Bất phương trình

T

trungthinh.99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cho tam giác ABC có độ dài 3 cạnh của một tam giác thỏa mãn $a+b+c=2$.Chứng minh rằng:

$a^2+b^2+c^2+2abc<2$

2. Cho các số dương x,y,z thỏa mãn điều kiện $\frac{1}{x}-\frac{1}{y}=\frac{1}{y}-\frac{1}{z}$. Chứng minh rằng:

$\frac{x+y}{2x-y}+\frac{y+z}{2z-y}$ \geq 4

3. Cho a,b,c > 0 thỏa mãn $a+b+c=1$. CMR:

$\sqrt{4a+1}+\sqrt{4b+1}+\sqrt{4c+1}$ \leq $\sqrt{21}$

4. Cho x,y,z \geq 0. CMR

$\sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y}+\sqrt[3]{z}$ \leq $\sqrt[3]{\frac{x+y}{2}}+\sqrt[3]{\frac{y+z}{2}}+\sqrt[3]{\frac{z+x}{2}}$


:D:D:D
 
T

toanhvbd@gmail.com

3) Giải
Áp dụng bất đẳng thức AM-GM,ta có
[TEX]\sqrt{\frac{7}{3}(4a+1)} \le\ \frac{4a+1+\frac{7}{3}}{2}[/TEX]

[TEX]\sqrt{\frac{7}{3}(4b+1)} \le\ \frac{4b+1+\frac{7}{3}}{2}[/TEX]

[TEX]\sqrt{\frac{7}{3}(4c+1)} \le\ \frac{4c+1+\frac{7}{3}}{2}[/TEX]

Cộng vế theo vế 3 bất đẳng thức ta được:

[TEX]\sqrt{\frac{7}{3}}(\sqrt{4a+1}+\sqrt{4b+1}+\sqrt{4c+1})\le\ \frac{4(a+b+c)+10}{2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow\sqrt{4a+1}+\sqrt{4b+1}+\sqrt{4c+1}\le\ \sqrt{21}[/TEX]

Dấu [TEX]"="[/TEX]xảy ra khi [TEX]a=b=c=\frac{1}{3}[/TEX]
NHỚ THANKS NHA!!!:p
 
Last edited by a moderator:
T

trungthinh.99

3) Giải
Áp dụng bất đẳng thức AM-GM,ta có
[TEX]\sqrt{\frac{7}{3}(4a+1)} \le\ \frac{4a+1+\frac{7}{3}}{2}[/TEX]

[TEX]\sqrt{\frac{7}{3}(4b+1)} \le\ \frac{4b+1+\frac{7}{3}}{2}[/TEX]

[TEX]\sqrt{\frac{7}{3}(4c+1)} \le\ \frac{4c+1+\frac{7}{3}}{2}[/TEX]

Cộng vế theo vế 3 bất đẳng thức ta được:

[TEX]\sqrt{\frac{7}{3}}(\sqrt{4a+1}+\sqrt{4b+1}+\sqrt{4c+1})\le\ \frac{4(a+b+c)+10}{2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow\sqrt{4a+1}+\sqrt{4b+1}+\sqrt{4c+1}\le\ \sqrt{21}[/TEX]

Dấu [TEX]"="[/TEX]xảy ra khi [TEX]a=b=c=\frac{1}{3}[/TEX]
NHỚ THANKS NHA!!!:p


Cho mình hỏi tại sao bạn lại có thể biết mà nhân với $\sqrt{\frac{7}{3}}$ để có thể suy ra như vậy...
 
D

demon311

Cho mình hỏi tại sao bạn lại có thể biết mà nhân với $\sqrt{\frac{7}{3}}$ để có thể suy ra như vậy...

Dùng AM-GM cần có một cái mẹo. Nói là mẹo chứ nó đảm bảo điều kiện xảy ra của BĐT.
Bạn có thể thấy là dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=\dfrac{1}{3}$ (do vai trò bình đẳng nên nhìn cái ra ngay à). Bạn phải tìm một số sao cho cái $4a+1$ bằng với cái số càn thêm vào. Ở đây do đã biết là $a=\dfrac{1}{3}$ nên số đó là: $4.\dfrac{1}{3}+1=\dfrac{7}{3}$
Điều kiện cân bằng là điều mà bạn cần lưu ý khi dùng AM-GM
p/s: bác nào có gì thấy hay hơn thì góp ý chứ đừng gạch đá nhé
 
D

demon311

Bạn thấy là vai trò nó bình đẳng, tức là nó có tính đối xứng. Nếu thay a bởi b, b bởi c và c bởi a mà cái BDT không đổi, thì ta có thể dự đoán ngay là a=b=c. Rồi giải theo phương pháp bình thường là được. Đôi khi không cần giải mà vẫn biết dk dấu bằng xảy ra mà.
 
Top Bottom