.
Tất nhiên để làm được như vậy ta lại cần phải có thời gian để rèn luyện và rút ra kinh nghiệm. Một gợi ý là hãy tự đưa ra một “hình phạt” sau mỗi lần bạn bị mất bình tĩnh. Ví dụ, tự mắng mình, tự vụt vào tay,… đừng nghĩ đó là những trò tự làm khổ mình, so với những hậu quả có thể gây ra khi mất bình tĩnh thì nó chẳng là gì cả!
Nhận thức vấn đề, cảm xúc của bản thân mình. Điều này có vẻ khá mơ hồ nhưng là bước cơ bản để có thể giải quyết vấn đề. Ví dụ như khi bạn đang lái xe và có người khác bất ngờ tạt ngang ngay trước đầu xe của bạn, bạn có thể thể hiện sự bực tức bằng cách hét lên với người lái xe kia… Hãy nhận biết cảm xúc của mình và điều gì gây ra cho bạn cảm xúc ấy.
Đừng bao giờ để cơn giận chi phối mình: Một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể làm chủ cảm xúc của mình đó là tình trạng “đổ thêm dầu vào lửa”. Bạn đang bực bội về một việc làm, lời nói của ai đó, bạn sẽ rất dễ có ấn tượng không tốt và khó lòng cư xử một cách mềm mỏng, nhã nhặn với họ. Lúc ấy, bất cứ lời nói việc làm nào của họ cũng sẽ bị bạn nhìn nhận một cách tiêu cực. Và khi bạn nổi giận, bạn sẽ đánh mất cảm tình của mọi người, kể cả người mắc lỗi gây ra rắc rối. Chính vì vậy, để học cách làm chủ cảm xúc trong giao tiếp, các teen trước hết không nên vội giao tiếp với họ. Hãy để khi cảm xúc của bạn lắng xuống, cơn giận tan đi, bạn sẽ tỉnh táo hơn để đánh giá, nhận xét mọi thứ một cách thực sự khách quan. Khi bạn bình tĩnh giải quyết vấn đề, mọi người sẽ nể phục bạn, người có lỗi sẽ hối hận và nhớ mãi sai lầm của mình… Tóm lại, bởi bạn rất coi trọng hình ảnh bản thân, hãy biết rằng người khác cũng vậy. Đừng bao giờ đánh giá người khác chỉ dựa trên vẻ ngoài.
Điều chỉnh suy nghĩ. Cũng giống như cơ thể, suy nghĩ cũng là nguồn gốc sinh ra cảm xúc và suy nghĩ bị chi phối bởi hình ảnh và từ ngữ.
Đã bao giờ đang đi dạo chơi đâu đó bạn tự mỉm cười một mình vì nghĩ đến một điều vui vui chưa? Và bạn có biết một trong những cách để một diễn viên khóc trong phim là nghĩ về những kỉ niệm buồn? Hai câu hỏi để khẳng định hình ảnh tác động nhiều thế nào đến suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Hình ảnh tác động rất nhiều vào suy nghĩ, là yếu tố tác động đến việc hình thành và luyện tập việc làm chủ cảm xúc bản thân.
Vì vậy, hiểu được và áp dụng điều này vào cuộc sống chúng ta hãy nhìn người đối diện, đặc biệt là người đang có mâu thuẫn với mình bằng con mắt nhân ái hơn. Tất nhiên khi nghĩ về một “kẻ đáng ghét” ta thường nghĩ ngay đến những điều tiêu cực, nhưng hãy thử nghĩ xem họ đã từng giúp đỡ ta trước đây chưa? Hoặc không giúp ta thì cũng đã giúp người xung quanh ta.
Chắc chắn khi những hình ảnh tích cực này xuất hiện, ta sẽ có con mắt nhìn nhẹ dịu hơn về “kẻ đáng ghét” của bạn. Có thể cảm xúc với đối phương không từ ghét thành yêu, nhưng có thể là sự tôn trọng nhau hơn, thiện cảm với nhau hơn.
Ngoài hình ảnh, từ ngữ cũng tác động đến cảm xúc và tác động đến việc làm chủ cảm xúc bản thân không ít. Một sự thật là người bạn nói chuyện nhiều nhất trong một ngày chính là bản thân mình. Bạn có thể tin, hoặc không tin? Nhưng chính khoảng khắc bạn nghi ngờ tin hay không tin đó chính là lúc bạn đang nói chuyện với chính bạn. Sự “nói chuyện” này gọi là độc thoại nội tâm. “Sao cô nói chán thế nhỉ”, “sao mãi chưa ra chơi nhỉ”… đó là độc thoại.
Giống như hình ảnh, từ ngữ tích cực sẽ hình thành cảm xúc tích cực. Vì thế, khi nổi giận hãy tự “độc thoại” với mình bằng những từ ngữ tích cực “bình tĩnh, bình tĩnh, thường thội mà” chẳng hạn.
Mọi lí thuyết chỉ là để bổ trợ, điều quan trọng nhất vẫn là lựa chọn và sự tập luyện của mỗi người để làm chủ cảm xúc bản thân. Suy cho cùng cảm xúc của ta cũng chỉ là một sự lựa chọn, bạn lựa chọn “nổi giận” hay lựa chọn một sự “hòa bình”? Điều đó phụ thuộc vào bản thân bạn.
Đặt tên cho cảm xúc mình đang trải qua. Tiếp tục với tình huống được đưa ra làm ví dụ ở bước 1, nếu có người bất ngờ tạt ngang ngay trước đầu xe của bạn, bạn có thể đặt tên cho cảm xúc của mình là: “tức giận”, “lo lắng vì gặp phải tình huống nguy hiểm”… Ngay khi bạn đã gọi được tên cảm xúc đó, bạn bắt đầu có thể phân tích, nhìn nhận nó.
Chịu trách nhiệm cho chính cảm xúc của mình. Đây có thể là một trong những việc rất khó khăn bởi bạn có thể biện minh rằng “cái ông lái xe cắt ngang trước mặt tôi kia mới là người có lỗi” nhưng bạn lại quên mất rằng cảm xúc tức giận mà bạn đang có là do chính bạn tự chọn lấy. Có thể nói, trong hoàn cảnh đó, người lái xe kia đã không chỉ lấy đi sức mạnh, sự tự chủ của bạn mà còn điều khiển cảm xúc của chính bạn. Vì thế, hãy chịu trách nhiệm với chính cảm xúc của mình; khi đã xác định được điều này, cảm xúc và suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi theo một chiều hướng khác.
Hướng đến một ý nghĩa khác Giả sử bạn đưa ra yêu cầu công việc dọn nhà với những đứa con nhà bạn, nếu bạn yêu cầu chúng làm đến lần thứ ba hoặc thứ tư nhưng chúng vẫn có “trơ ra” không làm gì cả, lúc này bạn có thể cảm thấy tức giận và quát tháo chúng… Nhưng cảm xúc tức giận này hoàn toàn có thể chỉ là biểu hiện của việc bạn cảm thấy chúng không tôn trọng, không lắng nghe ý kiến của bạn. Khi đã xác định được vấn đề như thế, bạn có thể xử lý vấn đề một cách đúng đắn hơn.
Chấp nhận cảm xúc Mỗi cảm xúc có thể là một thông điệp từ thế giới xung quanh hoặc phản ảnh những trải nghiệm trước đây. Vì thế, cảm xúc có thể không sai nhưng hành động phản ứng lại với thông điệp đó chưa chắc đã đúng đắn. Chấp nhận cảm xúc mình đang có và sau này có thể kiểm tra lại nó và điều chỉnh nếu cần thiết.
Xác định với bản thân, cảm xúc luôn mang lại cho bạn một điều gì đó hữu ích. Khi bạn đi vào con đường vắng vẻ, cảm xúc lo lắng, bất an sẽ xuất hiện. Ngược lại, khi đi qua con phố đông đúc có cả camera an ninh… bạn sẽ thấy yên tâm hơn. Rõ ràng, trong tình huống này, cảm xúc là một thông điệp giúp bạn xác định tốt hơn về tình trạng bản thân và môi trường xung quanh.
Thay đổi cảm xúc Nếu bạn đang phải trải qua cảm xúc tiêu cực như sắp phải bước vào kỳ thi và bạn thực sự lo lắng, căng thẳng. Điều này tạo ra sự cản trở không nhỏ cho bạn trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi. Để làm thay đổi cảm xúc này, bạn có thể đặt mình vào tình huống tâm lý khác như hồi tưởng lại kỳ thi trước mà bạn đã trải qua và đạt được kết quả tốt. Khi đó, những cảm xúc khi bạn vượt qua kỳ thi như sự tự tin, niềm vui… sẽ tràn ngập trong bạn. Như vậy, chiến lược ở đây là đưa mình vào trạng thái khác bằng việc nghĩ đến những trải nghiệm tích cực trước đây để thay đổi cảm xúc hiện tại của bạn.
Điều chỉnh ngôn ngữ và hành động: Bên cạnh đó bạn cần học cách kiềm chế cảm xúc và cần có sự điều chỉnh ngôn ngữ và hành động khi điều chỉnh cảm xúc của bản thân, hãy nói và làm theo lý trí chứ đừng nói và làm theo cảm tính và tình cảm cá nhân của bạn, đừng tự đặt bản thân vào thế khó xử khi bạn không điều chỉnh kịp được hành động hay ngôn ngữ của mình, để ngôn ngữ và hành động lấn át lí trí. Để có thể điều chỉnh tốt điều này, trước khi bạn bị cảm xúc che mờ lí trí hãy hít thở thật sâu và bình tĩnh lại, điều chỉnh tốt suy nghĩ và cảm xúc của cơ thể, tính toán thiệt hơn thật nhanh chóng và nghĩ tới hậu quả sẽ xảy ra, điều này rất tốt cho việc bạn điều chỉnh cảm xúc cá nhân đấy nhé.
Học cách giải tỏa cảm xúc Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn. Vậy nên bạn hãy tìm cách làm chủ cảm xúc trong giao tiếp bằng những cách giải tỏa cảm xúc bị kiềm chế cho bản thân dưới đây các teen nhé:
- Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ…
- Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.
- Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúc của mình tốt hơn.
- Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.
Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký (cô của mình có dạy cách này). Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc từ đó học cách làm chủ cảm xúc trong giao tiếp của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc… và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.
Tập trung vào vấn đề cần giải quyết THAY VÌ TRANH CÃI: Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.
Chú trọng kỹ năng giao tiếp Khả năng giao tiếp tốt giúp việc truyền đạt thông tin dễ dàng, mạnh lạc trong khi vẫn tôn trọng ranh giới giữa bạn và những người khác. Điều quan trọng là kĩ năng giao tiếp không chỉ xây dựng bằng lời nói của bạn, mà còn dựa trên sự truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ cơ thể.
Không nói hoặc viết khi giận dữ: Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ nói hay viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn. Vì vậy tốt hơn hết là hãy điều chỉnh cảm xúc của bản thân để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết công việc tiếp.
Đôi khi bạn có thể kiềm chế cơn tức giận bằng cách tới những nơi vắng vẻ hét thật to để xả mọi bực tức trong người ra, hoặc là vào phòng bật ti vi to hết cỡ rồi hét lên cùng với ti vi để đảm bảo giải tỏa tạm thời cho cung bậc cảm xúc của bạn giúp bạn nhẹ nhàng và khoan khoái hơn.
Tinh thần cởi mở và ham học hỏi: Cởi mở và khả năng chấp nhận luôn song hành khi đề cập đến EQ. Hãy chấp nhận với những ý tưởng và quan điểm mới. Một đầu óc hẹp hòi chỉ khiến chỉ số thông minh cảm xúc của bạn thấp đi mà thôi.
Để làm được điều này hãy cố gắng tìm hiểu và cân nhắc đến cảm xúc và suy nghĩ của người khác. Chấp nhận những suy nghĩ và quan điểm mới giúp bạn ở trong vị trí để cân nhắc tất cả các khả năng có thể xảy ra theo cách tích cực. Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng đúng nên khi luôn ở trạng thái sẵn sàng chấp nhận và cân nhắc các khả năng có thể xảy ra, việc chấp nhận sai lầm sẽ đơn giản hơn nhiều một khi những thứ bạn biết bấy lâu nay thực ra không hề chính xác và đáng tin cậy như bạn vẫn nghĩ.
Thích nghi với những thay đổi: Cuộc sống không bao giờ suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, trong công việc cũng vậy. Sẽ có những thời điểm bạn gặp những thử thách trong công việc và bạn phải thay đổi mình theo hướng tốt lên để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Ví dụ công việc yêu cầu đòi hỏi cao hơn, định hướng của công ty thay đổi, sếp mới đến thay thế sếp cũ…tất cả những điều này bạn đều phải học cách thích nghi theo.
Last edited: