a. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống, ai cũng cần phải có lý tưởng dù lớn dù nhỏ để phấn đấu đi lên. Xác định đúng vai trò của lí tưởng, văn hào Nga Lép Tôn-xtôi đã từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”.
b. Thân bài:
- Giải thích:
Lí tưởng là mục đích, điều mơ ước cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới... Không có mục đích sống, cuộc sống của con người sẽ mất phương hướng và trở nên vô nghĩa.
- Phân tích – chứng minh:
+ Nếu không có lí tưởng thì ta không thể xác định được cho mình một phương hướng kiên định: chúng ta không thể biết ta sống để đạt được điều gì và sẽ làm gì? Hướng đi chính trong cuộc đời là con đường nào?.
+ Nếu một khi không có phương hướng kiên định thì cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa đối với ta nữa: chúng ta không có động lực để phấn đấu và không đạt được điều gì trong cuộc sống.
- Bàn luận:
+ Lí tưởng sống có vai trò quyết định tương lai của mỗi người; tất yếu phải có lí tưởng để vươn lên;
+ Cũng lưu ý suy nghĩ chính chắn mà chọn cho mình một lí tưởng “đẹp” và không ngừng vươn lên, phấn đấu cho con đường mình đã chọn với rất nhiều cách;
+ Phê phán những ai sống không có lí tưởng, sống buông thả, sống dựa dẫm người khác…
c. Kết bài:
- Khẳng định: câu nói của Lép Tôn-xtôi thể hiện quan niệm đúng đắn về vai trò quan trọng có tính quyết định của lí tưởng đối với cuộc sống con người.
- Bài học nhận thức: biết đặt ra lí tưởng và con đường phấn đấu trong cuộc sống.
- Bài học hành động: luôn không ngừng học tập và lao động.
NST