- 14 Tháng chín 2018
- 805
- 1,015
- 181
- 25
- Thừa Thiên Huế
- Đh sư phạm huế
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
BẾN QUÊ
- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê Nghệ An. Ông là cây bút xuất sắc về văn học hiện đại Việt Nam.
- Sau năm 1975 ông có nhiều tìm tòi, đổi mới về nghệ thuật.
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
II. Tác phẩm:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Truyện ngắn “Bến quê” được in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu năm 1985.
2. Khái quát nội dung nghệ thuật:
- Nội dung: Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu chứa đựng suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời và con người, thức tỉnh mọi sự trân trọng những vẻ đẹp giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương.
- Nghệ thuật: Biệt tài miêu tả tâm lý tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
3.Tóm tắt truyện:
Anh Nhĩ là một người từng trải, đã đi nhiều nơi nhưng cuối cùng lại bị cột chặt trên chiếc giường vì một căn bệnh hiểm nghèo. Nhĩ không thể tự mình di chuyển được lấy mười phân trên chiếc giường nhỏ hẹp bên cửa sổ. Cũng chính thời điểm ấy, Nhĩ đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc, ngay phía trước cửa sổ nhà anh. Cũng chính ngay lúc ấy, anh mới cảm nhận được sự tần tảo, đức hi sinh của người vợ. Và trong anh bỗng bừng lên khao khát được đặt chân lên vùng đất bên kia sông, nơi gần gũi với anh nhất nhưng đã trở nên xa vời với anh bởi anh biết rằng căn bệnh hiểm nghèo sẽ không bao giờ giúp anh thực hiện ý nguyện ấy. Anh gọi Tuấn – con trai thay anh sang bên kia sông chơi loanh quanh một lúc. Chàng trai vâng lời nhưng lại ham vui nên muộn chuyến đò cuối cùng trở về nhà. Nhĩ vì vậy mà đã chiêm nghiệm được một quy luật, ý nghĩa của cuộc đời một cách sâu sắc là con người trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình… Cuối truyện kể về việc Nhĩ cố sức đu mình nhoài người, giơ cánh tay ra ngoài của sổ khoát khoát như ra hiệu cho đứa con của mình.
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
I. Tình huống truyện: Truyện “Bến quê” xây dựng trên một tình huống nghịch lý.
- Cả một đời Nhĩ đã từng đi khắp nơi nhưng rồi cuối đời anh chỉ muốn nhích tới bên kia của sổ mà rất khó khăn.
- Khi đã phát hiện thấy vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông khi nhìn phía ra cửa sổ thì anh cũng nhận ra không thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh. Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khát khao ấy, nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi phá cờ bên hè phố và có thể để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
- Ngay cả người vợ một đời tần tảo, giàu tình yêu nhưng phải đợi đến lúc sắp giã biệt cõi đời Nhĩ mới cảm nhận thấm thía.
* Ý nghĩa: Mang một đến nhận thức cuộc đời: Trong cuộc đời người ta thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Chúng ta thường hướng đến những điều cao xa mà lắm lúc vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi ngay bên cạnh mình.
II. Cảm xúc và suy nghĩ của Nhĩ về vẻ dẹp của thiên nhiên nơi bên quê.
- Hoàn cảnh của Nhĩ:
+ Vào buổi sáng đầu thu, qua khung cửa sổ Nhĩ đã nhận ra vẻ đẹp về bức tranh thiên nhiên nơi quê hương.
+ Những bông hoa bằng lăng cuối mùa đậm sắc hơn.
+ Con sông hồng màu đỏ nhạt…
+ Vòm trời thu như cao xanh hơn.
+ Đặc biệt là vẻ đẹp trù phú, tràn đầy sức sống của bãi bồi “Mầu vàng thau pha lẫn màu xanh non”.
Mỗi cảnh vật thiên nhiên đều mang một nét đẹp riêng, rất đỗi quen thuộc, bình dị. Vẻ đẹp ấy còn thấm đẫm cảm xúc của con người đi xa từng đi khắp đó đây mà tận cuối đời mới nhận ra.
- Nhĩ xúc đông trước vẻ đẹp bình dị, thân thương của quê hương, xứ sở.
III Suy nghĩ của Nhĩ về người vợ :
- Những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh Nhĩ mới cảm nhận được vẻ đẹp của Liên – vợ anh.
- Liên:
+ Đã phải chịu bao nỗi vất vả, lo toan. Anh xót xa khi lần đầu tiên nhìn thấy “Liên mặc tấm áo vá”.
+ Tần tảo, hi sinh thầm lặng “Suốt đời…thinh”.
+ Cho dù đã trở thành người đàn bà thị thành nhưng vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp tâm hồn trong sáng “Cũng như …nguyên vẹn”.
-> Vẻ đẹp bình dị, mộc mạc cũng là biểu tượng cho đức tính chịu thương, chịu khó, sự lam lũ vì chồng, vì con của người phụ nữ Việt
- Cuối đời anh mới thấm thía tình cảm gia đình bởi anh đã nhận ra gia đình là mái ấm hạnh phúc, là nơi nương tựa vững chắc. Gia đình chính là bến đỗ neo đậu vững chắc, an toàn nhất trong cuộc đời mỗi con người.
IV. Ước mơ bình dị cuối cuộc đời Nhĩ
- Khi nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông, cũng là lúc ở Nhĩ bừng lên một niềm khát khao cháy bỏng: được đặt chân lên bãi bồi đó. Khát khao ấy thật bình dị nhưng đặt trong hoàn cảnh của Nhĩ lúc bấy giờ nó lại trở thành vô vọng. Điều đó thể hiện sự thức tỉnh, xa xa của Nhĩ. Từ việc người con trai bỏ lỡ chuyến đò ngang cuối ngày cùng với những kinh nghiệm về quãng đời tuổi trẻ của mình, Nhĩ đã nghiệm ra một qui luật có tính chất phổ biến của đời người “Con người ta…vòng vèo”.
- Đây có lẽ là lời lí giải cho hành động Nhĩ cố thu người “Giơ tay khoát khoát”. Hành động này như muốn thức tỉnh mọi người : Hãy mau chóng rút ra khỏi những cái chùng chình, vòng vèo trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực, bền vững của cuộc sống.
V. Nghệ thuật đặc sắc :
- Tình huống truyện được xây dựng trên cơ sở một chuỗi nghịch lý.
- Xây dựng kiểu nhân vật tư tưởng: những chiêm nghiệm, triêt lý của tác giả được chuyển hóa vào trong cuộc sống nội tâm của nhân vật, với diễn biến tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh được miêu tả tinh tế, hợp lý.
- Sáng tạo nhiều hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng.