ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH (đề không dễ)
Câu 1: Lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng người ta thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn người ta thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 đỏ : 1 trắng. Người ta lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ cho tự thụ phấn. Xác suất để cả 3 cây này đều cho đời con toàn cây có hoa đỏ là bao nhiêu ?
A. 0,0370.
B. 0,0750.
C. 0,2960.
D. 0,6525.
Câu 2: Câu khẳng định nào sau đây là chính xác nhất ?
A. Số lượng NST nhiều hay ít không hoàn toàn phản ánh mức độ tiến hoá thấp hay cao của
sinh vật nhân sơ.
B. Số lượng NST nhiều hay ít không hoàn toàn phản ánh mức độ tiến hoá cao hay thấp của sinh
vật nhân thực.
C. Số lượng NST phản ánh mức độ tiến hoá của sinh vật nhân thực.
D. Số lượng NST không phản ánh mức độ tiến hoá của sinh vật nhân thực.
Câu 3: Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBBDd x aaBbDd (Mỗi gen quy định
một tính trạng, các gen trội hoàn toàn) thu được kết quả là :
A. 4 loại kiểu hình : 12 loại kiểu gen.
B. 4 loại kiểu hình : 8 loại kiểu gen.
C. 8 loại kiểu hình : 12 loại kiểu gen.
D. 8 loại kiểu hình : 27 loại kiểu gen.
Câu 4: Theo quan niệm của học thuyết tiến hoá hiện đại thì câu nói nào về CLTN là đúng ?
A. CLTN chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một chiều hướng xác định.
B. CLTN phần lớn làm nghèo nàn vốn gen của quần thể.
C. CLTN chỉ làm thay đổi tần số alen khi điều kiện thời tiết thay đổi mạnh.
D. CLTN phần lớn làm đa dạng vốn gen của quần thể.
Câu 5: Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a, P có kiểu gen Aa x Aa. Xác suất để có được đúng 3 người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là :
A. 56.5%.
B. 42,2%.
C. 60%.
D. 75%.
Câu 6: Nhóm loài ưu thế là :
A. Nhóm loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.
B. Nhóm loài có vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một
nguyên nhân nào đó.
C. Nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của chúng
lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
D. Nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
Câu 7: Dung dịch có 80% Ađênin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba ribônuclêôtit, thì trong dung dịch này bộ ba AUU và AUA chiếm tỷ lệ :
A. 38,4%.
B. 51,2%.
C. 24%.
D. 16%.
Câu 8: Khẳng định nào dưới đây về NST giới tính của người là đúng :
A. NST giới tính Y có thể bắt nguồn từ NST X.
B. Các gen trên NST X và Y chỉ liên quan đến phát triển giới tính.
C. NST giới tính Y có số lượng gen gần tương đương với NST giới tính X.
D. NST giới tính X có ít gen hơn nhiều so với các NST khác.
Câu 9: Cho cây hoa đỏ, quả tròn thụ phấn với cây hoa đỏ, quả tròn, người ta thu được đời con có tỷ lệ phân li kiểu hình là 510 cây hoa đỏ, quả tròn : 240 cây hoa đỏ, quả dài : 242 cây hoa trắng, quả tròn : 10 cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng nhất ?
A. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài nằm trên cùng một NST và trao đổi
chéo đã xảy ra ở cây cái.
B. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn nằm trên cùng một NST và trao
đổi chéo đã xảy ra ở cả cây đực và cây cái.
C. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cả cây đực và cây cái.
D. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định tròn nằm trên cùng một NST và trao đổi chéo đã xảy ra ở cây đực.
Câu 10: Việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là vi khuẩn E-coli trong kỹ thuật chuyển
gen nhằm mục đích :
A. Để ADN tái tổ hợp kết hợp với nhân của vi khuẩn.
B. Làm tăng hoạt tính của gen được ghép.
C. Để kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp.
D. Để gen được ghép tái bản nhanh nhờ tốc độ sinh sản mạnh của vi khuẩn E.coli.
Câu 11: Giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản vì :
A. Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.
B. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
C. Tạo ra ít số biến dị tổ hợp.
D. Tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
Câu 12: Tần số alen a của quần thể X đang là 0,6 qua vài thế hệ giảm bằng 0 nguyên nhân chính là do :
A. Chọn lọc tự nhiên tác động đào thải mạnh mẽ kiểu gen aa.
B. Kích thước quần thể đã bị giảm mạnh.
C. Môi trường thay đổi chống lại alen a.
D. Có quá nhiều cá thể của quần thể đã di cư đi nơi khác.
Câu 13: Trong chu kì phân bào, nếu sử dụng côsixin để gây đột biến đa bội thì cần tác dụng vào pha nào để có hiệu quả cao nhất ?
A. Pha S.
B. Kì đầu.
C. Pha G1.
D. Pha G2.
Câu 14: Trong một sinh cảnh xác định, khi số loài tăng lên thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi, do :
A. Sự cạnh tranh khác loài mạnh mẽ.
B. Sự phân chia nguồn sống.
C. Sự cạnh tranh cùng loài mạnh mẽ.
D. Sự phân chia khu phân bố.
Câu 15: Một gen ngắn trên mạch mã gốc chỉ có 10 bộ ba. Gen này bị đột biến mất cặp nuclêôtit thứ 4. Phân tử prôtein do gen bị đột biến qui định có số aa bị thay đổi so với prôtein bình thường có thể là :
A. 9.
B. 8.
C. 10.
D. 7.
Câu 16: F1 có kiểu gen AB/ab.DE/de các gen tác động riêng rẽ, trội hoàn toàn, xảy ra trao đổi chéo ở hai giới. Cho F1 x F1. Số kiểu gen ở F2 là :
A. 20.
B. 100.
C. 256.
D. 81.
Câu 17: Cho P : AB/ab x Ab/aB với tần số hoán vị gen bằng nhau ở 2 bên. Kiểu hình quả vàng, bầu dục (ab/ab) ở đời con phù hợp với tỉ lệ là :
ab
A. 7,29%.
B. 16%.
C. 5,25%.
D. 12,25%.
Câu 18: Lai phân tích F1 hoa đỏ thu được Fa : 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng. Đây là qui luật :
A. Tương tác át chế 12 : 3 : 1.
B. Tương tác kiểu bổ trợ 9 : 6 : 1.
C. Trội không hoàn toàn.
D. Tương tác kiểu bổ trợ 9 : 3 : 4.
Câu 19: Cho biết telomer (đầu mút) là : 1 - Có ở tất cả các loại ADN của sinh vật nhân chuẩn. 2 - Có ở trong các plasmit của vi khuẩn. 3 - Cần cho việc hình thành chạc sao chép ADN. 4 - Là trình tự nucleotit đặc biệt của các NST ở sinh vật nhân chuẩn. 5 - Cần để duy trì ổn định chiều dài nhiễm sắc thể. Khẳng định đúng là :
A. 1, 3, 5.
B. 2, 3, 5.
C. 4, 5.
D. 3, 4, 5.
Câu 20: Tính trạng lông vàng ở thỏ là do gen lặn trên NST thường quy định, biết rằng tính trạng lông vàng không làm ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của thỏ. Khi cho các con thỏ giao phối ngẫu nhiên với nhau, tính trung bình thì thấy có 9% số thỏ có lông vàng. Nếu sau đó không cho các con thỏ lông vàng giao phối thì tỉ lệ thỏ có lông vàng thu được trong thế hệ tiếp sau theo lí thuyết là bao nhiêu % ?
A. 3,2.
B. 7,3.
C. 5,3.
D. 4,5.
Câu 21: Trong một quần thể, giá trị thích nghi của các kiểu gen AA = 0,0, Aa = 0,0, aa = 1,0
phản ánh quần thể đang diễn ra :
A. Chọn lọc vận động.
B. Sự ổn định và không có sự chọn lọc nào.
C. Chọn lọc ổn định.
D. Chọn lọc gián đoạn hay phân li.
Câu 22: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là 0,32AA : 0,56Aa : 0,12aa. Sau 4 thế
hệ tự thụ rồi tiếp tục ngẫu phối qua 5 thế hệ, thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là :
A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa.
B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa.
C. 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa.
D. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa.
Câu 23: Hiện tượng đa hình cân bằng là do :
A. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn.
B. CLTN xảy ra theo kiểu chọn lọc phân hoá.
C. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen dị hợp tử.
D. CLTN ủng hộ các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội.
Câu 24: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêrôn Lac, khi môi trường không có Lactôzơ
thì sẽ :
A. Không có chất cảm ứng liên kết với prôtêin ức chế, do đó prôtêin ức chế liên kết bình
thường với vùng vận hành (O).
B. Không có chất cảm ứng liên kết với vùng vận hành (O), do đó không ức chế vùng vận
hành.
C. Không có chất cảm ứng liên kết với gen điều hoà (R), do đó không ức chế gen điều hoà.
D. Không có chất cảm ứng liên kết với vùng khởi động (P), do đó không ức chế vùng khởi động.
Câu 25: Một quần thể ở trạng thái cân bằng về 1 gen gồm 2 alen A và a, trong đó P(A) = 0,4. Nếu quá trình chọn lọc đào thải những cá thể có kiểu gen aa xảy ra với áp lực S = 0,02. Cấu trúc di truyền của quần thể sau khi xảy ra áp lực chọn lọc :
A. 0,1612 AA : 0,4835 Aa : 0,3551 aa.
B. 0,1610 AA : 0,4875 Aa : 0,3513 aa.
C. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa.
D. 0,1613 AA : 0,4830 Aa : 0,3455 aa.
Câu 26: Một gen của tế bào nhân thực được xen vào ADN của vi khuẩn. Vi khuẩn này tiến hành phiên mã gen này thành mARN và dịch mã mARN thành prôtêin. Prôtêin này vô dụng do chứa nhiều axit amin hơn so với prôtêin của tế bào nhân thực. Nguyên nhân là do :
A. Vòng đời của mARN vi khuẩn quá ngắn.
B. mARN không được xử lý như trong tế bào nhân thực.
C. Tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ sử dụng mã di truyền khác nhau.
D. Các prôtêin ức chế đã can thiệp vào quá trình phiên mã và dịch mã.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng về tần số hoán vị gen ?
A. Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST.
B. Tần số hoán vị gen phụ thuộc vào khoảng cách của gen với tâm động.
C. Không lớn hơn 50%.
D. Tỉ lệ thuận với các lực liên kết giữa các gen trên NST.
Câu 28: Ở tằm, gen A qui định màu trứng trắng, gen a qui định màu trứng sẫm. Biết rằng tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái. Phép lai nào sau đây giúp các nhà chọn giống phân biệt con đực và con cái ở ngay giai đoạn trứng ?
A. XAXa x XaY.
B. XaXa x XAY.
C. XAXa x XAY.
D. XAXA x XaY.
Câu 29: Đột biến thay thế cặp nucleôtit này bằng cặp nuclêôtit khác nhưng trình tự aa lại vẫn
không bị thay đổi mà chỉ thay đổi số lượng chuỗi polipeptit được tạo ra. Nguyên nhân là do :
A. Mã di truyền có tính dư thừa.
B. Đột biết xảy ra ở vùng intron.
C. Đột biến xảy ra ở vùng cuối gen.
D. Đột biết xảy ra ở vùng promoter.