Văn 9 Bếp lửa

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Câu 14 sao bạn?
Nếu vậy hôm trước cô giáo mới chữa cho tớ bạn tham khảo nha
a, Bạn tự làm nha
b, -bài thơ "Ánh trăng" gợi nhắc và cũng cố thái độ sống: từ một câu chuyện riêng bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ lối sống thủy chung, ân nghĩa, son sắt của con người với những năm tháng quá khứ gian lao tình nghĩa đối với thiên nhiên đất nước bình dị. Từ đó là lời nhắc nhở chung về lối sống ân nghĩa thủy chung.
-2 câu tục ngữ:
+Uống nước nhớ nguồn
+Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c, Đọc bài thơ "Ánh trăng" của tác giả Nguyễn Duy hẳn chúng ta sẽ không thể quên được bài học đạo lý Ân Nghĩa thủy chung uống nước nhớ nguồn mà tác giả gợi nhắc. Vậy thế nào là ân nghĩa thủy chung, thế nào là uống nước nhớ nguồn? Uống nước là việc làm hàng ngày của chúng ta, khi chúng ta uống nước thì cần phải nhớ rằng nguồn nước ở đâu ra ai đã mang đến. Hiểu theo nghĩa bóng thì đạo lý Ân Nghĩa thủy chung và uống nước nhớ nguồn chính là lòng biết ơn Nguồn Cội biết ơn ơn những người làm ra thành quả cho mình hưởng thụ. Lòng biết ơn ấy thể hiện rõ trong bài thơ Ánh trăng, người lính có một quá khứ gian lao gắn bó với đồng đội với đất nước với vầng trăng nhưng rồi cuộc sống thay đổi với "ánh điện"," cửa gương", con người đã vô tình lãng quên vầng trăng để rồi đến khi đèn điện tắt đột ngột gặp lại cố nhân xưa mới "giật mình" thức tỉnh. Từ bài học nhẹ nhàng mà thấm thía trong tác phẩm chúng ta cùng nhìn lại bài học trong cuộc sống xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại. Từ xa xưa cha ông chúng ta luôn sống theo đạo lý tốt đẹp ấy cứ nhìn vào tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ta sẽ thấy đó là lối sống Ân nghĩa của con cháu đối với tổ tiên cội nguồn gốc gác của mình rồi đời đời con cháu sau này các ngày giỗ kỵ các ngày lễ Tết ai chẳng cuối đầu thành kính với nén Tâm Hương. Hằng ngày bưng bát cơm trắng dẻo thơm để ăn ta hiểu để có bát cơm dẻo thơm ấy người nông dân đã đổ biết bao mồ hôi công sức vào đó vì thế tả thêm trân quý hạt gạo. Lớn hơn nữa là các ngày đại lễ của dân tộc có thể kể ra đây ngày Quốc giỗ cả nước hướng về đền Hùng với lòng tri ân sâu sắc hoặc ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 hằng năm với những những hoạt động quan tâm của các tổ chức đoàn thể tới các bà mẹ Việt Nam anh hùng,.... Lòng biết ơn lối sống Ân Nghĩa có giá trị nhân văn sâu sắc là tấm lòng là lẽ sống giữa người với người là phẩm chất tốt đẹp cần gìn giữ phát huy qua mọi thế hệ. Tuy nhiên trong xã hội chúng ta vẫn còn có những kẻ sống bội bạc ích kỷ vong ân bội nghĩa. Đâu đó trong cuộc sống này ta vẫn bắt gặp những cảnh tượng đau lòng: có những đứa con bất hiếu với đấng sinh thành, có những kẻ bạc bẽo đối với những người từng giúp đỡ mình, ĐóĐó là những hành động của những kẻ tráo trở, vô học mà ta cần lên án. Cha ông ta thường nhắc "gieo nhân nào gặt quả ấy", sự bội bạc phải trả giá lớn. Vì vậy là những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần giữ gìn những truyền thống đạo lý của dân tộc ta, sống xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ đi trước Hãy học tập thật tốt để trở thành công dân tốt xây dựng và kiến thiết quê hương thật tốt ngày càng giàu đẹp và làm rạng rỡ quê hương đất nước.
 
Last edited:

ShennWhisper

Học sinh gương mẫu
Thành viên
13 Tháng hai 2018
681
2,450
311
Bắc Ninh
Hogwarts
Câu 14c không có giải đáp trong sách ôn thi đúng không =))) Mình cũng làm lâu rồi nhưng cảm thấy chưa được hoàn thiện lắm nên sẽ có cách khác. Link mà bạn phía trên vừa dẫn có gợi ý của Dương Sảng khá sát, bạn có thể tham khảo hoặc lược bớt nếu cần.
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Lý thuyết
I - MB : Gợi - Đưa - Báo
  • Gợi : Gợi vấn đề cần làm
  • Đưa: Đưa ra vấn đề nghị luận
  • Báo: Thể hiện việc làm gì
II- TB
a) Giải thích :Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
  • Gì : cái gì, là gì
  • Nào: Như thế nào?
  • Sao: Tại sao?
  • Do : Do đâu?
  • Nguyên : Nguyên nhân?
  • Hậu: Hậu quả
b) Chứng minh : Mặt - Không - Giai -Thời - Lứa
  • Mặt : Các mặt của vấn đề
  • Không : Không gian( thành thị , nông thôn ,…)
  • Giai : Giai đoạn
  • Thời : Thời gian ( hẹp hơn giai đoạn)
  • Lứa : lứa tuổi
III - KB : Tóm - Rút - Phấn
  • Tóm: tóm gọn lại vấn đề
  • Rút : rút ra kết luận
  • Phấn: phấn đấu, đánh giá, suy nghĩ của mình ( liên hệ bản thân)

Đại loại là về đạo lí "uống nước nhớ nguồn "
Bạn triển theo dàn ý mẫu mà làm
Bài này mình nêu chú ý thôi :
  • Dẫn chứng cụ thể
  • Giải nghĩa các từ đầy đủ
  • nêu được mặt trái phải
  • Liên hệ bản thân
Những gì thân thiết của tuổi thơ đứa cháu là bà, là bếp lửa, là những hình ảnh của quê hương… Những hình ảnh đó đã in đậm trong cháu từ thuở ấu thơ. ( lấy dẫn chứng cụ thể)
  • Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin, là nơi chắp cánh ước mơ cho cháu…(Dẫn chứng)
  • Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ, là kỉ niệm, là hồi ức…(Dẫn chứng)
  • Điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước.
- Đánh giá khái quát: ( Nghệ Thuật )
+ Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự, nhiều hình ảnh thơ đẹp…
+ Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời cháu.
+ Bài thơ còn ngợi ca vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
 
Top Bottom