Văn 9 Bếp lửa & Ánh trăng

Trương Hoài Nam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng ba 2018
773
1,258
171
Quảng Ngãi
THCS Nguyễn Trãi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cảm nhận của em về những đoạn thơ sau:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

(Ánh trăng, Nguyễn Duy)
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
(Bếp lửa, Bằng Việt)
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
20
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Mình sẽ không viết thành đoạn, thành bài, mình sẽ viết ý để bạn diễn đạt thành câu văn nhé.
----------------------------------------------
Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng.
-Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại -> diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người.
-Thủa trước, ta hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng", khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp.
-Bây giờ, thói quen cuộc sống phương tiện đủ đầy khiến -> ta không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa. Nhà thơ nói về trăng là để nói thế thái, nhân tình.

=>Những giá trị tốt đẹp ngày xưa nay đã bị lãng quên.
----------------------------------------------
Đề 2:
-Người cháu đi xa quê
-Có hàng trăm thú vui, những điều hào nhoáng hơn ở thế giới bên ngoài xã hội
-Nhưng, vẫn một lòng nhớ về bà cùng lời nhắc nhở "Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?" -> Tình yêu quê hương sâu sắc của người cháu xa quê, lòng biết ơn sâu nặng đối với người bà kính yêu

Nghệ thuật:
-Cách gieo vần tuy quen thuộc nhưng tạo được nhiều xúc cảm cho người đọc
-Điệp từ "trăm" thể hiện cái thú vui ở bên ngoài
-Những hình ảnh sinh động "ngọn khói trăm tàu" "lửa trăm nhà" "niềm vui trăm ngả" -> rất nhiều cái niềm vui khác.
-"nhóm bếp" hình ảnh bật tỏ sự thân thương, kính yêu người bà.
----------------------------------------
P/s: Nếu 2 đề bắt buộc đan xen thì bạn vẫn viết được, cả 2 bài đều đưa đến 1 thông điệp trân trọng các giá trị tốt đẹp nhé. Chúc bạn học tốt.
 

Trương Hoài Nam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng ba 2018
773
1,258
171
Quảng Ngãi
THCS Nguyễn Trãi
Mình sẽ không viết thành đoạn, thành bài, mình sẽ viết ý để bạn diễn đạt thành câu văn nhé.
----------------------------------------------
Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng.
-Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại -> diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người.
-Thủa trước, ta hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng", khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp.
-Bây giờ, thói quen cuộc sống phương tiện đủ đầy khiến -> ta không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa. Nhà thơ nói về trăng là để nói thế thái, nhân tình.

=>Những giá trị tốt đẹp ngày xưa nay đã bị lãng quên.
----------------------------------------------
Đề 2:
-Người cháu đi xa quê
-Có hàng trăm thú vui, những điều hào nhoáng hơn ở thế giới bên ngoài xã hội
-Nhưng, vẫn một lòng nhớ về bà cùng lời nhắc nhở "Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?" -> Tình yêu quê hương sâu sắc của người cháu xa quê, lòng biết ơn sâu nặng đối với người bà kính yêu

Nghệ thuật:
-Cách gieo vần tuy quen thuộc nhưng tạo được nhiều xúc cảm cho người đọc
-Điệp từ "trăm" thể hiện cái thú vui ở bên ngoài
-Những hình ảnh sinh động "ngọn khói trăm tàu" "lửa trăm nhà" "niềm vui trăm ngả" -> rất nhiều cái niềm vui khác.
-"nhóm bếp" hình ảnh bật tỏ sự thân thương, kính yêu người bà.
----------------------------------------
P/s: Nếu 2 đề bắt buộc đan xen thì bạn vẫn viết được, cả 2 bài đều đưa đến 1 thông điệp trân trọng các giá trị tốt đẹp nhé. Chúc bạn học tốt.
Cái dạng này là dạng ghép ấy ạ . Cho mình xin cái phần so sánh hai đoạn này với
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
20
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Cái dạng này là dạng ghép ấy ạ . Cho mình xin cái phần so sánh hai đoạn này với
-Mỗi bài thơ là một hình ảnh, một mạch cảm xúc nhưng đều sâu lắng, thiết tha.
- Cả hai bài thơ đều khẳng định: hãy sống ân tình, thuỷ chung với quê hương, với quá khứ, với lịch sử và nhân dân. Chẳng ai hạnh phúc nếu không biết trân trọng, tri ân và chung thuỷ với quá khứ
_____________________
Bạn cần hỗ trợ gì nữa không?^^
 
  • Like
Reactions: Trương Hoài Nam

Trương Hoài Nam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng ba 2018
773
1,258
171
Quảng Ngãi
THCS Nguyễn Trãi
-Mỗi bài thơ là một hình ảnh, một mạch cảm xúc nhưng đều sâu lắng, thiết tha.
- Cả hai bài thơ đều khẳng định: hãy sống ân tình, thuỷ chung với quê hương, với quá khứ, với lịch sử và nhân dân. Chẳng ai hạnh phúc nếu không biết trân trọng, tri ân và chung thuỷ với quá khứ
_____________________
Bạn cần hỗ trợ gì nữa không?^^
Cái phần so sánh khác nhau bạn có thể phân tích rõ từ nghệ thuật đến nội dung được ko
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
20
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

(Ánh trăng, Nguyễn Duy)
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
(Bếp lửa, Bằng Việt)
Khác nhau Ánh Trăng và Bếp Lửa
-Về nội dung:
+Ánh trăng: nói về một người trở về thành phố cảm nhận cái giá trị của "ánh trăng" nay đã không còn như xưa, nó nhạt nhòa, và dẫn bị lãng quên -> viết theo lối phản ánh cái tiêu cực của cuộc sống -> con người cần nhận ra và trân trọng các giá trị truyền thống.

+Bếp lửa: nói về một đứa cháu xa quê, nhưng lòng vẫn luôn nghĩ về bà, những kỉ niệm, tình yêu quê hương và lòng kính yêu, biết ơn sâu nặng dành cho bà -> viết theo lối phản ánh cái tích cực, cái đẹp của cuộc sống -> mọi người cần có những phẩm chất đáng quý như thế, cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn

-Nghệ thuật:
+Thể thơ khác nhau
+Sự đối lập "hồi về thành phố" sự trở về và "giờ cháu đã đi xa": xa quê hương khác biệt về không gian, địa lí -> mạch cảm xúc khác nhau
+Ánh trăng: viết theo lối phản ánh cái chưa tốt, cái bất cập
+Bếp lửa: viết theo lối phát huy cái tốt, nhân rộng những đức tính quý báu
 
  • Like
Reactions: Trương Hoài Nam
Top Bottom