"Bếp lửa" của Bằng Việt

tôn nữ cẩm tú

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng mười một 2017
21
5
6
22
Thừa Thiên Huế
  • Like
Reactions: tôi là ai?

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
phân tích ngắn gọn để làm nổi bật hình ảnh khơi nguồn cảm xúc của tác giả Bằng Việt trong khổ đầu bài thơ "Bếp lửa"
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Câu thơ nói lên hình ảnh bếp lửa bếp lửa luôn hoạt động vào ban đêm khi còn nhiều sương. Ngụ đi cái ý bà ngày nào cũng dậy sớm trong sương nhóm bếp .

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Là câu thơ chỉ sự ấm áp của bếp lửa, của người bà.

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Là tình cảm cháu dành cho bà: yêu thương,...
 
  • Like
Reactions: Ngocduong1201

ngoc2572003@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng tám 2017
1
0
1
CĐ : Khổ thơ thứ nhất trong "BL" của tác giả BV đã khơi nguồn cảm xúc của người cháu xa quê

* Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bêp lửa ấp iu nồng đượm

-điệp từ " bếp lửa" nhắc lại hai lần tạo thành điệp khúc với một giọng thơ tha thiết,sâu lắng ,nhấn mạnh hình ảnh trung tâm toàn bài,đồng thời cũng nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa là hình ảnh in sâu vào tâm trí cháu,sẽ không bao giờ phai nhạt
-Tác giả sử dụng từ láy "chờn vờn" , "ấp iu" vừa vừa gợi hình ảnh bếp lửa,vừa gợi cảm xúc. "Bếp lửa chờn vờn " gợi hình ảnh bếp lửa tỏa sáng, ẩn hiện lung linh trong màn sương sớm , "bếp lửa ấp iu" gợi hình ảnh người bà với đôi tay chi chút,kiên nhẫn,khéo léo và tấm lòng của bà. Từ " chờn vờn" cũng cho ta thấy hình ảnh bếp lửa luôn chờn vờn trong tâm trí, nỗi nhớ của cháu,được nhà thơ hằng ấp ủ, nâng niu trong lòng
---> Như vây, chỉ với hai từ láy gợi hình gợi cảm ,tác giả vừa khắc họa hình ảnh bếp lửa vừa rõ nét,vừa lung linh và bếp lửa ấy đã khơi nguồn cảm xúc để cháu nhớ về bà- người nhóm lửa mỗi sớm mai.

* Từ hình ảnh bếp lửa thân thương, cháu nhớ tới người nhóm lửa và cảm xúc về bà sống dậy, cháu đã trực tiếp giải bày cảm xúc ấy "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
-hình ảnh ẩn dụ nắng mưa chỉ cuộc đời bà- cuộc đời đầy vất vả,lo toan, vất vả vì con vì cháu vì chính quê hương đất nước. Chữ "bà" và chữ "thương", hai thanh bằng liền nhau như nỗi ngân vang trải dài và từ đây,trong tác giả sống lại những kỉ niệm về bà, về tình bà cháu, tình cảm ấy đã sưởi ấm cho đoạn thơ.

=> Tóm lại,hình ảnh bếp lửa đã khơi lại những kỉ niệm và nỗi nhớ về bà trong lòng người cháu xa quê nơi đất khách xứ người và nỗi nhớ ấy chứa cả tình yêu và lòng biết ơn người cháu dành cho bà.
 

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
phân tích ngắn gọn để làm nổi bật hình ảnh khơi nguồn cảm xúc của tác giả Bằng Việt trong khổ đầu bài thơ "Bếp lửa"


Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

- Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh“bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.

- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”,thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.

+ Từ láy“chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa trong kí ức .

+ Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.

- Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà.

=>Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.
- Nguồn : GG
 

Cún111

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2017
244
133
59
Cần Thơ
THCS Bùi hữa nghĩ
Trong biết bao kỉ niệm tuổi thơ, bếp lửa in dấu đậm nhất trong suy nghĩ của Bằng Việt. Bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp ấy, mạch hồi tưởng của bài thơ bắt đầu :

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu mà đã hai lần lặp lại điệp từ “một bếp lửa”. “Bếp lửa” ấy là hình ảnh vô cùng gần gũi và thân quen với mỗi gia đình Việt Nam từ bao giờ. Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và từng làn khói vương vấn của bếp lửa mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in trên vách. Kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm. “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian. Để rồi không cầm được cảm xúc, người cháu đã thốt lên : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, thật giản dị mà vẫn trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.
 
Top Bottom