dc 200 cái nhưng xong thì mất khối thời gian để nghỉ

cú đá xoay người là đòn khá quan trọng đẻ thi lên đai xanh
nhưng mà mình quên tên đòn đá đó rùi
Roundhouse kick
Hít đất thì có 3 loại; loại một là hai bàn tay song song thân người, đặt rộng hơn vai một chút, khi xuống thì hai cùi chỏ nằm hai bên người, hai cẳng tay trên thẳng hàng với nhau, vuông góc với thân người; cách này là để luyện cơ vai, phần trước ngực.
Loại hai là hai bàn tay cũng song song nhưng rộng vừa bằng vai; khi xuống thì hai cùi chỏ khép lại cặp sát hai bên eo; cách này là để luyện cơ bắp tay, phần sau.
Loại ba là hai bàn tay xoay ngang hướng vào nhau; khi xuống thì hai cùi chỏ choãi ra ra hai bên.
Đây là phương pháp hít đất của Hồng Gia Quyền.
Khi hít đất mà em thấy mệt thì tức là nội lực chưa đủ, chỉ có thể tập đần rồi quen.
Còn nếu chưa thấy mệt mà thấy cơ tay đã mỏi đến mức không chịu nổi nữa, thì cố gắng thêm từ 2 đến 5 cái nữa, rồi chuyển tư thế (áp dụng 3 tư thế anh đã nói ở trên đó), sẽ thấy mỏi chỗ khác

; đến khi chịu không nổi nữa thì cố thêm vài cái (nhất định phải cố thêm vài cái rồi mới được đổi, nếu không sẽ không bao giờ tiến bộ được) rồi lại đổi. Nếu cứ xoay chuyển luân hoàn như vậy và với thể lực tốt (tức là tập khoảng 3 năm liên tục) thì hít đất một ngàn cái cũng được. Mấy võ sư hồi xưa mà cả đời chỉ học võ thì sáng nào cũng hít từ vài trăm đến 1000 cái là chuyện "khởi động", hihi.
À mà nhân tiện, dùng chữ loại thì không chuẩn, gọi là tư thế thì đúng hơn; vì loại thì có nhiều cách phân loại lắm, ví dụ phân loại dựa vào vị trí của chân thì có hạ (chân để trên mặt đất bình thường), trung (chân để trên ghế, ban đầu thấp sau cao dần, đỉnh cao là hai chân chĩa lên tường) và thượng (đứng bằng hai tay, hai chân chĩa thẳng lên trời rồi hít đất); dựa vào tay thì cũng có 3 loại: bàn tay (bình thường), nắm tay (yêu cầu cổ tay phải cứng hơn), và đầu ngón tay (yêu cầu cổ, bàn, ngón đều phải vững); dựa vào hình thức thì cũng có 3 loại: liên tục (lên xuống liên tục, đếm lấy số lượng), treo (xuống giữa chừng rồi giữ yên đó, đếm lấy thời gian giữ yên được), nhảy (khi lên, không chỉ đẩy người lên mà là "nhảy" lên, hai tay nhấc hổng khỏi mặt đất rồi mới "đáp" trở xuống, vừa đáp xuống thì theo đà nhúng xuống luôn).
Tạm thế đã, hôm nào có dịp rỗi rãi sẽ bàn thêm về cái môn hất đít (hít đất) này

.