V
vuonglinhbee
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
xin phép anh TQ được post những dòng này lại cho mọi người cùng tham khảo(cái này anh TQ viết)
Có các dạng như thế này:
Đề 1: Bình giảng mười câu đầu trong bài “ Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm “ Em ơi, buồn làm chi. (…) Sao xót xa như rụng bàn tay”
Đề 2: Bình giảng đoạn thơ “Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng (…) Bây giờ tan tác về đâu”
Đề 3: Bình giảng hình ảnh mẹ già và con thơ trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm.
Đề 4: Cảm hứng yêu nước trong "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm.
**********************************************************************
I. TƯ LIỆU VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
“Mẹ tôi là người vùng quan họ. Bà thuộc rất nhiều làn điệu và hát hay nổi tiếng trong vùng. Hương vị dân tộc, chất tình tứ, hư ảo của những câu ca quan họ đã thấm đẫm trong hồn tôi từ những ngày nhỏ dại. Suốt thời thơ ấu tôi sống ở làng quê. Năm lên 8 tuổi tôi đã làm bài thơ lục bát đầu tiên, viết bằng bút chì xanh đỏ, gửi cho một cô gái rất đẹp ở gần nhà, tên là Vinh. Lúc bắt đầu đi học, tôi học ở Bắc Giang. Lớn hơn một chút, lúc học Cao đẳng tiểu học tôi lại về Bắc Ninh…
Cô đã nhắc đến bài thơ Bên kia sông Đuống thì tôi cũng xin kể luôn về trường hợp tôi sáng tác bài thơ này. Đó là dịp đầu năm 1948. Sau tết ta, trời đã chuyển sang tiết xuân nhưng vẫn còn hơi lạnh. Tôi cùng với Nguyên Hồng, Nguyễn Địch Dũng, Xuân Thu, Hoàng Tích Linh, Kim Lân… đóng ở làng Thượng, huyện Phú Bình, Thái Nguyên.
Bên kia sông Đuống, dọc theo hữu ngạn là vùng quê tôi gồm: Gia Lâm, Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành. Kéo dài một vệt đến tận Phả Lại. Đó là một miền quê thơ mộng, trù phú. Nhưng từ năm 1947, quân Pháp đã tràn lên chiếm đóng, càn quét. Lúc bấy giờ, ông Vương Văn Trà, người cùng làng tôi thành lập một tiểu đoàn du kích lấy tên là tiểu đoàn Thiên Đức đánh lại quân Pháp. Do thế địch đang mạnh nên đầu năm 1948 tiểu đoàn phải rút lui lên khu an toàn. Nơi đây, ông Chu Tấn Văn và ông Lê Quảng Ba lúc đó ở Bộ tư lệnh khu XII yêu cầu ông Vương Văn Trà báo cáo tình hình. Hôm đó, tôi được mời nghe. Đêm về tôi không sao ngủ được.Lòng buồn nôn nao nỗi nhớ tiếc quê hương bị chiếm đóng, tàn phá. Bao tình cảm riêng – chung lẫn lộn cứ trào lên mãnh liệt. Và thế là, trong khi các đồng chí đang ngủ ngon giấc, tôi thắp đèn ngồi viết Bên kia sông đuống . Tôi còn nhớ rất rõ trạng thái xúc cảm của tôi khi viết bài thơ này. Dường như tôi viết không kịp. Phải cố gắng lắm tôi mới theo đuổi được những câu thơ, ý thơ dồn dập, trào lên ngọn bút. Chưa bao giờ tôi thấy quê hương lại cụ thể, máu thịt xót xa dường ấy. Toàn thân tôi run lên. Những hình ảnh, âm thanh màu sắc dệt nên quê hương thân yêu giờ như chìm trong lửa cháy, nước mắt và trong “ …máu loang chiều mùa đông”. Sau mỗi câu viết ra, tôi cảm thấy ớn lạnh cả xương sống. Dường như chúng từ đó mà ra.
Cứ như thế, cho đến khi tôi viết câu thơ cuối cùng “ Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh” thì cũng là lúc trời rạng sáng. Lúc này tôi mới thấm mệt nhưng trong lòng lại thấy thanh thản, nhẹ nhõm như vừa được giải tỏa. Thấy Nguyên Hồng có vẻ đã thức giấc, tôi gọi anh dậy và đọc bài thơ cho anh nghe. Mới được dăm câu anh đã khóc. Nguyên Hồng vẫn vậy, và cứ thế nức nở cho đến khi tôi đọc hết bài thơ. Anh đòi đánh thức cả Nguyễn Địch Dũng, Xuân Thu, Kim Lân dậy để tôi đọc lại. Sau đó anh bắt tôi chép thành ba bản. Một bản gửi cho báo Cứu quốc, chỗ anh Như Phong và anh Tô Hoài. Một bản gửi cho báo nhân dân. Một bản gửi đến Hội Văn Nghệ, chỗ anh Nguyễn Huy Tưởng. Bài thơ được báo Cứu Quốc in lần đầu tiên khoảng tháng 6/1948. Cho đến giờ, tôi vẫn thích phần đầu của bài thơ. Đó là những gam màu hồn nhiên nhất, tươi tắn nhất trong bức tranh quê hương. Đó là những xúc cảm mãnh liệt nhất, trong sáng nhất mà tôi dành cho miền đất thân yêu của tôi” (Trích bài “ Chuyện về lá diêu bông và bài thơ Bên kia sông Đuống” do Hoàng Cầm kể. Lưu Khánh Thơ ghi, tạp chí văn học số 3, 1991)
Có các dạng như thế này:
Đề 1: Bình giảng mười câu đầu trong bài “ Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm “ Em ơi, buồn làm chi. (…) Sao xót xa như rụng bàn tay”
Đề 2: Bình giảng đoạn thơ “Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng (…) Bây giờ tan tác về đâu”
Đề 3: Bình giảng hình ảnh mẹ già và con thơ trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm.
Đề 4: Cảm hứng yêu nước trong "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm.
**********************************************************************
I. TƯ LIỆU VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
“Mẹ tôi là người vùng quan họ. Bà thuộc rất nhiều làn điệu và hát hay nổi tiếng trong vùng. Hương vị dân tộc, chất tình tứ, hư ảo của những câu ca quan họ đã thấm đẫm trong hồn tôi từ những ngày nhỏ dại. Suốt thời thơ ấu tôi sống ở làng quê. Năm lên 8 tuổi tôi đã làm bài thơ lục bát đầu tiên, viết bằng bút chì xanh đỏ, gửi cho một cô gái rất đẹp ở gần nhà, tên là Vinh. Lúc bắt đầu đi học, tôi học ở Bắc Giang. Lớn hơn một chút, lúc học Cao đẳng tiểu học tôi lại về Bắc Ninh…
Cô đã nhắc đến bài thơ Bên kia sông Đuống thì tôi cũng xin kể luôn về trường hợp tôi sáng tác bài thơ này. Đó là dịp đầu năm 1948. Sau tết ta, trời đã chuyển sang tiết xuân nhưng vẫn còn hơi lạnh. Tôi cùng với Nguyên Hồng, Nguyễn Địch Dũng, Xuân Thu, Hoàng Tích Linh, Kim Lân… đóng ở làng Thượng, huyện Phú Bình, Thái Nguyên.
Bên kia sông Đuống, dọc theo hữu ngạn là vùng quê tôi gồm: Gia Lâm, Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành. Kéo dài một vệt đến tận Phả Lại. Đó là một miền quê thơ mộng, trù phú. Nhưng từ năm 1947, quân Pháp đã tràn lên chiếm đóng, càn quét. Lúc bấy giờ, ông Vương Văn Trà, người cùng làng tôi thành lập một tiểu đoàn du kích lấy tên là tiểu đoàn Thiên Đức đánh lại quân Pháp. Do thế địch đang mạnh nên đầu năm 1948 tiểu đoàn phải rút lui lên khu an toàn. Nơi đây, ông Chu Tấn Văn và ông Lê Quảng Ba lúc đó ở Bộ tư lệnh khu XII yêu cầu ông Vương Văn Trà báo cáo tình hình. Hôm đó, tôi được mời nghe. Đêm về tôi không sao ngủ được.Lòng buồn nôn nao nỗi nhớ tiếc quê hương bị chiếm đóng, tàn phá. Bao tình cảm riêng – chung lẫn lộn cứ trào lên mãnh liệt. Và thế là, trong khi các đồng chí đang ngủ ngon giấc, tôi thắp đèn ngồi viết Bên kia sông đuống . Tôi còn nhớ rất rõ trạng thái xúc cảm của tôi khi viết bài thơ này. Dường như tôi viết không kịp. Phải cố gắng lắm tôi mới theo đuổi được những câu thơ, ý thơ dồn dập, trào lên ngọn bút. Chưa bao giờ tôi thấy quê hương lại cụ thể, máu thịt xót xa dường ấy. Toàn thân tôi run lên. Những hình ảnh, âm thanh màu sắc dệt nên quê hương thân yêu giờ như chìm trong lửa cháy, nước mắt và trong “ …máu loang chiều mùa đông”. Sau mỗi câu viết ra, tôi cảm thấy ớn lạnh cả xương sống. Dường như chúng từ đó mà ra.
Cứ như thế, cho đến khi tôi viết câu thơ cuối cùng “ Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh” thì cũng là lúc trời rạng sáng. Lúc này tôi mới thấm mệt nhưng trong lòng lại thấy thanh thản, nhẹ nhõm như vừa được giải tỏa. Thấy Nguyên Hồng có vẻ đã thức giấc, tôi gọi anh dậy và đọc bài thơ cho anh nghe. Mới được dăm câu anh đã khóc. Nguyên Hồng vẫn vậy, và cứ thế nức nở cho đến khi tôi đọc hết bài thơ. Anh đòi đánh thức cả Nguyễn Địch Dũng, Xuân Thu, Kim Lân dậy để tôi đọc lại. Sau đó anh bắt tôi chép thành ba bản. Một bản gửi cho báo Cứu quốc, chỗ anh Như Phong và anh Tô Hoài. Một bản gửi cho báo nhân dân. Một bản gửi đến Hội Văn Nghệ, chỗ anh Nguyễn Huy Tưởng. Bài thơ được báo Cứu Quốc in lần đầu tiên khoảng tháng 6/1948. Cho đến giờ, tôi vẫn thích phần đầu của bài thơ. Đó là những gam màu hồn nhiên nhất, tươi tắn nhất trong bức tranh quê hương. Đó là những xúc cảm mãnh liệt nhất, trong sáng nhất mà tôi dành cho miền đất thân yêu của tôi” (Trích bài “ Chuyện về lá diêu bông và bài thơ Bên kia sông Đuống” do Hoàng Cầm kể. Lưu Khánh Thơ ghi, tạp chí văn học số 3, 1991)