Văn 9 “Bếp lửa” – Bằng Việt.

0934097212

Học sinh
Thành viên
5 Tháng chín 2019
81
50
26
19
TP Hồ Chí Minh
Trường THCS Lê Lợi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người ơi giúp mình cái này với mình cần gấp lắm:>(:>(:>(
Viết đoạn văn suy nghĩ của em về tình cảm người cháu đối với người bà và quê hương đất nước qua 1 đoạn thơ trong bài “Bếp lửa” – Bằng Việt. Trong đó có dùng ít nhất 2 thành phần biệt lập đã học. Gạch dưới và ghi chú rõ.
 
  • Like
Reactions: Awet kaito

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Mọi người ơi giúp mình cái này với mình cần gấp lắm:>(:>(:>(
Viết đoạn văn suy nghĩ của em về tình cảm người cháu đối với người bà và quê hương đất nước qua 1 đoạn thơ trong bài “Bếp lửa” – Bằng Việt. Trong đó có dùng ít nhất 2 thành phần biệt lập đã học. Gạch dưới và ghi chú rõ.
Đọc bài thơ "Bếp lửa"- một thi phẩm đặc sắc của Bằng Việt, hẳn ai trong chúng ta đều xúc động trước suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa của người cháu trong khổ thơ thứ sáu
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

Mở đầu khổ thơ là từ láy "lận đận" cùng điệp từ "nắng mưa" và cũng là tu từ kép nhấn mạnh cuộc đời đầy lo toan vất vả của bà. Các từ chỉ thời gian "mấy", "mấy chục năm", "bây giờ" đi liền với phó từ "vẫn" tạo sự đối lập và càng khẳng định đức tính bền bỉ, kiên trì của bà: dù năm tháng có trôi đi, cuộc đời có đổi thay nhưng bà vẫn giữ một thói quen dậy sớm để nhóm bếp. Công việc ấy của bà lặp đi lặp lại suốt cuộc đời. Điệp từ "nhóm" lặp lại bốn lần mang lại hai lớp nghĩa. Lớp thứ nhất cho ta thấy bà đã làm công việc khởi đầu của một ngày: nhóm bếp lửa mỗi sớm mai. Từ "nhóm" thứ nhất được hiểu theo nghĩa thực: bà nhóm bếp để sưởi ấm, để nấu ăn. Ở lớp nghĩa thứ hai, bà làm công việc khởi đầu của một đời là bồi đắp tâm hồn, thắp lên những tình cảm cao quý trong lòng cháu. Đó là tình yêu thương ruột thịt, là tình làng nghĩa xóm "nồi....vui" và khơi dậy cả những ước mơ, tình cảm tốt đẹp "tâm tình tuổi nhỏ". Câu thơ cuối cùng của khổ thơ là câu cảm thán sử dụng phép đảo ngữ, đặt từ "ôi" lên đầu câu diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, xúc động của cháu về sự kì diệu và thiêng liêng của cái bếp lửa nhỏ bé. Tóm lại, đoạn thơ là những suy ngẫm về cuộc đời bà của tác giả cũng như tình cảm của cháu dành cho những ký ức bên bà và bếp lửa năm xưa.

Phần in đậm: thành phần phụ chú
Phần gạch chân: thành phần tình thái

 
Top Bottom