Văn 9 Bếp lửa

K

khongminh26

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Bếp lửa
- Đồng chí
- Sang thu
- Phân tích nhân vật Vũ nương
- Nói với con
- Viếng lăng Bác
Làm ơn cho mình dàn ý chính và luận điểm rõ ràng nhé! Cô giáo chê mình viết mập mờ quá! Hic!
Thanks!!!

chú ý: Tiêu Đề
[Môn +Khối] Nội dung
Đã sửa
Thân
 
Last edited by a moderator:
L

lonely_start

- Bếp lửa
- Đồng chí
- Sang thu
- Phân tích nhân vật Vũ nương
- Nói với con
- Viếng lăng Bác
Làm ơn cho mình dàn ý chính và luận điểm rõ ràng nhé! Cô giáo chê mình viết mập mờ quá! Hic!
Thanks!!!


ĐỒNG CHÍ:

MB: giới thiệu TG-TP

TB:

* 7 câu thơ đầu: cơ sở hình thành tình đồng chí.
- hai câu đầu: họ cùng chung hoàn cảnh sống, cùng chung giai cấp nông dân
- hai câu tiếp: họ cùng chung lí tưởng, chí hướng, mục đích chiến đấu
- hai câu tiếp theo: + chung nhiệm vụ, ý chí chiến đấu
+ họ cùng nhau chia sẻ khó khăn
=> từ xa lạ -> quen nhau -> tri kỉ -> đồng chí.
- từ đồng chí được ngắt thành 1 dòng với dấu chấm than khép lại khổ thơ như một nốt nhấn, nó như dồn nén chất chứa, bỗng bật ra thật thân thiết, thiêng liêng như tiếng gọi tha thiết của tình đồng chí đồng đội ấm áp, xúc động là cao trào của mọi cảm xúc mở ra những gì chứa đựng ở những câu sau.
- nghệ thuật sóng đôi.

* 10 câu tiếp:
- 3 câu đầu:
+ họ thấu hiểu những tâm sự, nỗi lòng của nhau
+ từ mặc kệ => thể hiện sự quyết tâm, dứt khoát ra đi vì nghĩa lớn
+ giếng nước gốc đa-> hoán dụ + nhân hoá -> hậu phương nhớ người lính, hoặc ngược lại.
- 7 câu tiếp:
+ chia sẻ những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn => nghệ thuật sóng đôi
+ thương nhau tay nắm lấy bàn tay: sẻ chia, truyền cho nhau hơi ấm, niềm tin, sức mạnh => sự đoàn kết gắn bó.

* 3 câu cuối:
- kết thúc bài thơ là hình ảnh rất đặc sắc:
đêm nay... trăng treo
bức tranh nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn kết nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. cảnh rừng khoang sương muối, những người lính phục kích chờ giặc đứng bên nhau, sức mạnh ủa tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa những khắc nghiệt khó khăn của thời tiết.

- hình ảnh súng và trăng vừa là hình ảnh thực, lãng mạn, gần - xa, chất thi sĩ - chất chiến sĩ, chất chiến đấu - chất trữ tình, thực tại - mơ mộng . đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau tạo nên vẻ đẹp của người lính. có thể nói hình ảnh đầu súng trăng treo là một phát hiện mới lạ và độc đáo của chính hữu. TG đã dùng bút pháp hiện thực để tạo nên hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn.
( bạn phân tích kĩ hơn và mổ xẻ luận điểm ra nhé ... ^^)

KB: bạn đá qua nghệ thuật mà kết bài nhá. ^^
 
C

cherrynguyen_298

BÀI THƠ SANG THU CỦA HỮU THỈNH
A. Mở bài:
- Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca
- Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ : nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
B. Thân bài.
Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.
a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:
+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.
+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
+Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn
b. Cảm xúc của nhà thơ:
+ Kết hợp một loạt các từ: “bỗng, phả , hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…
Khổ 2: HÌnh ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:
+Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản –>gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu.
+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.
+ Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:
“ Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu”-> Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.Trong “chiều sông thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.”
3. Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa:
- Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gây gắt.
- Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.
- Hình ảnh ẩn dụ : “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi”
+ ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sâm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu).
+ Ý nghĩa ẩn dụ : Sấm : những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.
=> Gợi cảm xúc tiếc nuối
C. Kết luận: | “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.
- Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã góp .

nguồn HM
 
C

cherrynguyen_298

Đề : Phân tích bài thơ "Đồng chí "của Chính Hữu.
DÀN Ý CHI TIẾT
I. Mở bài :
- Giới thiệu tác phẩm :Đồng chí, tác giả : Chính Hữu.
- Hoàn cảnh sáng tác : đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt bắc .
Vào những năm kháng chiến chống Pháp, đất nước ta sục sôi ý chí, quyết tâm đánh giặc. Hoà mình vào khí thế ấy đã có hàng vạn , hàng triệu thanh niên nhập ngũ. Những chiến sĩ dũng cảm, can trường ấy đã trở thành một hình tượng, một đề tài trong thơ ca thời đó. Một trong những bài thơ rất hay về người chiến sĩ, về tình đồng đội là bài Đồng chí của nhà thơ lính Chính Hữu.
II. Thân bài :
1.Cơ sở hình thành tình đồng chí :
- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính :
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".
"Anh" ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua", "tôi" từ miền "đất cày lên sỏi đá". Hai miền đất xa nhau, "đôi người xa lạ" nhưng cùng giống nhau ở cái "nghèo". Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính :họ là những người nông dân nghèo.
- Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu :
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu"
Họ vốn "chẳng hẹn quen nhau" nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hang ngũ quân đội cách mạng. "Súng" biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, đầu biểu tượng cho lý tưởng, suy nghĩ. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ.
- Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui :
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên : đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải "chung chăn". Nhưng chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở thành "đôi tri kỷ".
* Đến đây, nhà thơ hạ xuống một giọng thơ thật đặc biệt với hai tiếng : "Đồng chí !" câu thơ ngắn, cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định,. Hai tiếng "đồng chí" nói lên một tình cảm lớn lao, mới mẻ của thời đại .
=> Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những người đồng đội. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn thơ một để mở ra đoạn hai.
2. Những biểu hiện cảm động của tình đồng đội :
- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình :
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương : ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa,... Từ "mặc kệ"cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.
- Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính :
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vừng trán ướt mồ hôi.
Aùo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay."
Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực : áo rách, quần vá, chân không giày, ...Sự từng trải của đời lính đã cho Chính hữu "biết"được sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ : người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Và nếu không có sự từng trải ấy, cũng không thể nào biết được cái cảm giác của "miệng cười buốt giá" : trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Thế nhưng, những người lính vẫn cười trong gian lao, bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội "thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá". Trong đoạn thơ , "anh" và "tôi" luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.
* Liên hệ mở rộng : Tình đồng đội trong bài "Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê.
3. Đoạn kết :
- Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng một hình ảnh thơ thật đẹp :
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút "chờ giặc tới". Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả...
- Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc : "Đầu súng trăng treo". Đó là một hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya:"...suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc nó như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn ; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật...".
- Nhưng nó còn là một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa.
+ "Súng " biểu tượng cho chiến tranh , cho hiện thực khốc liệt. "Trăng" biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.
+ Hai hình ảnh "súng" và "trăng" kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính : chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.
+ Vì vậy, câu thơ này đã được Chính Hữu lấy làm nhan đề cho cả một tập thơ - tập "Đầu súng trăng treo".
+ Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính.
III. Kết bài :
- Tóm tắt các ý đã phân tích.
- Liên hệ bản thân.
Bài thơ kết thúc nhưng lại mở ra những suy nghĩ mới trong lòng người đọc. Bài thơ đã làm sống lại một thời khổ cực của ông cha ta, làm sống lại chiến tranh ác liệt. Bài thơ khơi gợi lại những kỷ niệm đẹp, những tình cảm tha thiết gắn bó yêu thương mà chỉ có những người đã từng là lính mới có thể hiểu và cảm nhận hết được.
Với nhiều hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi cảm mà lại gần gũi thân thuộc, với biện pháp sóng đô, đối ngữ được sử dụng rất thành công, Chính Hữu đã viết nên một bài ca với những ngôn từ chọn lọc, bình dị mà có sức ngân vang . Bài thơ đã ca ngợi tình đồng chí hết sức thiêng liêng , như là một ngọn lửa vẫn cháy mãi, bập bùng, không bao giờ tắt, ngọn lửa tháp sáng đêm đen của chiến tranh.

nguồn HM
 
C

cherrynguyen_298

Dàn ý phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt.



I. Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ “Bếp lửa” ( bài thơ viết về tình cảm bà cháu)

- Trở lại đề ( nêu lại phần gợi ý ở đề bài)

II. Thân bài:

1/Mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ

2/ Phân tích bài thơ (theo mạch cảm xúc - bố cục bài thơ)

a/ 3 câu đầu : khơi nguồn dòng hồi tưởng cảm xúc:

- Hình ảnh bếp lửa được hình dung trong trí nhớ của tác giả (phân tích từ láy “chờn vờn”, “ấp iu”)

- Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tới ngời nhóm lửa-người bà (phân tích hình ảnh ẩn dụ “(biết mấy) nắng mưa”)

b/Khổ thơ thứ 2 (năm câu tiếp theo): Kỷ niệm tuổi thơ, kỷ niệm buồn khó quên “Lên bốn tuổi...sống mũi còn cay”:

- Nhớ lại quá khứ : nhớ những năm tháng chiến tranh chống Pháp gian khổ (đói mòn đói mỏi,...khô rạc ngựa gầy)

- Hình ảnh chi tiết ám ảnh mãi đến bây giờ: mùi khói bếp (đến bây giờ sống mũi còn cay)

c/ Khổ 3:(11 câu: “Tám năm ròng...trên những cánh đồng xa”):

- Chi tiết tiếp theo hiện lên trong hồi ức của cháu : tiếng chim tu hú kêu trong ngày hè, là âm thanh của đồng quê.

- Tiếng chim tu hú vang vọng giúp tác giả lại nhớ về bà

d/Đoạn tiếp theo:(10 câu :Năm giặc đốt làng... niềm tin dai dẳng) : Những phẩm chất cao quý của bà:

- Vững long tin trước mọi tai họa thử thách ( “Vẫn vững lòng... được bình an”).

- Bếp lửa thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương

=> ý chí , bản lĩnh sống của bà, của người phụ nữ ViệtNam

đ/Đoạn thơ: “Lận đận đời bà...thiêng liêng - bếp lửa”(8 câu): những suy ngẫm về người bà kính yêu, về bếp lửa trong mỗi gia đình ViệtNam:

- Điệp từ “nhóm”

- Lời khẳng định ca ngợi: “Ôi kỳ diệu và thiêng liêng - bếp lửa”

e/ Bốn câu cuối:Tình thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa cháu nay đã đi xa

III. Kết bài:

- Ý nghĩa của bài thơ.

- Nét đặc sắc về nghệ thuật



nguồn st
 
C

cherrynguyen_298

Dàn ý phân tích bài thơ Nói với con



Mở bài: giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm:
-Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, nhà thơ dân tộc Tày, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
-Ông nhập ngũ năm 1968, đến năm 1981 chuyển ngành về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng.
-Chủ tịch Hội Văn học nghệ Cao Bằng.
-Thơ Y Phương Văn đậm đà bản sắc dân tộc, phản ảnh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào vùng cao Việt Bắc
-Bài thơ ''Nói với con'' thể hiện tình yêu thương và ước nguyện tha thiết của các bậc cha mẹ, mong các con nối tiếp xứng đáng và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Thân bài:
-Con lớn lên trong tình yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống cần lao của quê hương:
+Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn, thể hiện qua hình ảnh giản dị và cách diễn đạt mộc mạc:
''Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"
Đây là hình ảnh của một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
+Thiên nhiên đẹp đẽ, cuộc sống cần lao của con người quê hương góp phần tạo nên đời sống tinh thàn phong phú cho con, nuôi dưỡng con nên vóc hình:
''Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát''
-Ước nguyện tha thiết của người cha đối với con:
+Mong con chung thủy với quê hương, chấp nhận và vượt qua mọi gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin vững chắc:
''Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc ''
+Mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
''Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương''

Kết bài:
-Bài thơ thể hiện được điều tâm huyết nhất mà người cha muốn nói với con.Đó chính là lòng tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và niềm tin vững chắc khi bước vào đời.
-Qua bài thơ''nói với con'', người đọc rung động trước tình cảm cha con thắm thiết và tình yêu quâ hương sâu nặng của nhà thơ.


nguồn HM
 
C

cherrynguyen_298

Dàn ý phân tích bài thơ ''Viếng lăng Bác'' của Viễn Phương


Mở bài: giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm:
-Viễn phương tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang, Nam Bộ.Ông là nhà thơ có mặt sớm nhất trong đội ngũ văn nghệ sĩ kháng chiến chống Mĩ.
-Bài thơ''Viếng lăng Bác'' được sáng tác năm 1976, sau khi nhà thơ cùng đoàn đại biểu nhân dân miền Nam ra thăm miền Bác, trong không khí hòa bình, thống nhất.
-Bao trùm bài thơ là tình cảm thiết tha, niềm khâm phục, biết ơn và thương tiếc khôn nguôi của tác giả nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung đối với Bác Hồ.

Thân bài: Phân tích:
-Cảm nhận của nhà thơ trước khung cảnh bên ngoài lăng Bác.
+Hình ảnh ''hàng tre xanh xanh''san sát dọc lối vào gợi nhớ đến hình ảnh làng quê Việt Nam thân thuộc và truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam, là tác nhân nảy sinh và thúc đẩy sự phát triển của cảm xúc cùng thi hứng.
+Hình ảnh thực:''ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng'' song song với ẩn dụ nghệ thuật:''thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ'' (Bác Hồ-mặt trời cách mạng)-Là sáng tạo đặc sắc và giàu ý nghĩa trượng trưng, thể hiện tầm vóc vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sự ngưỡng vọng của nhân dân đối với Bác.
-Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng Bác:
+Nhà thơ tả Bác bằng hai câu thơ giản dị và xúc động:
''Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giũa một vầng trăng sáng dịu hiền''
+Hình ảnh ''vàng trăng'' gợi ta liên tưởng đến đời sống tinh thần thanh cao, trong sáng và những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Bác.
+Phút giây bên Bác là phút giây thiêng liêng nhất trong đời nhà thơ.Cảm xúc trào dâng thành niềm xúc động vô bờ, vượt qua cả quy luật sinh tử của tạo hóa:
''Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim''
-Ước nguyện chân thành, thiết ta của nhà thơ:
+Nhà thơ bâng khuâng, lưu luyến không muốn ròi lăng Bác. Ao ước được biến thành đóa hoa, tiếng chim,cây tre trung hiếu, mãi mãi quấn quýt ở chốn này.
-Ngày mai, trở về miền Nam, chuyến viếng thăm lăng Bác sẽ trở thành kỉ Niệm không thể nào quên trong suốt cuộc đời tác giả.

Kết bài:
-Bài thơ ''Viếng lăng Bác'' được đánh giá là một trong những bài thơ hay viết về đề tài lãnh tụ.
-Bài thơ thành công vĩ Viễn Phương đã chọn được một hình thức và giọng điệu phù hợp với nội dung trữ tình: vừa trang nghiêm vừa sâu lắng, vừa tha thiết, tự hào...Phản ánh rất đúng tâm trạng của những người con sau bao nhiêu năm chiến đấu chống quân thù, nay đuọc quây quần bên người Cha già kính yêu của dân tộc và đất nước.


*Dàn ý phân tích bài thơ''sang thu'' của Hữu Thỉnh(sưu tầm) :

Mở bài: giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
-Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
-Năm 1963, ông nhập ngũ, trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội.
-Sáng tác thơ về đề tài người lính, về đề tài nông thôn...với nhiều bài đặc sắc.
-Hiện nay, ông là Tồng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam
-Bài thơ sang thu (1977) in trên báo văn nghệ, thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của tác giả trước những chuyển biến tinh tế của trời đất lúc thu sang.

Thân bài
Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp lúc giao mùa
-Khổ thứ nhất:
-Sự cảm nhận mùa thu sang bắt đầu bằng khứu giác:''Bỗng nhận ra hương ổi, Phả vào trong gió se''. Gió se: heo may se lạnh báo hiệu thu sang. Hương ổi: hương vị quê hương thân thuộc gắn bó với tuổi thơ ấu.
-Bằng thi giác và cảm giác:
''Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về''
->Câu thơ thể hiện tâm trạng bâng khuâng mong chờ mùa thu của thi sĩ

-Khổ thứ hai:
+Không gian mở rộng từ gần đến xa, từ thấp lên cao:''Sông được lúc dềnh dàng( thong thả trôi xuôi) vì mùa lũ đã qua.''Chim bắt đầu vội vã ( vì cái se lạnh của gió thu).''Có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu'': hai câu tuyệt bút tả cảnh ngụ tình, thể hiện tâm trạng xao xuyến trước những chuyển biến kì diệu của thiên nhiên lúc giao mùa hạ-thu.Vừa luyến tiếc mùa hạ nông nàn, vừa mong chờ mùa thu êm dịu.

-Khổ thứ ba:
+Mạch cảm xúc tiếp tục dâng cao, tuy vậy đã có bề sâu của sự đối sánh và chiêm nghiệm:''Vẫn còn bao nhiêu nắng, đã vơi dần cơn mưa'', vừa tả thực thời tiết lúc này vừa có ý hàm ẩn về cuộc đời của mỗi con người.''Sấm cũng bớt bất ngờ, trên hàng cây đứng tuổi'': mọi tác động của khách quan đối với người đứng tuổi cũng đã khác xưa.Qua thử thách, bản lĩnh con người cứng cỏi hơn, vững vàng hơn.
+Tầng sâu chính là ý nghĩa triết lí nhân sinh.

Kết bài:
-Bằng sự cảm nhận tinh nhạy, bằng ngôn ngữ thơ ca giản dị và hàm súc, nhà thơ Hữu Thỉnh đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên màu thư tuyệt mĩ.
-Với bài thơ'' sang thu'', Hữu Thỉnh đã đóng góp thêm một nét thu độc đáo vào những bài thơ màu thu hay và đẹp trong thơ ca Việt Nam.

nguồn HM
 
C

cherrynguyen_298

Dàn ý phân tích nhân vật Vũ Nương


MB : Giới thiệu tg,tp
Nêu nd chính -> Giới thiệu nv Vũ Nương
TB : Làm rõ các luận điểm sau :
1 : Vũ Nương - nv điểm hình cho bi kịch của người phụ nữ dưới thời pk loạn lạc.
a) Bi kịch của số phận tình duyên
- Nhà nghèo lấy Trương Sinh ít học
VN = nết na, thùy mị,xinh đẹp
TS = thô tục, cục cằn
- Thay chồng chăm sóc mẹ chồng, nuôi dạy con thơ.
( Đừng pt sâu vào ý " thay chồng... " mà chỉ nêu vắn tắn thôi)
b) Nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa
- Nếu chiến tranh không xảy ra -> Trương Sinh không bị bănts đi lính -> Cảnh gđ êm ấm.
- Hiện thực : Trương Sinh đi lính
-> ,mẹ xa con, con xa b,vợ xa chồng tình duyên xa cách -> gánh nặng gđ
=>- vất vả, gian truân, cực nhọc
- nhớ chồng
- mẹ già, ốm yếu
c) Nạn nhân của thói xấu xa, ích kỷ, ghen tuông, nhỏ nhen
- Do xa cách : con không biết mặt cha, cha không biết mặt con
-> bi kịch gđ do không hiểu biết => chồng nghi oan cho vợ
*pt hình ảnh cái bóng
cái bóng "cha" <- hai mẹ con hiểu với nhau
Trương Sinh về : -không hiểu sinh hoạt, chi tiết cái bóng
- không hiểu ý nghĩa cái bóng
-> nghe trẻ con : "cái bóng" = cha Đản
=>nghi ngờ vợ, không nghe vợ lí giải, không kể rõ nguyên nhân, không nghe hàng xóm giải thích,..
=> định kiến -> kết luận vợ ngoại tình
* tóm lại có 2 nguyen nhân:
+ KHách quan : Chiến tranh pk đã chia rẽ ra đình khiến vợ chồng xa cách -> hiểu lầm ngiêm trọng.
Vũ Nương không thể tự minh oan cho mình ->tự vấn
+ Chủ quan : Do Trương Sinh ít học nên không hiểu biết -> lúc nào cũng cho mình đúng -> xô đẩy, chèn ép Vũ Nương.
Do con nhỏ : vô tình, ngây thơ, hồn nhiên không hiểu rõ chuyện.
2 : Vũ Nương điển hình cho phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ.
a) Trước khi làm vợ Trương Sinh
Vũ Thị Khiết : là 1 cô gái bình dân, có nhan sắc, phẩm chất thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. -> Là hiện thân cho cái đpẹ lý tưởng về người phụ nữ Việt Nam
b) Một ngưòi con dâu hiếu thảo
- Thay chồng nuôi dưỡng mẹ chồng, chăm sóc tận tình,..
- lo chữa chạy
- Lo mai táng như mẹ đẻ
=> Kiểu mẫu của ngưòi con dâu với những đức tính, phẩm hạnh đẹp đẽ, đáng trân trọng
c) Một người mẹ hết lòng vì con
- Nuôi dạy con -> vất vả, cực nhọc
- Vì con gánh vác thêm việc của chồng
+ H/a cái bóng : Thực chát là có 2 mẹ con nhưng VN đã " tưởng tượng" ra bóng của mình là cha Đản(tình yêu và ước mơ)
-> Để đứa con được sống trong tình yêu thương bao bọc của cả cha và mẹ.
d) 1 người vợ đảm đang, linh hoạt, tháo vác, hết mực chung thủy.
+ Người vợ đảm đang
- Thay chồng nuôi dạy con
- Thay chồng phụ dưỡng mẹ già
+ Bị mắc oan
- Bị chồng kết tội ->Sự mỉa mai chua xót cay đắng phũ phàng
=> Trãm mình xuống sông để tựu minh oạn.
* Pt lời thề trước khi chết.
"..." -> Ý thức bảo vệ phẩm giá của mình
+ Trở thành mĩ nữ dưới thủy cung, sống sung sướng, nhưng luon nhiws về chồng con, gia đình
* pt lời nói cuối cùng khi được gải oan
"..." -> Đức hạnh, sau nặng tình nghĩa
Tấm lòng bao dung, vị tha, độ lượng.
3 : Nghệ thuật xây dựng nv
...
KB : Khẳng định lại vẻ đẹp của VN
Liên hệ bản thân ( thân phận ng` phụ nữ hiện nay )

nguồn HM
 
Top Bottom