Sử 8 Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây

lamnhat0912

Học sinh
Thành viên
4 Tháng một 2018
13
7
44
19
Quảng Bình
thcs số 1 nam lý
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Bằng những sự kiện lịch sử nào từ 1858-1913, hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực:" người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây"
2/ Nêu tóm tắt của chính sách Thực Dân trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thương nghiệp trong cuộ khai thác thuộc địa lần 1 và NHẬN XÉT các chính sách trên
3/ Nêu quá trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó
4/ Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy năm 1873, tại sao triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất 1874
Các bạn giúp mình với tuần sau mình thi rồi
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
4/ Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy năm 1873, tại sao triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất 1874
Ý 1: - Thấy lực lượng ở Hà Nội tương đối yếu, quân dân ta khép chặt vòng vây.
- Ngày 21/12/1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng bị quân Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ Đen (Trung Quốc) do Lưu Vĩnh Phúc phục kích.
- Gác - ni - e cùng nhiều sĩ quan và binh lính bị giết tại trận.
Ý 2: Năm 1867 Pháp chiếm xong các tỉnh miền Đông Nam Kì và đặt bộ máy cai trị lên đó. Năm 1873 pháp tấn công Bắc Kì lần I nhưng gặp phải sự chiến đấu bất khuất của nhân dân HN, đặc biệt là ngày 21/12/1873, chiến thắng Cầu Giấy ta giết được Giác - Ni - E (Francis Garnier ).
--> Pháp hoang mang, ngược lại triều đình lại sợ mất lòng người ko tin tưởng vào triều đình nên đã nhu nhược kí hiệp ước vào ngày 15/3/1874.
1/ Bằng những sự kiện lịch sử nào từ 1858-1913, hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực:" người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây"
- Xuất xứ : Khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và đưa ra chém , ông đã khẳng khái nói :" Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây.
- Ý nghĩa: Khẳng định tinh thần quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta
- Chứng minh:
+ Mặt trận Đà Nẵng : Ngay khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu và thực hiện "vườn không nhà trống"
+Mặt trận Gia Định: Khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, các đội khỏi nghĩa binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt ddihjch
+ Miền Đông Nam Kì: Khi Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì, các toán nghĩa quân của Trương Định, Nguyễn Trung Trực chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công
Sau khi triều Nguyễn kí hiệp ước Nhân Tuất ( 1862-1864)..
+Miền Tây Nam Kì: Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
Đấu tranh vũ trang: Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Trương Quyền..lãnh đạo nhân dân đánh giặc
Đấu tranh bằng văn học: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị...
+ Mặt trận Bắc Kì: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
2/ Nêu tóm tắt của chính sách Thực Dân trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thương nghiệp trong cuộ khai thác thuộc địa lần 1 và NHẬN XÉT các chính sách trên
- Trong nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
- Trong công nghiệp:
+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.
+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...
- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
- Về thương nghiệp:
+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.
+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.
- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...
Nhận xét: Những chính sách tàn ác, và thâm hiểm của thực dân Pháp
3/ Nêu quá trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó
Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.
* Phan Bội Châu:
- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.
- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.
- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".
* Phan Châu Trinh:
- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.
- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"
=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.
* Nguyễn Tất Thành:
Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.
 
Top Bottom