H
hienthutran


Bàn về đẩy mạnh phương pháp tự học trong họ
Xin được nhấn mạnh đến mấy chữ “đẩy mạnh phương pháp” chứ không phải đẩy mạnh tự học nói chung chung. Lâu nay người ta thường quan niệm tự học là khi học ở nhà. Nhưng sự thực việc tự học có phương pháp phải bắt đầu từ trên lớp học. Không thể tách rời việc học ở lớp với việc học ở nhà.
rên lớp học, phải biết chú ý lắng nghe lời thầy giảng, tập trung tư tưởng theo dõi một cách không thụ động , biết đề xuất những thắc mắc, những chỗ chưa hiểu được rõ để thầy giải đáp, cùng với người thầy xây dựng bài giảng. Thầy chú ý phát huy năng lực trí tuệ của trò, trò biết tự phát huy để hưởng ứng.Trò là chủ thể là thế, trò không phải nhân vật thụ động, tiếp thu máy móc. Kinh nghiệm của các học sinh giỏi, các sinh viên thủ khoa là ở chỗ này. Nếu nói bí quyết để học giỏi cũng bắt đầu từ đây. Chúng ta thường thấy có những học sinh, sinh viên con nhà nghèo về nhà thường phải làm việc giúp đỡ gia đình nhưng vẫn học giỏi, chính là đã biết cách học như trên , họ đã hiểu bài, thuộc bài ngay tại lớp. Đã từ lâu, các thầy giáo giảng dạy có kinh nghiệm cũng đã đề ra phương pháp dạy và học đạt yêu cầu này.
Thời gian tự học ở nhà cũng rất quan trọng, đây là lúc học sinh có nhiều thời giờ suy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải đáp, suy nghĩ liên hệ hoặc vận dụng vào thực tế. Đây cũng là cách để tri thức khắc sâu trong bộ óc, khó bị quên lãng và trở thành hữu ích, là cách học kết hợp với hành mà Bác Hồ luôn luôn nhắc nhở. Việc học ở nhà còn phải làm tốt việc chuẩn bị trước theo yêu cầu của từng bài giảng. Những học sinh xuất sắc thường phải học theo hướng này. Những em nhà nghèo học giỏi phải tranh thủ thời gian và cách học này đã giúp các em thành công.
Trong việc đẩy mạnh phương pháp tự học ,cũng cần chú ý đến sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập tức là vấn đề “học thầy không tày học bạn” như ông cha ta đã từng đúc kết. Vấn đề này trước đây nhiều trường đã làm có kết quả tốt. Thời gian qua, nó đã bị xẹp hẳn thay bằng việc học thêm tràn lan. Trường THCS Phổ Cường (Quảng Ngãi) trong học kỳ 2 năm học 2006-07 đã tổ chức cho học sinh học theo nhóm, bố trí học sinh giỏi kèm học sinh yếu. Phòng giáo dục huyện Phú Mỹ (Bình Định ), từ giữa tháng 11/06 đã yêu cầu giáo viên giỏi phụ đạo, tổ chức học sinh giỏi kèm học sinh yếu. Kết quả kết thúc học kỳ một, số học sinh yếu môn toán giảm 4,5%, số học sinh yếu môn tiếng Việt giảm 3,1% so với đầu năm (GDTĐ số 66 ngày 2/6/07). Đây là một cách phát động quần chúng học sinh cùng chung sức với thầy giáo và nhà trường giải quyết vấn đề chất lượng. Học sinh kém học bạn, hỏi bạn cũng dễ dàng, thoải mái hơn do đó dễ tiến bộ. Học sinh giỏi giúp đỡ bạn thì tự mình cũng giỏi thêm. Mặt khác tinh thần đoàn kết trong lớp học cũng được tăng tiến. Ta không sợ sự tiêu cực, học thì ít, đàm đúm, chơi bời thì nhiều hoặc tụ tập để chép bài của nhau, một khi có sự theo dõi, chỉ đạo chặt chẽ.
Những cách học trên, tưởng như không có gì mới nhưng thực ra vẫn xa lạ và khó thực hiện với không ít học sinh hiện nay. ở trong lớp, những học sinh này thường không tập trung nghe giảng, hiểu bài lơ mơ, có em nghịch ngợm hoặc hay nói chuyện, ít tham gia vào việc xây dựng bài. Về nhà học bài, chuẩn bị bài hời hợt. Kết quả của việc học như trên thường chỉ là trung bình. Trong thành tích chủ nghĩa, nhiều em cũng được xếp loại học sinh tiên tiến (loại có dấu trừ ) và có cô giáo đã nói thật với phụ huynh: thực ra các em này chỉ là loại trung bình. Bố mẹ lo cho con, phải cho con đi học thêm, thành tràn lan, có em tiến bộ nhiều, nếu biết hối cải, có em tiến bộ chẳng là bao.
Thay đổi phương pháp học của học sinh đòi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết của giáo viên và nhà trường và phải xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho các em, thì học mới say mê, thay đổi phương pháp dạy và kiểm tra của giáo viên nhất là đổi mới vấn đề thi cử, ra đề của các cấp có thẩm quyền vì người ta thưòng nói: dạy học, thi cử như thế nào thì học sinh học như thế. Vì vậy những vấn đề trên phải làm đồng thời nhưng không thể chờ đợi , trông chờ làm xong vấn đề này, mới làm vấn đề kia.
(Giáo dục & Thời đại)
Xin được nhấn mạnh đến mấy chữ “đẩy mạnh phương pháp” chứ không phải đẩy mạnh tự học nói chung chung. Lâu nay người ta thường quan niệm tự học là khi học ở nhà. Nhưng sự thực việc tự học có phương pháp phải bắt đầu từ trên lớp học. Không thể tách rời việc học ở lớp với việc học ở nhà.
rên lớp học, phải biết chú ý lắng nghe lời thầy giảng, tập trung tư tưởng theo dõi một cách không thụ động , biết đề xuất những thắc mắc, những chỗ chưa hiểu được rõ để thầy giải đáp, cùng với người thầy xây dựng bài giảng. Thầy chú ý phát huy năng lực trí tuệ của trò, trò biết tự phát huy để hưởng ứng.Trò là chủ thể là thế, trò không phải nhân vật thụ động, tiếp thu máy móc. Kinh nghiệm của các học sinh giỏi, các sinh viên thủ khoa là ở chỗ này. Nếu nói bí quyết để học giỏi cũng bắt đầu từ đây. Chúng ta thường thấy có những học sinh, sinh viên con nhà nghèo về nhà thường phải làm việc giúp đỡ gia đình nhưng vẫn học giỏi, chính là đã biết cách học như trên , họ đã hiểu bài, thuộc bài ngay tại lớp. Đã từ lâu, các thầy giáo giảng dạy có kinh nghiệm cũng đã đề ra phương pháp dạy và học đạt yêu cầu này.
Thời gian tự học ở nhà cũng rất quan trọng, đây là lúc học sinh có nhiều thời giờ suy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải đáp, suy nghĩ liên hệ hoặc vận dụng vào thực tế. Đây cũng là cách để tri thức khắc sâu trong bộ óc, khó bị quên lãng và trở thành hữu ích, là cách học kết hợp với hành mà Bác Hồ luôn luôn nhắc nhở. Việc học ở nhà còn phải làm tốt việc chuẩn bị trước theo yêu cầu của từng bài giảng. Những học sinh xuất sắc thường phải học theo hướng này. Những em nhà nghèo học giỏi phải tranh thủ thời gian và cách học này đã giúp các em thành công.
Trong việc đẩy mạnh phương pháp tự học ,cũng cần chú ý đến sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập tức là vấn đề “học thầy không tày học bạn” như ông cha ta đã từng đúc kết. Vấn đề này trước đây nhiều trường đã làm có kết quả tốt. Thời gian qua, nó đã bị xẹp hẳn thay bằng việc học thêm tràn lan. Trường THCS Phổ Cường (Quảng Ngãi) trong học kỳ 2 năm học 2006-07 đã tổ chức cho học sinh học theo nhóm, bố trí học sinh giỏi kèm học sinh yếu. Phòng giáo dục huyện Phú Mỹ (Bình Định ), từ giữa tháng 11/06 đã yêu cầu giáo viên giỏi phụ đạo, tổ chức học sinh giỏi kèm học sinh yếu. Kết quả kết thúc học kỳ một, số học sinh yếu môn toán giảm 4,5%, số học sinh yếu môn tiếng Việt giảm 3,1% so với đầu năm (GDTĐ số 66 ngày 2/6/07). Đây là một cách phát động quần chúng học sinh cùng chung sức với thầy giáo và nhà trường giải quyết vấn đề chất lượng. Học sinh kém học bạn, hỏi bạn cũng dễ dàng, thoải mái hơn do đó dễ tiến bộ. Học sinh giỏi giúp đỡ bạn thì tự mình cũng giỏi thêm. Mặt khác tinh thần đoàn kết trong lớp học cũng được tăng tiến. Ta không sợ sự tiêu cực, học thì ít, đàm đúm, chơi bời thì nhiều hoặc tụ tập để chép bài của nhau, một khi có sự theo dõi, chỉ đạo chặt chẽ.
Những cách học trên, tưởng như không có gì mới nhưng thực ra vẫn xa lạ và khó thực hiện với không ít học sinh hiện nay. ở trong lớp, những học sinh này thường không tập trung nghe giảng, hiểu bài lơ mơ, có em nghịch ngợm hoặc hay nói chuyện, ít tham gia vào việc xây dựng bài. Về nhà học bài, chuẩn bị bài hời hợt. Kết quả của việc học như trên thường chỉ là trung bình. Trong thành tích chủ nghĩa, nhiều em cũng được xếp loại học sinh tiên tiến (loại có dấu trừ ) và có cô giáo đã nói thật với phụ huynh: thực ra các em này chỉ là loại trung bình. Bố mẹ lo cho con, phải cho con đi học thêm, thành tràn lan, có em tiến bộ nhiều, nếu biết hối cải, có em tiến bộ chẳng là bao.
Thay đổi phương pháp học của học sinh đòi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết của giáo viên và nhà trường và phải xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho các em, thì học mới say mê, thay đổi phương pháp dạy và kiểm tra của giáo viên nhất là đổi mới vấn đề thi cử, ra đề của các cấp có thẩm quyền vì người ta thưòng nói: dạy học, thi cử như thế nào thì học sinh học như thế. Vì vậy những vấn đề trên phải làm đồng thời nhưng không thể chờ đợi , trông chờ làm xong vấn đề này, mới làm vấn đề kia.
(Giáo dục & Thời đại)