Bệnh vô cảm

T

trang14

Hiện nay, nhiều người dân Việt - nhất là tầng lớp thanh niên- mắc bệnh vô cảm. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

Bệnh thể hiện ở những hiện tượng sau:

- Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn.

- Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ.

- Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết.

- Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Trên các báo có đưa nhiều tin về những người bị lấy đất nhưng không được giải quyết thỏa đáng, có người liên tục mấy năm phải đội đơn đi kêu mà không ai giải quyết.

- Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được.

Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là “thương người như thể thương thân”.

Theo tienphongonline
Nhớ thanks nha!!!!
 
J

juna2020

Hic ý mình là các ví dụ thực tế! :| ... lấy 1 ví dụ trong tác phẩm, hay đời thường chứ nói không không vậy ... hok thuyết phục lắm
Huuhuu :-S
Mấy cái này mình có òi nè T__T Dù sao cũng cảm ơn bạn nghen!
 
L

lh_hl_2407

troi!!!!!!! tìm giúp mình tài liệu về bệnh vô cảm đi!!!!

có ai júp được mjnh ko thế. Nhớ là nói về phạm vi học đường thôi nhé. Cô dạy văn mình acc quá. Mình ban khoa học tự nhiên mà lại bắt làm đề này. Cứu tớ với mấy bạn :-*
 
Last edited by a moderator:
H

ha_peo

Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là "thương người như thế thương thân", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"... Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực... Xã hội mà có nhiều người "không dại gì" như vậy nên người xấu càng được đà làm càn. Trong cơ quan nhiều người "không dại gì" đấu tranh nên những người nắm quyền muốn làm gì thì làm kể cả vi phạm pháp luật... Trong xã hội có nhiều người "không dại gì" nên sẽ tiếp tay cho việc gia tăng nhiều người xấu. Hiện nay đang phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại - đúng hơn là mặt trái thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng "những điều trông thấy" luôn "làm đau đớn lòng". Đó chính là căn bệnh vô cảm mà nhiều người dân Việt - nhất là tầng lớp thanh niên- mắc phải.


Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Liệu rằng chúng ta đã hiểu rõ căn bệnh này chưa?nguyên nhân hình thành ntn ?tác hại ra sao?đó là 1 khó khăn .... vô tức là không, cảm tức là tình cảm cảm xúc của con người. Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì.chẳng hạn như : - Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn. - Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ. - Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết - Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. - Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là "thương người như thể thương thân". Căn bệnh vô cảm đã có ở không ít nhân vật được giao trọng trách từ lâu, nó biểu hiện dưới nhiều dạng "lâm sàng" khác nhau nhưng tất cả đều rất dễ phát hiện, chỉ có điều không ai chịu chữa trị hay nói cách khác là đang trong tình trạng vô phương cứu chữa Đã có nhiều bệnh nhân quan chức vô cảm : Đó là các quan chức của UBND huyện Tây Trà - tỉnh Quảng Ngãi. Dân của huyện nhà bị đói, Chính phủ chi nguồn cứu trợ và địa phương đã chuyển trên 100 tấn gạo để cứu đói cho dân.Số gạo này chuyển đến huyện lỵ Tây Trà vào ngày 11/7 với chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi là phải chuyển tận tay người dân trong tháng 7. Thế nhưng, mãi đến cuối tháng 9, số gạo này vẫn còn nằm trong kho lương thực của huyện. Gạo mốc meo, người dân cũng vẫn phải chờ... Giải thích cho vụ việc không thể chấp nhận được này, Chủ tịch UBND huyện - ông Hồ Thanh Hùng - lại đưa ra lý lẽ, rằng do giá xăng dầu tăng, nên thiếu 5 triệu đồng kinh phí cho việc vận chuyển số gạo này đến các xã. Không thể tưởng tượng được, một ông chủ tịch huyện lại có thể ăn nói thể hiện sự vô cảm đến tận cùng như vậy.
 
P

pethu_lovely_9x

mình đòng ý vói ý kién của bạn hà peo .... nếu bạn muôn tìm hiẻu thêm về vấn đề này thì vào trang google.com thì thuân tiên hơn đó...
 
C

candy20ck8

Con người sinh ra được thượng đế ban tặng cho trái tim.Trái tim là cầu nối yêu thương giữa con người với con người, là keo dính hàn gắn cả trái đất.Trong cuộc sống có quá nhiều tình yêu mà chúng ta luôn cần đến và muốn nhận lấy, nhưng phải chăg trái tim quá nhỏ bé hay do đôi lúc ta quá thờ ơ và vô tâm, nên không thể hiểu trái tim mình đang chất chứa những gì?tình yêu là hạnh phúc của con người.hok có ai sih ra mà khôg bít yêu thương ; mà chỉ có nhưng con người đã để cái ích kỉ của bản thân che lấp đi tất cả ,để rồi sinh ra vô cảm, thờ ơ với những gì thiêng liêng đáng quý của cuộc sống!

Có những khi bạn thấy một người tàn tật,rách rưới ăn xin mà bạn quay mặt bỏ đi ? hay không hề động lòng khi bắt gặp đôi chân trần lê đất giữa trời đông giá rét?Trong vòng xoáy khắc nghiệt của cuộc sống này,fai chăng tìm kiếm chút vị yêu thương lại khó khăn đến thế?

Có một người ăn xin mắc bệnh thần kinh,dường như chiều nào tôi cũng thấy ông bới thùng rác nhặt nhãnh những thứ đồ bỏ đi giữa cái nhìn không mấy thiện cảm của mọi người.Thoáng nghĩ và tôi cảm thấy thương ông,cho ông chút tièn lẻ và đồ ăn.đem tâm sự của mình kể với mấy người bạn thì chúng nó trợn mắt lên nhìn tôi cười.Bất giác tôi cảm thấy ngường ngượng.

Một lần đi chợ gặp những người hát rong nghèo nàn,tôi cho họ vài 3 nghìn lẻ thì bị bác bán hàng bảo tôi ngố, đem tiền cho bọn lười làm. rồi xua đuổi họ đi.Tự nhiên tôi thấy mình lạc lõng với mọi người quanh mình.

Trên ti vi có nói về việc ủng hộ người nghèo,tôi bảo tôi muốn tham gia thì cha mẹ gạt phắt đi bảo đây không phải việc của trẻ kon.nhiệm vụ của tôi là học.

đôi khi

Đã có lúc tôi thầm trách ba mẹ vì không quan tâm tôi,tôi trách bạn bè vì đã phản bội tôi,để rồi bất chợt một ngày, khi lạc lõng giữa dòng đời tấp nập tôi mới nhận ra răg bên mình còn chan chứa bao tình thương.tình thương là một thứ tình cảm khó nói lắm,bao la lắm.nó như là sức mạnh của ngươi khổng lồ bước ra từ huyền thoại cổ tích...
Đừng trách khi chiếc lá
còn xanh đã lìa cành
biết đâu khi lá rụng
là một sự taí sinh
...
Đừng trách khi một người
bỏ ta đi xa mãi
biết đâu khi xa cách
sẽ nối liền yeu thương
Đừng,đừng và đừng bao giờ trách ai vì người đó đã vô tâm với mình.mà hãy dùng sự khoan dung và thấu hiểu đẻ xoá tan khoảng cách giữa hai tâm hồn.Tôi ko bắt các bạn phải yêu thương ,mà khuyên các bạn hãy mở rộng tấm lòng mình; bởi lẽ, con người chỉ thực sự đang " sống" khi biết quan tâm , hay động lòng trước những cảnh đời bất hạnh.
Một khi con người quên đi vị trí của bản thân, để sự ích kỉ nhỏ nhen len lỏi trong máu
 
H

htvc_quyettam01

một sớm mai tỉnh dậy,lòng cảm thấy thật mệt mỏi vì quá nhiều công việc còn dang dở,bao nhiêu dự định chưa thành,tôi hi vọng sẽ đọc được những dòng này của bạn.tôi nghĩ mình không phải là một người vô cảm,và bạn bè tôi, những con người tuyệt vời,họ cũng như vậy.chúng ta sống bằng tình yêu thương,sống để được cho và được nhận.nếu trong một lúc bất chợt bạn cảm thấy lạc lõng khi đã tặng tình yêu thương cho một ai đó, bạn hay nghĩ rằng đó là một sự cho đi xứng đáng,vì ít nhất một người cần nó.hihi,phương châm của tui là chúng ta sống để cho và được nhận.ui viết mỏi tay quá,vì tui đánh chưa thạo,he.chao tạm biệt nhé
 
D

dragon_xaxa

có ai júp được mjnh ko thế. Nhớ là nói về phạm vi học đường thôi nhé. Cô dạy văn mình acc quá. Mình ban khoa học tự nhiên mà lại bắt làm đề này. Cứu tớ với mấy bạn :-*

Bệnh vô cảm ngày càng nặng, vì sao?
Thứ Bảy, 01/10/2011 19:52
(NLĐO) - Ở nước ta hiện nay, vô cảm gần như trở thành một căn bệnh xã hội có sức lây nhiễm rất cao, người mắc cũng đủ dạng.., đó là vấn đề đạo đức rất đáng báo động. Tiến sĩ Tô Văn Trường có bài viết riêng cho Báo Người Lao Động, phân tích vấn đề này.
Hằng ngày, báo chí, truyền hình của chúng ta đưa quá nhiều thông tin về các vụ phạm pháp, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng làm xôn xao dư luận, gây sốc cho tất cả mọi người. Xem và đọc những tin ấy, người ta căm phẫn đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ gây ra tội ác, có người còn muốn tự tay băm vằm kẻ thủ ác cho hả giận. Rồi người ta phàn nàn rằng: “Luật pháp của chúng ta chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. Cần phải bổ sung, tăng khung hình phạt…!”. Nhưng cũng có những kẻ không gây ra tội ác, không thể bị pháp luật trừng phạt song hành vi của họ vẫn bị mọi người chê trách và lên án. Đó là những kẻ mắc bệnh “vô cảm”.

Vô cảm lây nhiễm khắp nơi

Trong y khoa không có bệnh vô cảm mà chỉ có trạng thái thờ ơ với ngoại cảnh và bệnh lãnh cảm (thường chỉ về tình dục). Theo nghĩa chúng ta dùng hiện nay, thì nên gọi đúng tên là thói vô cảm, để chỉ một lối sống, thói quen dần dần trở thành như một “bệnh”.

Ở nước ta hiện nay, bệnh vô cảm gần như trở thành một căn bệnh xã hội có sức lây nhiễm rất cao. Đối tượng mắc bệnh này rất rộng rãi, đủ loại người, bao gồm cả những người có học, hiểu biết rộng, tôn trọng luật pháp. Biểu hiện của bệnh vô cảm cũng thật đa dạng. Nhẹ nhất là người mắc bệnh, không biết nói lời “xin lỗi” khi làm sai và “cám ơn” khi được giúp đỡ. Họ tiếc một tràng vỗ tay khi xem xong một tiết mục thể thao, văn nghệ (có lẽ chẳng ở đâu như nước mình tiếng vỗ tay trong khán phòng thường rời rạc và tẻ nhạt đến thế!).

Bệnh vô cảm nặng hơn khi người bệnh quên đi trách nhiệm cứu người, giúp người bị nạn. Chúng ta ai cũng từng chứng kiến cảnh những đám đông trên đường phố khi có vụ tai nạn hoặc va chạm. Người lao vào cứu giúp thì ít, kẻ hiếu kỳ xúm vào xem rồi lặng lẽ bỏ đi thì nhiều! Có kẻ vô cảm đến mức độ dã man, vô lương tâm là lợi dụng cơ hội cướp đoạt tài sản của người bị nạn. Tệ hại hơn nữa, là có kẻ còn lạnh lùng dùng điện thoại di động quay cảnh một người bị xe cán cụt chân, nát thây rồi tung cảnh quay ấy lên mạng.
Người vô cảm thường là nhút nhát, ngại phiền phức, họ không dám tố giác, ngăn chặn kẻ gây ra tội ác. Thậm chí chính họ lại gây ra tội ác một cách vô thức như có trường hợp lái xe ô tô ấn còi inh ỏi khi biết trước đầu xe của mình là hai mẹ con đèo nhau bằng xe đạp, kết cục bi thảm là hai mẹ con bị giật mình hoảng hốt, cháu bé ngã, bị ô tô cán chết! Trong trường hợp này, lái xe đã bị xử phạt nhưng nếu người lái xe ấy biết cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả với mọi người xung quanh cũng đang chịu cảnh kẹt xe thì đâu đến nỗi!

Rồi chuyện đây đó, bác sĩ, y tá chểnh mảng nhiệm vụ, kém trách nhiệm khi cấp cứu làm người bệnh bị chết oan. Ngay cả việc trong lớp học, có các trường hợp thầy giáo cứ giảng bài đại khái cho hết giờ, còn để sức về dạy thêm, còn trò thì ngủ gật, nói chuyện riêng, nhắn tin… Ở đây, những thầy và trò ấy đều mắc bệnh vô cảm với nhau mà lẽ ra họ phải là những người cảm thông với nhau nhất.

Một dạng bệnh vô cảm còn biến chứng trong đe dọa những giá trị đạo đức cao cả thiêng liêng nhất của dân tộc “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”. Dư luận đã không ít lần xôn xao, phẫn nộ trước hành động “đánh bài chuồn” của một nhà tài trợ vàng sau khi đã đăng đàn hứa hẹn “nổ” như pháo, quảng cáo thương hiệu công ty mình, cá nhân mình. Có những người đã vô cảm đến mức lợi dụng các hoạt động từ thiện, cứu trợ nhân đạo để kiếm chác cả tiếng tăm lẫn tiền bạc! Nhưng chính hành động vô cảm, vô trách nhiệm ấy rất đáng xấu hổ.
Đừng tự bôi xấu mình

Bệnh vô cảm, lỗi tại ai? Đã đến lúc phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, tìm hiểu cội nguồn, nguyên nhân sâu xa của căn bệnh vô cảm đang có nguy cơ bùng phát và lan truyền rộng rãi ở nước ta. Nếu là căn bệnh xã hội thì nguyên nhân tổng hợp bao gồm các yếu tố mang tính xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị.

Các vị lãnh tụ cách mạng, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã từng nói rằng: "Chúng ta không sợ kẻ thù nói xấu, chỉ sợ tự mình bôi xấu mình mà thôi!”. Nói thẳng, nói thật, nói trên tinh thần khoa học và xây dựng về những căn bệnh xã hội đang có ở nước ta như bệnh vô cảm là điều rất cần làm để lành mạnh hóa một xã hội đã tự nêu ra cho mình những tiêu chí văn minh, tiến bộ nhất để mà phấn đấu.
 
Top Bottom