Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bản thân mạng xã hội, hay bất kỳ tiến bộ công nghệ nào, đều là trung tính. Nó tốt hay xấu chủ yếu phụ thuộc vào người sử dụng. Trong nền tảng một xã hội vẫn thích soi xét, đánh giá người khác qua bề ngoài, mạng xã hội nhiều khi trở thành một "pháp trường" nơi đám đông mặc nhiên thể hiện sự tàn nhẫn. Họ ném đá những người họ không thích, bất kể đúng sai. Họ cười nhạo kẻ khác biệt mình không một giây suy nghĩ. Họ soi mói đời sống riêng tư, thậm chí thích thú trước nỗi khổ của người khác. Gõ phím xong, họ có thể quên lơ mọi thứ, rời khỏi ghế và sống cuộc sống thực của mình. Họ coi thế giới ảo như một trò chơi, phủi tay tắt máy là câu chuyện kết thúc. Nhưng mạng xã hội không phải là trò chơi. Hậu quả của những việc tưởng như vô bổ trên mạng tàn khốc hơn nhiều.
Tiến bộ công nghệ, như mạng xã hội, mang lại cho chúng ta rất nhiều quyền năng. Giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, phản ánh những điều không hài lòng với chính quyền, hay theo dõi các câu chuyện hấp dẫn được cập nhật từng giây ở khắp nơi trên thế giới, mọi vấn đề dường như đều được giải quyết với một chiếc điện thoại và internet. Nhưng tôi cho rằng, quyền năng luôn phải đi kèm với trách nhiệm. Bởi phía sau những nút share, click, comment vô hồn là cả cuộc sống không chỉ của một con người.
Câu 1: PTBĐ chính
Câu 2: Nêu các biểu hiện của thói quen phán xét
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: mạng xã hội nhiều khi trở thành một "pháp trường"
Câu 4: Từ văn bản em định hình cho bản thân những thói quen nào khi sử dụng mạng xã hội
Tiến bộ công nghệ, như mạng xã hội, mang lại cho chúng ta rất nhiều quyền năng. Giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, phản ánh những điều không hài lòng với chính quyền, hay theo dõi các câu chuyện hấp dẫn được cập nhật từng giây ở khắp nơi trên thế giới, mọi vấn đề dường như đều được giải quyết với một chiếc điện thoại và internet. Nhưng tôi cho rằng, quyền năng luôn phải đi kèm với trách nhiệm. Bởi phía sau những nút share, click, comment vô hồn là cả cuộc sống không chỉ của một con người.
Câu 1: PTBĐ chính
Câu 2: Nêu các biểu hiện của thói quen phán xét
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: mạng xã hội nhiều khi trở thành một "pháp trường"
Câu 4: Từ văn bản em định hình cho bản thân những thói quen nào khi sử dụng mạng xã hội