Bí ẩn về người đàn ông không mặt bị tìm kiếm suốt trăm năm

Lê Mạnh Cường

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng tám 2017
458
715
154
22
Hà Nội
THPT Minh Khai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ngày nay người dân Pennsylvania, Mỹ, vẫn truyền tai nhau về nhân vật bí ẩn – Charlie No Face. Người đàn ông ấy có thể từng bị thiêu sống khiến gương mặt tan ra như một ngọn nến. Có khả năng ông ấy từng bị sét đánh khi còn là một cậu bé. Làn da dường như biến thành màu xanh lá cây do chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Duquesne. Thậm chí có người nói ông là một bóng ma bất hạnh thường lang thang trên những xa lộ Pennsylvania.
Những chi tiết có thể bị tam sao thất bản theo lời người kể chuyện, nhưng bất cứ ai lớn lên tại vùng Pittburgh đều thực sự biết Charlie No Face (Charlie Vô diện) - The Green Man (Người Xanh) hay Monster of Beaver County (Con quái vật của Hạt Beaver).
trees-night-stranger-2048x1366-4340-5447-1514027945.jpg

Người đàn ông bí ẩn lang thang trên những xa lộ vào ban đêm. Ảnh minh họa: Pinterest
Sống tại New Jersey cách Beaver hơn 480 km, Wil Fulton biết về nhân vật trong truyền thuyết ấy từ cha mình – người lớn lên tại Beaver Falls, Pennsylvania, không xa đường hầm người ta đồn thổi là bị Charlie No-Face ám. Ban đầu, Wil nghi ngờ câu chuyện này không khác gì những thứ người ta kể về ông Kẹ để dọa trẻ con, nhưng khi tìm kiếm trên mạng, anh mới biết hóa ra đó lại là nhân vật hoàn toàn có thật.
Thậm chí, cha của Wil khẳng định ông đã gặp Charlie No Face từ khi lên 13 tuổi, tới giờ đó vẫn là khoảnh khắc đáng sợ nhất trong đời ông. Hiếm ai có thể tưởng tượng đến cảnh một nhân vật tưởng như chỉ có trong truyền thuyết của một thế hệ, đang ngồi cạnh bạn ở ghế sau xe, uống bia bằng ống hút… Nhân vật ấy còn hơn cả một truyền thuyết thời hiện đại, đó là một người đàn ông có thật. Tên ông là Ray.
Đầu tháng 8/1919, cậu bé 8 tuổi Ray Robinson đang đi dạo cùng chị gái và vài người bạn ở New Castle, Pennsylvania khi cả nhóm phát hiện một tổ chim nằm cạnh toa xe lửa bỏ không. Muốn nhìn rõ hơn, Ray trèo lên nhưng không may chạm phải đường dây điện từng nối với toa xe. Gần một năm trước, một cậu bé khác đã chết sau hai tuần chạm phải đường dây điện ấy, và dòng điện vẫn còn khi tới lượt Ray.
Ray bị điện giật, gương mặt không còn rõ hình thù gì, tay thương tật nặng. Tình trạng sức khỏe của cậu hết sức đáng ngại. Bằng cách nào đó, những bác sĩ đã cứu sống Ray. Nhưng cậu bé không thể sống một cuộc đời đúng nghĩa sau tai nạn.
Tisha York là một nhà làm phim tài liệu, người đã dành 3 năm để nghiên cứu những giấy tờ về Ray Robinson để thực hiện bộ phim về Green Man.
Tisha nói: “Nếu bạn nhìn vào những căn nhà cổ thời Victoria, nhiều trong số đó có một căn phòng biệt lập với hệ thống ống dẫn nước và mọi thứ cần thiết. Thuở đó, căn phòng này là nơi các gia đình giữ những đứa trẻ như Ray. Họ giấu những ai khác người thật xa khỏi thế giới bên ngoài”.
Ray không bị đối xử tồi tệ, nhưng cậu bé bị cô lập và tẩy chay, thậm chí bị chính gia đình xa lánh - những người không ngồi ăn chung với con trai của họ. Ray cố gắng hết sức có thể. Vốn là fan bóng rổ, cậu lắng nghe từng trận đấu có thể dò được qua sóng radio. Cậu học cách đọc chữ nổi Bray dành cho người khiếm thị, tập làm ví và thảm chùi chân từ lốp xe cũ. Khi Ray trở thành một người đàn ông, gia đình thiết kế một căn hộ nhỏ ngoài garage.
Ray xoay xở để trốn tránh thực tại, cho tới khi anh muốn thoát khỏi cuộc sống tù ngục của chính mình. Ray bắt đầu tìm đến những xa lộ gần nhà, luôn luôn đi một mình, vào ban đêm. Đó là nơi người đàn ông này trở thành truyền thuyết.
Thành phố Ellwood, Pennsylvania không hề nổi tiếng vì cuộc sống về đêm sôi động. Khi Maya Ranchod còn học trung học vào giữa những năm 2000, cô thường dành những tối thứ bảy cùng bạn trai lái chiếc minivan màu xanh ngọc, đi tìm Charlie No-Face dọc đường 351, tới trước hầm Piney Fork - nơi còn được gọi là hầm Green Man. Thú mạo hiểm này không khác nhiều so với những cô cậu tuổi teen như Wil ở New Jersey, những người thích cầm đèn pin rọi khắp khu rừng thông cằn cỗi để tìm con quỷ Jersey trong truyền thuyết.
Ranchod nói: “Mọi người lớn lên đều nghe về Green Man, nhưng đó là một trong những thứ bạn không thực sự nghĩ mình có thể nhìn thấy. Nó chỉ là một câu chuyện ma mà những bậc phụ huynh kể khi cả nhà ngồi bên lò sưởi vào một buổi tối thảnh thơi. Nhưng chúng tôi vẫn tìm kiếm, trải nghiệm đó thật đáng sợ dù ai cũng biết nó không có thật. Người ta tìm kiếm Green Man cả trăm năm nay. Nếu có gan, bạn hãy ra ngoài và cố gắng tìm ông ấy”.
Cũng lớn lên tại Ellwood, Tisha York tiết lộ: “Ray có tiếng là hay đi bộ dọc đường 351, hay những con đường trong khu dân cư hạt Beaver vào ban đêm. Chắc chắn, ngoại hình của ông ấy sẽ gây chú ý, những lời bàn tán cứ lan đi. Người ta bắt đầu thực sự đi tìm ông ấy. Ray cảm kích điều đó, ông thích hút thuốc, uống bia với mọi người… Những cuộc gặp gỡ ban đêm như vậy trở thành một trong những cách giúp ông kết nối với thế giới bên ngoài, dù không phải lúc nào nó cũng tốt.
Không phải ai đi tìm Ray cũng sẵn lòng uống bia cùng ông ấy, chụp một tấm ảnh rồi rời đi. Như bất cứ ai từng trải qua một cuộc đời khác biệt, Ray cũng biết thế giới ngoài kia có thể là một nơi tàn độc.
Tisha kể lại: “Nhiều người đánh đập ông. Họ sẵn sàng đi tiểu vào những chai bia và đưa cho Ray, đó là lý do ông không bao giờ uống một chai bia mở sẵn. Đôi khi có người đón Ray, lái xe đến một chốn đồng không mông quạnh và ném ông ấy ra khỏi xe. Người ta quá độc ác với Ray mà ông không bao giờ hiểu lý do. Khi một chiếc xe tới gần, ông ấy sẽ dừng lại và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra”.
Vào một đêm cuối những năm 1960, cha Wil đã gặp Ray trong ga xe lửa nọ. Ông ấy đi bơi đêm tại một bể bơi trong vùng với vài người bạn, những người cũng tò mò về truyền thuyết họ đã nghe quá nhiều suốt từ nhỏ. Mặc dù, cha của Wil không chắc Ray là ai hay là thứ gì, ông cũng không lạ lẫm gì với những câu chuyện truyền miệng.
Cha của Wil và những người bạn đi dọc đường Wallcae Run, không quên đem theo “mồi” cho Green Man: Một két bia, một chiếc ống hút và vài điếu thuốc. Khi tìm thấy Ray, họ tiến về toa xe lửa tới gần ông ấy. Tài xế, người nói đã gặp Ray một lần, nhảy khỏi xe trong khi cha của Wil và những người khác ngồi yên trên ghế, nhìn ra ngoài qua màn sương.
Khi Ray trèo vào trong xe, cha của Wil hét lên. Gương mặt trống không lờ mờ hiện lên trong ánh đèn là thứ chưa bao giờ ông thấy trong đời, Green Man bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt, chỉ cách khoảng một gang tay.
Khi cơn hoảng hốt dịu lại, cha Wil nhận ra ông không cần sợ. Phát hiện ra đó chỉ là một người đàn ông bị cả thế giới hiểu nhầm, ông ấy thực ra cũng thích bia hay chơi game bắn súng như bao người bình thường khác.
Gần đây, Wil đưa cho cha xem những bức ảnh về Ray trên mạng. Ông ấy im lặng một lát, chỉ nhìn và hồi tưởng lại. Điều duy nhất ông nói là việc ông rất tiếc vì đã sợ hãi Ray vào lần đầu tiên gặp.
gp8ogih91ugu7mvbbbcz-8133-1514027946.jpg

Tấm ảnh hiếm hoi giữa Ray (giữa) và một đám thanh niên. Ảnh: Pinterest.
Về phần Tisha, cô mong mọi người hiểu rằng Ray cũng là con người, một trong những người đã sống cuộc đời đáng thương nhất mà cô biết.
“Đằng sau vẻ ngoài ấy, là một người đàn ông có tâm hồn tốt bụng”, Tisha nói. Cô đã phỏng vấn hàng trăm người trên khắp Pennsylvania về Ray. Hầu hết họ từng là những chàng trai trẻ, như cha của Wil, sẵn sàng đi chơi cùng Ray, đón ông ấy đi dạo một vòng. Cô không thể đếm hết có bao nhiêu người đàn ông trưởng thành bật khóc khi nói về Ray. Nhiều người trong số họ hối hận vì đã đối xử không tốt với Ray, nhiều người chỉ rơi nước mắt vì nghĩ tới những gì Ray đã làm cho họ, và ông ấy thực sự ý nghĩa với họ ra sao. Vài người chỉ kể về cuộc đời đắng cay và buồn tủi của Ray.
Tisha được xem một tấm ảnh Ray chụp cùng một người phụ nữ, có lẽ đó là người phụ nữ xa lạ duy nhất ông tiếp xúc ngoài gia đình mình. Tisha nhận thấy Ray rất hạnh phúc còn người phụ nữ kia không hề sợ sệt.
Tisha đặc biệt nhớ về câu chuyện một người rất trân trọng sự hiện diện của Ray trong những tháng ngày đau buồn vì anh trai của anh ấy hy sinh tại Việt Nam. Những người sẵn sàng dành cả đêm dài ngồi cạnh Ray trong xe ôtô đều học từ con người đặc biệt ấy về cách vượt qua nỗi sợ hãi hay thành kiến, nhìn sâu xa hơn vẻ ngoài giả tạo… “Ray chỉ cho nhiều người thấy rằng ai cũng có thể khác biệt, ông ấy thực sự đã thay đổi cuộc đời của nhiều người”, Tisha nhận định.
Ray qua đời năm 1981 trong viện dưỡng lão và được chôn cất ở nghĩa trang hạt Beaver. Người ta vẫn thường thấy hoa tươi được đặt trước mộ của người đàn ông này.
Wil cho rằng Ray là một tấm gương sáng, về một người bị đẩy vào cuộc đời tồi tệ nhất nhưng vẫn có thể làm được những điều tuyệt vời nhất.
6b64e21909d4c346cd394b57a65c62-5049-4886-1514027946.jpg

Bia mộ của Ray Robinson trong nghĩa trang tại hạt Beaver. Ảnh: Pinterest.
[TBODY] [/TBODY]
Ngày nay, truyền thuyết về người đàn ông không mặt đã lan xa tới nhiều nơi khác tại Mỹ, đường hầm Piney Fork vẫn là một trong những điểm săn ma được nhiều người ghé thăm nhất ở Pennsylvania. Nhiều bạn trẻ và những du khách thích mạo hiểm vẫn lái xe tới đây, tắt máy và đi qua cây cầu có toa xe lửa cũ để gọi tên Charlie No Face.
Đường hầm Piney Fork được xây dựng từ năm 1924 để phục vụ những mỏ than nằm dọc hệ thống đường sắt Pennsylvania. Đường hầm bị bỏ hoang từ năm 1962, trở thành nơi bị đồn thổi là Charlie No Face ám. Hiện nơi này được dùng để trữ muối mỏ dùng làm sạch băng khỏi các đường cao tốc vào mùa đông.
Nguồn: vnexpress
 

Tuyết Mùa Hạ

Học sinh chăm học
Thành viên
10 Tháng chín 2017
303
410
99
22
Ninh Bình
ahihihi
Ngày nay người dân Pennsylvania, Mỹ, vẫn truyền tai nhau về nhân vật bí ẩn – Charlie No Face. Người đàn ông ấy có thể từng bị thiêu sống khiến gương mặt tan ra như một ngọn nến. Có khả năng ông ấy từng bị sét đánh khi còn là một cậu bé. Làn da dường như biến thành màu xanh lá cây do chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Duquesne. Thậm chí có người nói ông là một bóng ma bất hạnh thường lang thang trên những xa lộ Pennsylvania.
Những chi tiết có thể bị tam sao thất bản theo lời người kể chuyện, nhưng bất cứ ai lớn lên tại vùng Pittburgh đều thực sự biết Charlie No Face (Charlie Vô diện) - The Green Man (Người Xanh) hay Monster of Beaver County (Con quái vật của Hạt Beaver).
trees-night-stranger-2048x1366-4340-5447-1514027945.jpg

Người đàn ông bí ẩn lang thang trên những xa lộ vào ban đêm. Ảnh minh họa: Pinterest
Sống tại New Jersey cách Beaver hơn 480 km, Wil Fulton biết về nhân vật trong truyền thuyết ấy từ cha mình – người lớn lên tại Beaver Falls, Pennsylvania, không xa đường hầm người ta đồn thổi là bị Charlie No-Face ám. Ban đầu, Wil nghi ngờ câu chuyện này không khác gì những thứ người ta kể về ông Kẹ để dọa trẻ con, nhưng khi tìm kiếm trên mạng, anh mới biết hóa ra đó lại là nhân vật hoàn toàn có thật.
Thậm chí, cha của Wil khẳng định ông đã gặp Charlie No Face từ khi lên 13 tuổi, tới giờ đó vẫn là khoảnh khắc đáng sợ nhất trong đời ông. Hiếm ai có thể tưởng tượng đến cảnh một nhân vật tưởng như chỉ có trong truyền thuyết của một thế hệ, đang ngồi cạnh bạn ở ghế sau xe, uống bia bằng ống hút… Nhân vật ấy còn hơn cả một truyền thuyết thời hiện đại, đó là một người đàn ông có thật. Tên ông là Ray.
Đầu tháng 8/1919, cậu bé 8 tuổi Ray Robinson đang đi dạo cùng chị gái và vài người bạn ở New Castle, Pennsylvania khi cả nhóm phát hiện một tổ chim nằm cạnh toa xe lửa bỏ không. Muốn nhìn rõ hơn, Ray trèo lên nhưng không may chạm phải đường dây điện từng nối với toa xe. Gần một năm trước, một cậu bé khác đã chết sau hai tuần chạm phải đường dây điện ấy, và dòng điện vẫn còn khi tới lượt Ray.
Ray bị điện giật, gương mặt không còn rõ hình thù gì, tay thương tật nặng. Tình trạng sức khỏe của cậu hết sức đáng ngại. Bằng cách nào đó, những bác sĩ đã cứu sống Ray. Nhưng cậu bé không thể sống một cuộc đời đúng nghĩa sau tai nạn.
Tisha York là một nhà làm phim tài liệu, người đã dành 3 năm để nghiên cứu những giấy tờ về Ray Robinson để thực hiện bộ phim về Green Man.
Tisha nói: “Nếu bạn nhìn vào những căn nhà cổ thời Victoria, nhiều trong số đó có một căn phòng biệt lập với hệ thống ống dẫn nước và mọi thứ cần thiết. Thuở đó, căn phòng này là nơi các gia đình giữ những đứa trẻ như Ray. Họ giấu những ai khác người thật xa khỏi thế giới bên ngoài”.
Ray không bị đối xử tồi tệ, nhưng cậu bé bị cô lập và tẩy chay, thậm chí bị chính gia đình xa lánh - những người không ngồi ăn chung với con trai của họ. Ray cố gắng hết sức có thể. Vốn là fan bóng rổ, cậu lắng nghe từng trận đấu có thể dò được qua sóng radio. Cậu học cách đọc chữ nổi Bray dành cho người khiếm thị, tập làm ví và thảm chùi chân từ lốp xe cũ. Khi Ray trở thành một người đàn ông, gia đình thiết kế một căn hộ nhỏ ngoài garage.
Ray xoay xở để trốn tránh thực tại, cho tới khi anh muốn thoát khỏi cuộc sống tù ngục của chính mình. Ray bắt đầu tìm đến những xa lộ gần nhà, luôn luôn đi một mình, vào ban đêm. Đó là nơi người đàn ông này trở thành truyền thuyết.
Thành phố Ellwood, Pennsylvania không hề nổi tiếng vì cuộc sống về đêm sôi động. Khi Maya Ranchod còn học trung học vào giữa những năm 2000, cô thường dành những tối thứ bảy cùng bạn trai lái chiếc minivan màu xanh ngọc, đi tìm Charlie No-Face dọc đường 351, tới trước hầm Piney Fork - nơi còn được gọi là hầm Green Man. Thú mạo hiểm này không khác nhiều so với những cô cậu tuổi teen như Wil ở New Jersey, những người thích cầm đèn pin rọi khắp khu rừng thông cằn cỗi để tìm con quỷ Jersey trong truyền thuyết.
Ranchod nói: “Mọi người lớn lên đều nghe về Green Man, nhưng đó là một trong những thứ bạn không thực sự nghĩ mình có thể nhìn thấy. Nó chỉ là một câu chuyện ma mà những bậc phụ huynh kể khi cả nhà ngồi bên lò sưởi vào một buổi tối thảnh thơi. Nhưng chúng tôi vẫn tìm kiếm, trải nghiệm đó thật đáng sợ dù ai cũng biết nó không có thật. Người ta tìm kiếm Green Man cả trăm năm nay. Nếu có gan, bạn hãy ra ngoài và cố gắng tìm ông ấy”.
Cũng lớn lên tại Ellwood, Tisha York tiết lộ: “Ray có tiếng là hay đi bộ dọc đường 351, hay những con đường trong khu dân cư hạt Beaver vào ban đêm. Chắc chắn, ngoại hình của ông ấy sẽ gây chú ý, những lời bàn tán cứ lan đi. Người ta bắt đầu thực sự đi tìm ông ấy. Ray cảm kích điều đó, ông thích hút thuốc, uống bia với mọi người… Những cuộc gặp gỡ ban đêm như vậy trở thành một trong những cách giúp ông kết nối với thế giới bên ngoài, dù không phải lúc nào nó cũng tốt.
Không phải ai đi tìm Ray cũng sẵn lòng uống bia cùng ông ấy, chụp một tấm ảnh rồi rời đi. Như bất cứ ai từng trải qua một cuộc đời khác biệt, Ray cũng biết thế giới ngoài kia có thể là một nơi tàn độc.
Tisha kể lại: “Nhiều người đánh đập ông. Họ sẵn sàng đi tiểu vào những chai bia và đưa cho Ray, đó là lý do ông không bao giờ uống một chai bia mở sẵn. Đôi khi có người đón Ray, lái xe đến một chốn đồng không mông quạnh và ném ông ấy ra khỏi xe. Người ta quá độc ác với Ray mà ông không bao giờ hiểu lý do. Khi một chiếc xe tới gần, ông ấy sẽ dừng lại và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra”.
Vào một đêm cuối những năm 1960, cha Wil đã gặp Ray trong ga xe lửa nọ. Ông ấy đi bơi đêm tại một bể bơi trong vùng với vài người bạn, những người cũng tò mò về truyền thuyết họ đã nghe quá nhiều suốt từ nhỏ. Mặc dù, cha của Wil không chắc Ray là ai hay là thứ gì, ông cũng không lạ lẫm gì với những câu chuyện truyền miệng.
Cha của Wil và những người bạn đi dọc đường Wallcae Run, không quên đem theo “mồi” cho Green Man: Một két bia, một chiếc ống hút và vài điếu thuốc. Khi tìm thấy Ray, họ tiến về toa xe lửa tới gần ông ấy. Tài xế, người nói đã gặp Ray một lần, nhảy khỏi xe trong khi cha của Wil và những người khác ngồi yên trên ghế, nhìn ra ngoài qua màn sương.
Khi Ray trèo vào trong xe, cha của Wil hét lên. Gương mặt trống không lờ mờ hiện lên trong ánh đèn là thứ chưa bao giờ ông thấy trong đời, Green Man bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt, chỉ cách khoảng một gang tay.
Khi cơn hoảng hốt dịu lại, cha Wil nhận ra ông không cần sợ. Phát hiện ra đó chỉ là một người đàn ông bị cả thế giới hiểu nhầm, ông ấy thực ra cũng thích bia hay chơi game bắn súng như bao người bình thường khác.
Gần đây, Wil đưa cho cha xem những bức ảnh về Ray trên mạng. Ông ấy im lặng một lát, chỉ nhìn và hồi tưởng lại. Điều duy nhất ông nói là việc ông rất tiếc vì đã sợ hãi Ray vào lần đầu tiên gặp.
gp8ogih91ugu7mvbbbcz-8133-1514027946.jpg

Tấm ảnh hiếm hoi giữa Ray (giữa) và một đám thanh niên. Ảnh: Pinterest.
Về phần Tisha, cô mong mọi người hiểu rằng Ray cũng là con người, một trong những người đã sống cuộc đời đáng thương nhất mà cô biết.
“Đằng sau vẻ ngoài ấy, là một người đàn ông có tâm hồn tốt bụng”, Tisha nói. Cô đã phỏng vấn hàng trăm người trên khắp Pennsylvania về Ray. Hầu hết họ từng là những chàng trai trẻ, như cha của Wil, sẵn sàng đi chơi cùng Ray, đón ông ấy đi dạo một vòng. Cô không thể đếm hết có bao nhiêu người đàn ông trưởng thành bật khóc khi nói về Ray. Nhiều người trong số họ hối hận vì đã đối xử không tốt với Ray, nhiều người chỉ rơi nước mắt vì nghĩ tới những gì Ray đã làm cho họ, và ông ấy thực sự ý nghĩa với họ ra sao. Vài người chỉ kể về cuộc đời đắng cay và buồn tủi của Ray.
Tisha được xem một tấm ảnh Ray chụp cùng một người phụ nữ, có lẽ đó là người phụ nữ xa lạ duy nhất ông tiếp xúc ngoài gia đình mình. Tisha nhận thấy Ray rất hạnh phúc còn người phụ nữ kia không hề sợ sệt.
Tisha đặc biệt nhớ về câu chuyện một người rất trân trọng sự hiện diện của Ray trong những tháng ngày đau buồn vì anh trai của anh ấy hy sinh tại Việt Nam. Những người sẵn sàng dành cả đêm dài ngồi cạnh Ray trong xe ôtô đều học từ con người đặc biệt ấy về cách vượt qua nỗi sợ hãi hay thành kiến, nhìn sâu xa hơn vẻ ngoài giả tạo… “Ray chỉ cho nhiều người thấy rằng ai cũng có thể khác biệt, ông ấy thực sự đã thay đổi cuộc đời của nhiều người”, Tisha nhận định.
Ray qua đời năm 1981 trong viện dưỡng lão và được chôn cất ở nghĩa trang hạt Beaver. Người ta vẫn thường thấy hoa tươi được đặt trước mộ của người đàn ông này.
Wil cho rằng Ray là một tấm gương sáng, về một người bị đẩy vào cuộc đời tồi tệ nhất nhưng vẫn có thể làm được những điều tuyệt vời nhất.
6b64e21909d4c346cd394b57a65c62-5049-4886-1514027946.jpg

Bia mộ của Ray Robinson trong nghĩa trang tại hạt Beaver. Ảnh: Pinterest.
[TBODY] [/TBODY]
Ngày nay, truyền thuyết về người đàn ông không mặt đã lan xa tới nhiều nơi khác tại Mỹ, đường hầm Piney Fork vẫn là một trong những điểm săn ma được nhiều người ghé thăm nhất ở Pennsylvania. Nhiều bạn trẻ và những du khách thích mạo hiểm vẫn lái xe tới đây, tắt máy và đi qua cây cầu có toa xe lửa cũ để gọi tên Charlie No Face.
Đường hầm Piney Fork được xây dựng từ năm 1924 để phục vụ những mỏ than nằm dọc hệ thống đường sắt Pennsylvania. Đường hầm bị bỏ hoang từ năm 1962, trở thành nơi bị đồn thổi là Charlie No Face ám. Hiện nơi này được dùng để trữ muối mỏ dùng làm sạch băng khỏi các đường cao tốc vào mùa đông.
Nguồn: vnexpress
Tội ổng quá :(
Đời quá tàn bạo rồi :(
 
  • Like
Reactions: Lê Mạnh Cường
Top Bottom