Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tại box Văn. Dưới đây là gợi ý của mình
Mở đoạn: dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
Thân đoạn:
1. Giải thích
- Lắng nghe là thái độ im lặng khi nghe người khác nói, là mở lòng để đón nhận âm thanh của cuộc sống vang động vào lòng
2. Giá trị của lắng nghe
- Trong giao tiếp, lắng nghe thể hiện thái độ tôn trọng người khác, đem tới thiện cảm với mọi người và ta sẽ học hỏi được nhiều điều ở họ
- Khi lắng nghe, đó là biểu hiện của con người có văn hóa, có lịch sự trong giao tiếp
- Không chỉ lắng nghe người khác mà chúng ta còn phải biết lắng nghe chính mình
+ Hiểu mình là hiểu mặt mạnh, sở trường, điểm hạn chế, khuyết điểm,...
+ Để hoàn thiện bản thân, hoàn thiện nhân cách
- Biết lắng nghe cuộc sống xung quanh
+ Khi mở rộng lòng mình để lắng nghe cuộc sống, để rung động trước vẻ đẹp của tự nhiên: một tia nắng ấm ban mai trong trẻo, một tiếng chim ca lúc bình minh, một bông hoa chớm nở,... ta sẽ làm giàu có hơn cho cảm xúc và tâm hồn, ta biết yêu đời, yêu cuộc sống, trở thành người tốt hơn, lạc quan hơn
3. Mở rộng: Lắng nghe có sự đáng quý, như cha ông ta từng nói "Im lặng là vàng". Tuy nhiên ta cũng nên lựa chọn đối tượng để im lặng. Hãy im lặng và lắng nghe với tinh thần cởi mở, lòng tôn trọng, hãy lắng nghe để thẩm thấu chứ không im lặng và lắng nghe trước cái xấu, cái ác
4. Bài học nhận thức và hành động
- Như vậy, biết lắng nghe và học hỏi không ngừng là một trong những cách thức để con người đạt tới thành công. Ta hãy biết lắng nghe mọi lúc mọi nơi, sống mở lòng mình, sống chậm lại
- Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt chúng ta cần tranh luận, phản bác khi nghe những điều không tốt, không đúng, phê phán những người thích thể hiện bản thân, không biết lắng nghe mà chỉ thích những lời xu nịnh